Danh mục

Điêu khắc đương đại

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 169.47 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cách đây hơn thế kỷ, người Việt chỉ quen với tượng thờ trong chùa, đền làm bằng gỗ hoặc đá, tô phủ sơn thếp, lối thẩm mỹ vàng son u ám mà lộng lẫy đó đã đi suốt 500 năm trong tâm thức Việt, phù hợp với một nền văn hoá tiểu nông có chút tín ngưỡng. Thời nay, điêu khắc phản ảnh đời sống và thể hiện rõ cá nhân nghệ sĩ hơn. Trước kia là anh thợ gỗ tô son tạc tượng, nay nghệ sĩ điêu khắc trẻ dùng cả sắt, đồng, thuỷ tinh, hợp kim và đa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điêu khắc đương đại Điêu khắc đương đại: Vật liệu tiên tiến, tư tưởng cổ điển Cách đây hơn thế kỷ, người Việt chỉ quen với tượng thờ trong chùa, đền làm bằng gỗ hoặc đá, tô phủ sơn thếp, lối thẩm mỹ vàng son u ám mà lộng lẫy đó đã đi suốt 500 năm trong tâm thức Việt, phù hợp với một nền văn hoá tiểu nông có chút tín ngưỡng. Thời nay, điêu khắc phản ảnh đời sống và thể hiện rõ cá nhân nghệ sĩ hơn. Trước kia là anh thợ gỗ tô son tạc tượng, nay nghệ sĩ điêu khắc trẻ dùng cả sắt, đồng, thuỷ tinh, hợp kim và đa chất liệu. Nguyễn Ngọc Lâm, Nhà cây, 2003, sắt và thuỷ tinh. Nguyễn Ngọc Lâm (sinh 1976), là một nhà điêu khắc sử dụng vật liệu đa dạng. Anh từng thể nghiệm sáng tác trên gỗ, sắt, kính, đồ gốm đất nung, hoặc riêng lẻ, hoặc phối hợp trong cùng một bộ tác phẩm, nổi trội nhất là chủ đề Cây hay Nhà cây. Năm 2007 khi tham gia festival Nghệ thuật trẻ, anh dựng một loạt cây gỗ sơn nhũ trắng, trên cây khứa những vệt đỏ như những thân cây cao su. Ở triển lãm 5Plus 2009, anh dựng bảy thân gỗ lớn, đục đẽo nhiều hình thù giữa các lớp vỏ cây giữ nguyên, sắp đặt vòng tròn trong phòng triển lãm. Cùng với chủ đề Nhà, khi tham gia triển lãm Sài Gòn – Hà Nội năm 2010, anh bày ba khối gốm đất nung vuông và chữ nhật với nhiều hình khắc trên bề mặt, đặt trên các chân cột sắt cao. Nguyễn Ngọc Lâm là một tư chất nghệ thuật trẻ trung và linh hoạt, cảm quan không gian có tính kiến trúc và ngẫu hứng trong sử dụng chất liệu. Khổng Đỗ Tuyền (sinh 1974) sớm sử dụng sắt hàn thay cho các chất liệu gỗ, đá và đồng truyền thống trong các sáng tác của mình. Ở triển lãm đầu tiên bày chung với bốn điêu khắc gia trẻ tại Young Gallery năm 2005, kim loại lúc đó mới chỉ là yếu tố phụ trợ, chưa trở thành đối tượng sáng tác chính của Tuyền. Bước đi mạnh mẽ với sắt hàn của anh là trong trưng bày triển lãm nhóm 5Plus 2009, tại Hà Nội, khi anh triệt để sử dụng sắt hàn làm chất liệu sáng tác chính, dùng kỹ thuật hàn, ghép và xử lý kim loại để tạo hình khối cho tác phẩm. Triển lãm Sóng ngầm cùng năm tại Viet Art là một thể nghiệm khác của nghệ sĩ trên sắt hàn, khi anh trưng bày các tác phẩm từ gợi ý và những cảm nhận cá nhân về kiến trúc đương đại. Khối sắt của Khổng Đỗ Tuyền là một tiếng nói mới mẻ của điêu khắc hiện đại khi có khả năng biểu hiện cả sự lạnh lùng và thi vị riêng trong đời sống công nghiệp. Nguyễn Huy Tính, Phố, 2009, sắt và thuỷ tinh Nguyễn Huy Tính (sinh 1974) là một trong những điêu khắc gia đầu tiên áp dụng thuỷ tinh vào sáng tác điêu khắc. Trong triển lãm Sóng ngầm, anh dùng các tấm thuỷ tinh dày ghép lại thành những hình khối mô phỏng các toà nhà, dãy phố hoặc khối kiến trúc đương đại, phía trên là các dây sắt sơn đen chằng chịt như hệ thống dây điện rối rắm ở các đô thị. Cuối năm 2009, anh bày một triển lãm cá nhân tại Viet Art Center, lấy cảm hứng từ những đầm sen lộng gió ở làng quê Bắc bộ, thể hiện những phiến lá sen hoặc cao, hoặc thấp bằng những phiến kính thuỷ tinh xa nh, thân cây bằng inox. Dù chưa hẳn là một chất liệu độc lập vì khả năng chế tác khó khăn, thuỷ tinh dưới nhãn quan và thẩm mỹ của Nguyễn Huy Tính vẫn cho thấy đây là một chất liệu tiềm năng khi có phương thức xử lý hợp lý hoặc kết hợp với những chất liệu khác dựa trên một ý tưởng nghệ thuật sáng sủa. Khổng Đỗ Tuyền, Chân dung,2009, sắt hàn. Khi nền điêu khắc hiện đại dần dần bước ra khỏi không gian trong nhà và các bảo tàng, cũng như bước ra khỏi thẩm mỹ tượng tròn độc lập truyền thống, điêu khắc lại đi gần đến kiến trúc khi phát triển theo hướng sắp đặt có tính cấu trúc như một loại hình nghệ thuật không gian mở. Việc áp dụng các vật liệu mới vốn xuất thân từ ngành công nghiệp và xây dựng là một ảnh hưởng khác từ kiến trúc, nhưng cũng cho thấy nhu cầu thay đổi trong thẩm mỹ và cảm quan xã hội. Tuy nhiên, để xử lý vật chất công nghiệp như kim loại cần phải có một nền tảng khoa học kỹ thuật tiên tiến, điều mà các điêu khắc gia chúng ta chưa từng được tiếp xúc. Nghệ thuật hiện đại có xu hướng quay lại với tư tưởng cổ điển khi ranh giới giữa điêu khắc – hội hoạ – kiến trúc càng trở nên không rõ rệt, chỉ có thể coi là tác phẩm nghệ thuật không gian và nghệ thuật thị giác. Nguyễn Anh Tuấn ...

Tài liệu được xem nhiều: