Danh mục

Điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại và vấn nạn thẩm mỹ môi trường

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 638.59 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội. Ảnh: ubvk.hochiminhcity.gov.vn Hội thảo Điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại diễn ra tại Hà Nội ngày 9. 5. 2006 do Viện Mỹ thuật – trường ĐHMT Hà nội tổ chức, trong tình trạng chưa bao giờ điêu khắc ngoài trời ở nước ta lại xây dựng theo phong trào rầm rộ, lãng phí nhiều tiền của như hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ bàn ở chỗ nhiều công trình tượng đài tốn tiền và làm xấu cảnh quan mà cần nhất là tìm ra được thực chất của những...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại và vấn nạn thẩm mỹ môi trường Điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại và vấn nạn thẩm mỹ môi trường Tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội. Ảnh: ubvk.hochiminhcity.gov.vn Hội thảo Điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại diễn ra tại Hà Nội ngày 9. 5. 2006 do Viện Mỹ thuật – trường ĐHMT Hà nội tổ chức, trong tình trạng chưa bao giờ điêu khắc ngoài trời ở nước ta lại xây dựng theo phong trào rầm rộ, lãng phí nhiều tiền của như hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ bàn ở chỗ nhiều công trình tượng đài tốn tiền và làm xấu cảnh quan mà cần nhất là tìm ra được thực chất của những bất cập hiện nay của công việc đào tạo, quản lý, tổ chức thi công các công trình điêu khắc ngoài trời trong mối tương quan với cảnh quan đô thị và tâm lý thẩm mỹ của dân tộc. Nhìn nhận khách quan sự thật với tinh thần xây dựng, tạo điều kiện để các nhà quản lý, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, phê bình mỹ thuật, nhà báo… cùng ngồi lại thảo luận tìm giải pháp làm cho sự thật đó tốt đẹp hơn là mục đích được PGS họa sĩ Lê Anh Vân, hiệu trưởng trường ĐHMT Hà Nội đề dẫn khai mạc hội thảo. Điêu khắc và kiến trúc môi trường, qui hoạch đô thị không đồng hành, đó là vấn đề lớn của điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện nay, được tất cả các ý kiến phát biểu trong hội thảo đồng tình, nhấn mạnh. Từ điêu khắc tượng đài … Trong số 37 tham luận tại hội thảo có tới 17 bài đề cập đến vấn đề tượng đài, với thái độ khách quan có đánh giá ghi nhận thành tựu của một số ít những công trình điêu khắc tượng đài, nhưng phê phán, thậm chí gay gắt là chủ yếu. Trong khi các nhà điêu khắc tham dự hội thảo thường đăng ký phát biểu trực tiếp ý kiến của mình, thì nhiều nhà kiến trúc lại có tham luận dầy dặn, và đưa ra được những kiến giải logic về mối quan hệ của điêu khắc và kiến trúc qua cái nhìn tổng thể, đối chiếu với mỹ thuật thế giới, vượt qua lợi ích cục bộ của từng ngành nghề. (Duy nhất tham luận Ngôn ngữ điêu khắc tượng đài của nhà điêu khắc Đinh Xuân Việt – trường ĐH Mỹ thuật HN – là khá lẻ loi trong số đông tham luận của các tác giả kiến trúc sư, họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật… khác, nhưng lại cho thấy sự chừng mực, nghiêm túc cần thiết của một nhà điêu khắc giảng viên khi đưa ra giải pháp nhiều vấn đề về quan niệm đào tạo, sáng tác tượng ngoài trời Việt Nam hiện nay). Trong khi KTS Lưu Trọng Hải (TP.HCM), các TS, KTS Tôn Đại (trường ĐH Xây dựng)và Nguyễn Thanh Thủy (Trung tâm KTPC), KTS Nguyễn Hồng Thục (trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội) đều đưa ra những ý kiến chung về sự cần thiết phải cải thiện mối quan hệ giữa kiến trúc và điêu khắc trong các công trình ngoài trời tương lai ở Việt Nam vì tầm quan trọng cuả việc gắn kết tất yếu này, thì nhiều tham luận khác đi thẳng vào những vấn đề cụ thể. Đưa ra những giải pháp cho tình trạng xây dựng ồ ạt “… tượng đài thiếu phông, thiếu khoảng cách để có thể chiêm ngưỡng từ bốn phía… các nhà điêu khắc mỹ thuật, các nhà lịch sử, văn hóa cứ lúng túng tìm đất trống để đặt từng tượng, từng đài riêng lẻ…” KTS Ngô Huy Giao kiến nghị “…Cần đặt ra qui hoạch văn hóa, nổi lên nhất là qui hoạch tượng đài và tranh hoành tráng ngoài đường phố. Đừng để xảy ra một lần nữa những lời nói đáng tiếc” – ông Nguyễn Viết Chức (nguyên giám đốc sở VHTT Hà Nội) từng than trên truyền hình ‘không có qui hoạch tượng đài, không biết lỗi tại ai?’. Dù có vòng vo, chối cãi cũng thấy rõ là lỗi ấy trước hết ở các nhà kiến trúc, các nhà mỹ thuật và trên hết là các nhà cầm quyền). Cuối cùng theo ông Ngô Huy Giao, “Không nên chi thêm tiền để làm ô nhiễm thêm cảnh quan đô thị”. Cùng chia sẻ quan điểm, trong tham luận Tượng đài đứng ở đầu đường với nhận xét “... tư duy sáng tác tượng đài của ta cũ, lỗi thời, tả thực, đi đâu cũng chỉ bắt gặp một kiểu là sắp hàng tiến lên… Hãy nhìn thẳng vào thực tế và chấp nhận nó”, KTS Nguyễn Trương Quí đề xuất việc thậm chí có thể thuê KTS, nhà điêu khắc nước ngoài thực hiện các dự án tượng đài trong nước để mong có những công trình có tính chuyên nghiệp và nghệ thuật cao hơn. Tượng đài Mẹ Suốt của Phan Đình Tiến, bên sông Nhật Lệ, Đồng Hới. Ảnh: Đời sống Pháp luật Theo họa sĩ Trịnh Cung: “...Việt Nam không đi sau các quốc gia phát triển bao nhiêu về nhận thức tầm quan trọng của tượng đài và không gian mỹ thuật đô thị, nhưng lại có khoảng cách quá lớn về chất lượng chuyên môn các công trình…” Trải dài từ Bắc chí Nam, hầu như chỉ có một phong cách điêu khắc, một hình tượng chung như là rập khuôn khiến người xem có cảm giác Việt Nam quá ít điêu khắc gia và rất nghèo về đề tài. Khuyết điểm phổ biến nhất của phần lớn các tác giả tượng đài là cứ phóng to lên gấp nhiều lần từ mẫu tượng nhỏ salon, rồi đem dựng tại những nơi cần thiết. Thậm chí, tại thành phố Hồ Chí Minh, theo họa sĩ Trịnh Cung, cũng có trường hợp tương tự như tượng đài Công nhân Việt Nam (Hà Nội), là sao chép, coppy ý tưởng tượng bên Trung Quốc. “…Tôi muốn nói là có một tác phẩm điêu khắc khác giống của Trung Quốc đến 90% được dựng ngay tại nơi đẹp nhất của thành p ...

Tài liệu được xem nhiều: