Điều kiện để xây dựng chính phủ kiến tạo, phục vụ
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 359.43 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết khẳng định để xây dựng một Chính phủ kiến tạo và phục và cần làm rõ vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường là can thiệp vào những lĩnh vực mà thị trường không thể làm được hoặc làm không tốt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều kiện để xây dựng chính phủ kiến tạo, phục vụ ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO, PHỤC VỤ TS. Phạm Thuỳ Giang Học viện Ngân hàng Tóm tắt Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, bài viết tổng hợp những quan niệm khác nhau về Chính phủ kiến tạo và phục vụ qua đó làm rõ vai trò và những điều kiện để xây dựng Chính phủ kiến tạo và phục vụ. Bài viết cũng khẳng định để xây dựng một Chính phủ kiến tạo và phục và cần làm rõ vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường là can thiệp vào những lĩnh vực mà thị trường không thể làm được hoặc làm không tốt. Từ khóa: Chính phủ, kiến tạo, phục vụ, vai trò và điều kiện. 1. Quan niệm về Chính phủ kiến tạo và phục vụ Ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ mới (2016-2021), trong bài phát biểu nhậm chức của mình, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp trước Quốc hội và cũng được Chính phủ cụ thể hóa trong các nghị quyết, quyết định quan trọng thời gian qua (Nghị quyết 19, Nghị quyết 35, các Nghị quyết phiên họp thường kỳ). Theo đó, Chính phủ chuyển phương thức chỉ đạo điều hành từ mệnh lệnh hành chính sang kiến tạo và phục vụ. Chính phủ là trung tâm bộ máy Nhà nước, hoạt động của Chính phủ có tác dụng thúc đẩy hoạt động của bộ máy Nhà nước. Chính phủ có chức năng cơ bản là thực thi Hiến pháp và pháp luật, hoạch định và điều hành chính sách quốc gia, tổ chức thực hiện phân bổ ngân sách, quản lý và phát huy tất cả các nguồn lực của quốc gia. Là cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật, Chính phủ bảo đảm quản lý thị trường, quản lý xã hội, bảo đảm quyền tự do, dân chủ, quyền con người, quyền công dân; duy trì và bảo đảm trật tự công cộng. Chính phủ là một thiết chế vừa mang tính chất chính trị, vừa mang tính chất hành chính nhà nước. Trong điều kiện phát triển nền Kinh tế thị trường Định hướng Xã hội chủ nghĩa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, yêu cầu về nâng cao hiệu hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước đối với đời sống kinh tế xã hội trở nên ngày càng đa dạng và khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải phát huy mạnh 303 mẽ vị trí và vai trò hành chính nhà nước cao nhất của Chính phủ trong quản lý Nhà nước. Chính vì vậy, việc chuyển phương thức chỉ đạo điều hành từ mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ kiến tạo và phục vụ là một động thái tích cực của Chính phủ nhằm thực hiện tốt vai trò kiến tạo phát triển, quản lý điều hành hiệu lực, hiệu quả các mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, chủ động hội nhập quốc tế. shby Johnson (1980), Chính phủ kiến tạo, dịch vụ là mô hình Chính phủ mà Chính phủ có xu hướng không tham gia quá sâu vào công tác trực tiếp điều hành hay quyết định các công việc cụ thể mà phải đề ra được những chính sách bao quát, có tầm nhìn phát triển và tiến hành các biện pháp bảo đảm hệ thống cơ quan cấp dưới hiện thực hoá được các chính sách đó. Dennis Wittmer (1991) cho rằng Chính phủ kiến tạo và phục vụ phải lấy lợi ích của người dân để làm mục tiêu tối thượng phục vụ. Mọi chính sách, biện pháp can thiệp của Chính phủ đều cần hướng đến phục vụ lợi ích của người dân. Cho dù kinh tế có phát triển nhưng lợi ích của nhân dân không được cải thiện thì Chính phủ vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ. Thực chất, người dân là người đóng thuế cho sự tồn tại và hoạt