Từ năm 1993 đến 2010, điêu khắc gia Thu Nguyễn (tên Mỹ: Darlene Nguyen-Ely, sinh 1968 tại Sài Gòn, định cư tại Mỹ từ năm 1976) đã thực hiện rất nhiều triển lãm cá nhân và nhóm tại Mỹ. Tác phẩm Con chuồn chuồn, nặng khoảng 500kg, đã được thành phố Seattle chọn treo lâu dài ở trạm xe điện Rainer Beach từ tháng 8.2007.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Điêu khắc giúp tôi vượt qua nhút nhát“Điêu khắc giúp tôi vượt qua nhút nhát!”Từ năm 1993 đến 2010, điêu khắc gia Thu Nguyễn (tên Mỹ: DarleneNguyen-Ely, sinh 1968 tại Sài Gòn, định cư tại Mỹ từ năm 1976) đã thựchiện rất nhiều triển lãm cá nhân và nhóm tại Mỹ. Tác phẩm Con chuồnchuồn, nặng khoảng 500kg, đã được thành phố Seattle chọn treo lâu dài ởtrạm xe điện Rainer Beach từ tháng 8.2007.Một vài tác phẩm điêu khắc khác của cô cũng được các thành phố thuộc tiểubang California, Oregon, Washington chọn trưng bày nơi công cộng; rấtnhiều tác phẩm của cô được sưu tập bởi hàng chục bảo tàng uy tín.Điêu khắc là một bộ môn nặng nhọc, tại sao chị lại chọn nó?Tôi chọn điêu khắc vì thích làm việc với các tác phẩm có không gian bachiều, nó cho ta cái ấn tượng vừa nhìn thấy vừa cảm thấy. Tôi không ngại sựnặng nhọc, vì suy cho cùng, làm điêu khắc cũng là cách tập... thể dục. Tuyvậy, bất kỳ một chọn lựa nghệ thuật thực sự nào đều phải bắt nguồn từ sựyêu thích. Từ nhỏ tôi là người nhút nhát, chẳng dám ra khỏi nhà, nên chỉquanh quẩn làm các tác phẩm điêu khắc be bé; điêu khắc đã giúp tôi đi quasự nhút nhát để tự tin hơn.Trong chọn lựa này, hình như chị luôn chọn những khách thể chuyểnđộng để làm nên tác phẩm?Khi sáng tác những tác phẩm đầu tiên tương quan đến hình ảnh của sựchuyển động, tôi chú ý đến cấu trúc của tàu thuyền và máy bay, là những thứtượng trưng cho sự du hành. Khi mổ xẻ những máy móc này, tôi nhận thấycó một sự tương đồng nơi cấu trúc cơ bản của động vật cũng như thực vật,đó là tế bào. Hình thể đơn giản thanh thoát của thực vật đa tế bào, cũng nhưnơi động vật, trông như một sự nối dài tự nhiên nơi những hình thức vậnchuyển vào thời sơ khai.Nhiều tác phẩm của chị dùng chất liệu truyền thống của Việt Nam như tre,nứa; rồi bêtông, sắt thép và dây kẽm; nhiều khi là sự kết hợp với chất liệucủa các sắc dân thiểu số, thổ dân da đỏ... Đâu là bản sắc hay câu chuyện màchị muốn kể?Tôi chỉ muốn thể hiện bản thân mình bằng cách sử dụng vật liệu truyềnthống và hiện đại trong thiết kế, tuỳ nghi hoàn cảnh, điều kiện mà sử dụng.Làm một người Việt Nam ở Mỹ cũng có nhiều thách thức, tôi muốn kết hợpvăn hoá Mỹ và văn hoá Việt để ám chỉ về việc thích nghi của bản thân vớimột cuộc sống mới tại xứ sở lạ.Chị từng nói “Mỗi tác phẩm điêu khắc của tôi tượng trưng cho mỗichặng đường khác nhau trong cuộc hành trình của cuộc đời”. Chị cómấy chặng đường trong điêu khắc?Tác phẩm Con chuồn chuồn đang treo ở trạm xe điện Rainer Beach, Seattle, Mỹ.Tôi không biết chắc mình có bao nhiêu giai đoạn trong cuộc đời... vì tôi đãđi qua quá nhiều và dường như bị mất khả năng tính toán. Tuy nhiên, trongcuộc đời với quá nhiều vui buồn lẫn lộn, khi làm xong một tác phẩm, tôi lạithấy mình đã đi qua một chặng đường, trong hành trình từ thực tại đến tâmlinh. Khi làm tác phẩm Con chuồn chuồn theo đặt hàng của thành phốSeattle, tôi thấy rõ đây là một hành trình từ khi còn bé (bắt chuồn chuồn ởViệt Nam) đến khi trưởng thành tại Mỹ (làm chuồn chuồn bằng kim loại).Một vài tác phẩm của chị được sưu tập bởi người Việt ở trong nước, vậycó khi nào chị nghĩ đến một triển lãm ở Việt Nam?Nghệ thuật giúp tôi quên đi quá khứ đau buồn và dẫn tôi đi về tương lai.Chính vì vậy, tôi hy vọng sẽ có dịp về triển lãm tại Việt Nam. Trong chuyếnđi Việt Nam gần đây nhất, tôi xuống Cần Thơ để nhận một đứa con nuôi, vìquá bận rộn với con nên không có thời giờ vẽ tranh phong cảnh, tôi đang hyvọng trở lại đây để vẽ.Khi vẽ cho mình, tôi dùng tên Việt Nam là Thu Nguyễn, khi làm điêu khắccho thiên hạ, tôi dùng tên Mỹ là Darlene Nguyen-Ely; tôi muốn hai conngười này tách bạch với nhau.Hiền Hoà (thực hiện)