Tượng Ngọc nữ, thế kỷ 18-19, chùa Dâu
.Nghệ thuật có một vị trí đặc biệt trong bất cứ nền văn minh nào, bởi vì mọi hoạt động hành vi, âm thanh vốn không thể lưu giữ lại (trong xã hội cổ), chỉ còn lại những di vật vật chất. Điêu khắc ở Kinh Bắc là phần còn lại lâu đời và liên tục nhất của văn hóa Kinh Bắc, trong khi không thể quả quyết Quan họ ra đời vào thời điểm nào, bài ca nào là cổ nhất, sáng tác năm bao nhiêu, thì chắc chắn ta biết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐIÊU KHẮC Ở KINH BẮC
ĐIÊU KHẮC Ở KINH BẮC
Tượng Ngọc nữ, thế kỷ 18-19, chùa
Dâu
Nghệ thuật có một vị trí đặc biệt trong bất cứ nền văn minh nào, bởi vì
mọi hoạt động hành vi, âm thanh vốn không thể lưu giữ lại (trong xã
hội cổ), chỉ còn lại những di vật vật chất. Điêu khắc ở Kinh Bắc là phần
còn lại lâu đời và liên tục nhất của văn hóa Kinh Bắc, trong khi không
thể quả quyết Quan họ ra đời vào thời điểm nào, bài ca nào là cổ nhất,
sáng tác năm bao nhiêu, thì chắc chắn ta biết tượng Phật Adiđà chùa
Phật Tích là năm 1057. Điêu khắc trước hết là dung mạo con người, vẽ
thẩm mỹ của thời đại sinh ra nó, sau đó là tính cách, phục trang, là hình
ảnh sống của phần lịch sử đã chết.
Địa vực Kinh Bắc cổ rất rộng, bao gồm cả tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh,
hết huyện Gia Lâm (của Hà Nội) sát với địa vực của Thái Nguyên, Hải
Dương, Hưng Yên và Hà Tây. Địa vực này có lẽ được xác định vào
thời Hậu Lê, có ý nghĩa như một miền văn hóa riêng biệt. Vì thế tách
riêng Bắc Ninh hiện nay, mà nghiên cứu nghệ thuật cổ là không thỏa
đáng. Có lẽ phải nghiên cứu nghệ thuật Bắc Ninh trong phạm vi và
tương quan rộng Kinh Bắc. Tuy nhiên phong cách nghệ thuật phổ quát
thời Lý - Trần (thế kỷ 11-14) xác định nghệ thuật chỉ có một phong
cách Đại Việt chung. Nghệ thuật từng địa phương không có ý nghĩa gì.
Tượng Phật Adiđà chùa Phật Tích, năm 1057, cao 2,77m, là pho tượng
hoàn hảo nhất của phong cách nghệ thuật. Vẻ đôn hậu viên mãn, thần
thái phi cá tính, những nếp áo lan tỏa như làn sóng nước và những hoa
văn chạm khắc bệ tượng dầy như màn đăng ten nói lên một vẻ đẹp Phật
tính hoàn hảo. Cột biểu chùa Dạm (1086-1094), biến thái từ biểu tượng
Linga - Yoni Champa, tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương và con
rồng thăng hoa từ mặt đất, mặt nước lên bầu trời. Những di vật khác
như 10 con thú đá (ngựa, tê giác, voi, trâu, sư tử), tượng Đầu người
mình chim Phật Tích, hoặc mở rộng lên những chạm khắc đá chùa Bà
Tấm, chùa Hương Lãng cho thấy sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến trúc và
điêu khắc ở Kinh Bắc trong thời đại nhà Lý, một loại kiến trúc có hơi
hướng của dòng ấn Độ - Khmer. Chùa Dâu có lịch sử lâu đời nhất ở
Bắc Ninh, gắn với truyền thuyết Man Nương thời Sỹ Nhiếp, từ thế kỷ
2, và gắn với dòng Thiền Tỳ ni đa lưu chi (569-582), nhưng di tích sớm
nhất là những vì kèo và chạm khắc vì kèo theo phong cách nghệ thuật
thời Trần (1226-1400), rất tương tự với chạm khắc tuyệt đẹp ở chùa
Thái Lạc ở Văn Lâm (Hưng Yên) cách đó không xa và cũng thờ Pháp
Vân, trong hệ thống Tứ pháp rộng.