động của Chính phủ. Họ có quyền được đòi hỏi sự phục vụ của Chính quyền. Vì vậy, Chính quyền cần vì dân phục vụ chứ không phải vì các khoản phí do dân phải trả khi hưởng các dịch vụ. Robert và Janet (2000) lại cho rằng Chính phủ phục vụ là Chính phủ chuyển đổi từ điều hành sang phục vụ theo đúng nghĩa coi người dân là khách hàng. Chính phủ thực sự trở thành Chính phủ phục vụ khi Chính phủ gần dân, hiểu được mong đợi và nhu cầu của nhân dân để phục vụ. Chính phủ phục vụ đòi hỏi sự tham gia chủ động của người dân, của các bên liên quan trong quá trình vận hành của Chính phủ. Cùng quan điểm với Robert và Janet (2000), David (1993) cho rằng Chính phủ cần lấy tinh thần doanh nhân, tư tưởng hiệu quả trong tổ chức và vận hành Chính phủ. Chính phủ cần tạo ra môi trường cạnh tranh cho chính mình để nâng cao hiệu quả. Thước đo tính hiệu quả là dựa trên mức độ phục vụ và sự hài lòng của khách hàng là chính người dân. Bên cạnh đó, David (1993) cho rằng Chính phủ có thể thuê ngoài sự phục vụ nhân dân và không nhất thiết phải cung cấp hết các dịch vụ công cho người dân. Chính phủ cần tạo ra môi trường để các chủ thể khác cùng đem nguồn lực đến phục vụ nhân dân một cách có hiệu quả. 304 Như vậy, có thể thấy có nhiều quan điểm khác nhau về một Chính phủ kiến tạo và phục vụ nhân dân. Dù vậy, các quan điểm đều chia sẻ những điểm chung về Chính phủ kiến tạo và phụ vụ gồm: + Vì người dân phục vụ thông qua trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp các dịch vụ công. + Thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan qua đó phục vụ người dân được tốt hơn, hiệu quả hơn. + Tạo được môi trường để các nguồn lực khác trong xã hội được đưa vào phục vụ người dân. 2. Vai trò của chính phủ trong kiến tạo và phục vụ Ngân hàng Thế giới (1997) chỉ ra 5 chức năng chính của một Chính phủ gồm: (i) Tạo dựng môi trường thể chế toàn diện, minh bạch và công bằng; (ii) Duy trì môi trường chính sách bình đẳng, không thiên vị; (iii) Cung cấp dịch vụ công cơ bản (an ninh quốc phòng, dịch vụ xã hội và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng) thuận tiện, hiệu quả và nhanh chóng; (iv) Bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương; và (v) Bảo vệ môi trường. Vai trò cơ bản, tối thiểu của Chính phủ là gìn giữ hoà bình quốc gia, thực thi luật pháp và đảm bảo một môi trường bền vững về đời sống, kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia khác nhau, Chính phủ các nước đều đảm nh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều kiện để xây dựng chính phủ kiến tạo, phục vụ ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO, PHỤC VỤ TS. Phạm Thuỳ Giang Học viện Ngân hàng Tóm tắt Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, bài viết tổng hợp những quan niệm khác nhau về Chính phủ kiến tạo và phục vụ qua đó làm rõ vai trò và những điều kiện để xây dựng Chính phủ kiến tạo và phục vụ. Bài viết cũng khẳng định để xây dựng một Chính phủ kiến tạo và phục và cần làm rõ vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường là can thiệp vào những lĩnh vực mà thị trường không thể làm được hoặc làm không tốt. Từ khóa: Chính phủ, kiến tạo, phục vụ, vai trò và điều kiện. 1. Quan niệm về Chính phủ kiến tạo và phục vụ Ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ mới (2016-2021), trong bài phát biểu nhậm chức của mình, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp trước Quốc hội và cũng được Chính phủ cụ thể hóa trong các nghị quyết, quyết định quan trọng thời gian qua (Nghị quyết 19, Nghị quyết 35, các Nghị quyết phiên họp thường kỳ). Theo đó, Chính phủ chuyển phương thức chỉ đạo điều hành từ mệnh lệnh hành chính sang kiến tạo và phục vụ. Chính phủ là trung tâm bộ máy Nhà nước, hoạt động của Chính phủ có tác dụng thúc đẩy hoạt động của bộ máy Nhà nước. Chính phủ có chức năng cơ bản là thực