Đại Việt trở thành quốc gia độc lập, hùng cường sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi và dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Phật giáo trở thành quốc đạo phát triển tới mức, như sử gia Lê Văn Hưu nói: “nhân dân quá nửa là sư sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa chiền”. Các trung tâm Phật giáo ở Quảng Ninh, Hà Nam Ninh và đặc biệt ở Bắc Ninh, quê hương Nhà Lý được xây dựng đồ sộ theo kiểu thức kiến trúc Đông Nam Á, kéo theo một nền điêu khắc Phật giáo....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điêu khắc thời Lý (1010 – 1225)
Điêu khắc thời Lý
(1010 – 1225)
Đại Việt trở thành quốc gia độc lập, hùng cường sau khi Lý
Công Uẩn lên ngôi và dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Phật
giáo trở thành quốc đạo phát triển tới mức, như sử gia Lê
Văn Hưu nói: “nhân dân quá nửa là sư sãi, trong nước chỗ
nào cũng có chùa chiền”. Các trung tâm Phật giáo ở Quảng
Ninh, Hà Nam Ninh và đặc biệt ở Bắc Ninh, quê hương Nhà
Lý được xây dựng đồ sộ theo kiểu thức kiến trúc Đông Nam
Á, kéo theo một nền điêu khắc Phật giáo. Các chùa thời Lý
thường có 4 cấp, ăn sâu và cao dần theo triền núi, hoặc có
mặt bằng hình vuông, hình tròn, trung tâm là tháp cao có
tượng Phật đặt trong. Tượng A Di Đà chùa Phật Tích làm
năm 1057 là tác phẩm đầu tiên của thế giới Phật giáo vĩnh
hằng ở Bắc Bộ. Các tượng Kim Cương chùa Long Đọi, tượng
đầu người mình chim, chạm khắc chùa Bà Tấm, chùa
Chương Sơn đều thống nhất một tinh thần viên mãn, cá tính
bị tan biến sau lớp đăng ten trang trí hoa văn dầy đặc trên bề
mặt. Cột biểu chùa Dạm (1086) vay mượn từ biểu tượng
Linga – Yoni Champa, là tác phẩm đồ sộ cao 5,4m có tính
hoành tráng. Tinh thần Thiền Nhà Lý đã chi phối tính ôn hoà
và mạnh mẽ bên trong của các tác phẩm điêu khắc vừa khái
quát về tổng thể, kỹ lưỡng về chi tiết ở các công trình kiến
trúc kỳ vỹ mà từ đó các bậc Thiền sư có thể “Hú lên một
tiếng lạnh cả trời” (Đạo Hạnh).
Điêu khắc thời Lý tinh vi và cân đối , mang cái trung dũng
tĩnh tại và cái “hư không “của Phật Giáo .Vừa mới thoát khỏi
nghìn năm nô lệ , được sống trong thái bình thịnh vượng các
nghệ sĩ có thể đắm mình trong tôn giáo và triết học, tỉ mỉ tạc
những pho tượng thể hiện cái nhìn thoát tục .
Bên cạnh đó , điêu khắc cũng chịu ảnh hưởng Chăm . Những
hình trang trí trên mặt đá của Chương Sơn( Hà Nam ) có bố
cục , dáng điệu và hình thể gần với điêu khắc Chăm , nhưng
cách biểu hiện khuôn mặt lại thuần Việt , những khuôn mặt
vũ nữ không tròn bầu , xa xăm và có phần vô cảm như những
khuôn mặt Chăm ,mà linh động và tươi trẻ. Pho tượng đời Lý
nổi tiếng nhất là tượng A Di Đà của Chùa Phật Tích. Tượng
cao 2m77 cả bệ , riêng tượng cao 1m87( bằng cái linga của
chị Toet ), thể hiện Đức Phật đang ngồi thuyết pháp trên tòa
sen . Tòa sen cao và bệ tượng tạo thành một hình tháp nhiều
tầng gây cảm giác như đang nâng bổng Đức Phật lên .Dáng
ngồi của Phật thanh thoát ,thư giãn .Đường cong chạy từ cổ
dọc theo sống lưng cộng với khuôn mặt thoát tục gợi đến cái
đẹp và sự dịu dàng phi giới tính . Toàn bức tượng cho ấn
tượng vè sự đốn ngộ cao siêu và tâm hồn tĩnh tại cũng rất
thoát tục và lãng mạn ,con rồng uốn lượn mềm mại và có một
cái đầu mơ màng, những khúc uốn nhỏ dần phía đuôi .
Điêu khắc đời Lý độc đáo , chủ yếu trên gốm và trên đá . Đề
tài thường là thiên nhiên như mây , nước,hoa sen , hoa cúc và
đặc biệt là hình tượng con rồng với nhiều nếp cong mềm mại
tượng trưng cho nguồn nước , niềm mơ ước cho cư dân trồng
lúa .
Hình tượng con rồng của triều đại này không lẫn được với
triều đại khác. Những hình điêu khắc ở chùa Phật Tích cho ta
thấy rằng nghệ thuật điêu khắc thời Lý không những tiếp thu
nghệ thuật Trung Hoa mà còn của ChamPa nữa : nhạc công
và vũ nữ ,hình tượng thần điều Garuda.
Rồng thời Lý có bốn chân ,loại lớn có vẩy . Nó rất khác con
rồng thô to và mạnh thời Trần , cũng rất khác con rồng
đường bệ của Trung Hoa . Thật thú vị khi con vật biểu tượng
của Hoàng Đế mà lại tỏ ra mơ mộng và đáng yêu như thế .Nó
chứng tỏ cái chất vị tha Phật Giáo và cái lãng mạn , cái triết
lý đã thấm sâu vào thời đại ấy, từ nhà vua đến thứ dân ,nhà
sư và nghệ sỹ .
Mô típ Rồng triều Lý đã xuất hiện trên nhiều loại trang trí bố
cục hình tròn ,hình cánh sen , hình lá đề, hình chữ nhật .Hầu
như ở đâu , không gian nào ,những con rồng luôn có tư thế và
cấu trúc giống nhau . Nếu nhận xét một cách tương đối kĩ
tính như PGS Nguyễn Du Chi , thì có thể chia rồng thời Lý
làm hai loại , loại cổ ngẫng và cổ rụt . Phong cách thời Lý ,
về đề tài liên quan đến rồng và bố cục hình trang trí rồng ,
được các đời sau học theo và giữ gìn .
TƯỢNG PHẬT CHÙA PHẬT TÍCH
Trong khuôn viên chùa ngày nay còn có pho tượng A Di Đà
ngự tại thượng điện Chùa ,chiếm vị thế vô cùng quan trọng
đối với nền mỹ thuật dân gian ở nước ta . Đây là pho tượng
cổ nhất ở miền Bắc , đã được công nhận kỷ lục Phật Giáo ,
đồng thời tại Bảo TàngLịch Sử Quốc gia và Bảo Tàng Mỹ
Thuật đều có phiên bản của pho tượng này . Bức tượng ở
Chùa Làm bằng đá năm 1057, tạc Phật A Di Đà ngồi thiền
định trên tòa sen , cao 1m85 ( tính cả bệ đá là cao 3m ). Các
miếng vá trên tượng này tuy khéo song không che hết dấu vết
phá hủy của chiến tranh . Tượng có đầu nở ,tóc xoắn ốc , tai
to chảy ,khuôn mặt trái xoan đẹp , đôi mắt phượng hiền từ
khép hờ nhìn xuống ,mũi dọc dừa cao đầy , môi mỉm cười độ
lượng . ...