Điêu khắc của tín ngưỡng Tứ pháp rất đặc biệt, thần tượng chủ yếu
gồm: bà Man Nương, và Mây - Mưa - Sấm - Chớp, đều cùng tư thế tay
giơ lâm pháp, tay cứu độ, thân trên để trần rất thon thả, gợi cảm, thân
dưới quấn váy. Các tượng Tứ pháp xuất hiện ở diện rộng ở các huyện
Gia Lâm (Hà Nội), Thuận Thành (Bắc Ninh), Văn Lâm (Hưng Yên),
Thường Tín (Hà Tây), và vùng Pháp Vân (Hà Nội) tức là các địa bàn
liền nhau bên bờ sông Hồng, sông Dâu và sông Châu Giang. Tuy nhiên
các tượng Tứ pháp hiện tại chỉ có niên đại sớm là thế kỷ 16-17.
Ba pho tượng Tam thế ở chùa Ngọc Khám, theo văn bia, có thể xuất
hiện đầu thế kỷ 17 (1608), nhưng theo phong cách mà các nhà nghiên
cứu mỹ thuật đưa ra, tượng theo truyền thống Lý, nhưng khối hình gắn
với nghệ thuật thế kỷ 15. Ba thế kỷ 16 - 17 - 18 là thời kỳ thịnh đạt của
ba khu vực điêu khắc đình làng, điêu khắc Phật giáo và điêu khắc lăng
mộ. Điêu khắc đình làng thể hiện tinh thần thế tục sâu sắc và phi tôn
giáo. Người nông dân sinh hoạt thường nhật trong làng xã thế nào,
được phản ánh như thế trong các chạm khắc trong đình. Đình Lỗ Hạnh
(1576), đình Thổ Hà (1686), đình Diềm (1692), đình Đình Bảng (1736)
đều tiêu biểu cho kiểu thức kiến trúc nhà sàn, mái cong, hệ thống chịu
lực dựa trên các hàng cột, và tiêu biểu cho nghệ thuật chạm khắc nhiều
tầng, nhiều lớp, bẻ vặn hình tượng cho tính biểu cảm. Điêu khắc Phật
giáo chùa Tam Sơn, chùa Diềm, chùa Dâu, đặc biệt chùa Bút Tháp với
một hệ thống quy củ: tượng Phật, Bồ tát, La hán, tượng chân dung các
bà hoàng và hoàng thân quốc thích Lê - Trịnh, trong đó pho Phật bà
Quan âm nghìn mắt nghìn tay (1647-1656) do nhà điêu khắc họ Trương
thực hiện là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Việt Nam. Các chùa
trong địa vực Kinh Bắc cũ như Kiến Sơ, Sủi, Đa Tốn đều có những tác
phẩm đầy phẩm chất linh thiêng dưới dáng vẻ con người cụ thể sinh
động. Thế kỷ 18 tiêu biểu là cặp tượng Kim Đồng - Ngọc Nữ chùa Dâu
thể hiện tính chân thực hồn hậu vô tiền khoáng hậu. Điêu khắc lăng
mộ, chủ yếu bằng đá, tập trung ở Hiệp Hòa, thuộc Bắc Giang hiện nay,
là khát vọng của các quan lại Hậu Lê thoái chí trước cảnh nội chiến
tương tàn, tìm sự giải thoát cho kiếp khác.
Nhìn ở diện rộng và đặt điêu khắc Kinh Bắc trong tương quan chung
với nghệ thuật đồng bằng Bắc Bộ, sẽ tìm thấy một tiến trình đồng bộ,
trong sự chi phối của tinh thần Nho - Lão - Phật, nền dân chủ tự phát
làng xã, và những suy đồi của các chính thể phong kiến. Điêu khắc
đình làng ở Hà Tây, đình Tây Đằng, Chu Quyến, Đông Lỗ, ...