thi Hiến pháp và pháp luật, hoạch định và điều hành chính sách quốc gia, tổ chức thực hiện phân bổ ngân sách, quản lý và phát huy tất cả các nguồn lực của quốc gia. Là cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật, Chính phủ bảo đảm quản lý thị trường, quản lý xã hội, bảo đảm quyền tự do, dân chủ, quyền con người, quyền công dân; duy trì và bảo đảm trật tự công cộng. Chính phủ là một thiết chế vừa mang tính chất chính trị, vừa mang tính chất hành chính nhà nước. Trong điều kiện phát triển nền Kinh tế thị trường Định hướng Xã hội chủ nghĩa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, yêu cầu về nâng cao hiệu hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước đối với đời sống kinh tế xã hội trở nên ngày càng đa dạng và khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải phát huy mạnh 303 mẽ vị trí và vai trò hành chính nhà nước cao nhất của Chính phủ trong quản lý Nhà nước. Chính vì vậy, việc chuyển phương thức chỉ đạo điều hành từ mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ kiến tạo và phục vụ là một động thái tích cực của Chính phủ nhằm thực hiện tốt vai trò kiến tạo phát triển, quản lý điều hành hiệu lực, hiệu quả các mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, chủ động hội nhập quốc tế. shby Johnson (1980), Chính phủ kiến tạo, dịch vụ là mô hình Chính phủ mà Chính phủ có xu hướng không tham gia quá sâu vào công tác trực tiếp điều hành hay quyết định các công việc cụ thể mà phải đề ra được những chính sách bao quát, có tầm nhìn phát triển và tiến hành các biện pháp bảo đảm hệ thống cơ quan cấp dưới hiện thực hoá được các chính sách đó. Dennis Wittmer (1991) cho rằng Chính phủ kiến tạo và phục vụ phải lấy lợi ích của người dân để làm mục tiêu tối thượng phục vụ. Mọi chính sách, biện pháp can thiệp của Chính phủ đều cần hướng đến phục vụ lợi ích của người dân. Cho dù kinh tế có phát triển nhưng lợi ích của nhân dân không được cải thiện thì Chính phủ vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ. Thực chất, người dân là người đóng thuế cho sự tồn tại và hoạt động của Chính phủ. Họ có quyền được đòi hỏi sự phục vụ của Chính quyền. Vì vậy, Chính quyền cần vì dân phục vụ chứ không phải vì các khoản phí do dân phải trả khi hưởng các dịch vụ. Robert và Janet (2000) lại cho rằng Chính phủ phục vụ là Chính phủ chuyển đổi từ điều hành sang phục vụ theo đúng nghĩa coi người dân là khách hàng. Chính phủ thực sự trở thành Chính phủ phục vụ khi Chính phủ gần dân, hiểu được mong đợi và nhu cầu của nhân dân để phục vụ. Chính phủ phục vụ đòi hỏi sự tham gia chủ động của người dân, của các bên liên quan trong quá trình vận hành của Chính phủ. Cùng quan điểm với Robert và Janet (2000), David (1993) cho rằng Chính phủ cần lấy tinh thần doanh nhân, tư tưởng hiệu quả trong tổ chức và vận hành Chính phủ. Chính phủ cần tạo ra môi trường cạnh tranh cho chính mình để nâng cao hiệu quả. Thước đo tính hiệu quả là dựa trên mức độ phục vụ và sự hài lòng của khách hàng là chính người dân. Bên cạnh đó, David (1993) cho rằng Chính phủ có thể thuê ngoài sự phục vụ nhân dân và không nhất thiết phải cung cấp hết các dịch vụ công cho người dân. Chính phủ cần tạo ra môi trường để các chủ thể khác cùng đem nguồn lực đến phục vụ nhân dân một cách có hiệu quả. 304 Như vậy, có thể thấy có nhiều quan điểm khác nhau về một Chính phủ kiến tạo và phục vụ nhân dân. Dù vậy, các quan điểm đều chia sẻ những điểm chung về Chính phủ kiến tạo và phụ vụ gồm: + Vì người dân phục vụ thông qua trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp các dịch vụ công. + Thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan qua đó phục vụ người dân được tốt hơn, hiệu quả hơn. + Tạo được môi trường để các nguồn lực khác trong xã hội được đưa vào phục vụ người dân. 2. Vai trò của chính phủ trong kiến tạo và phục vụ Ngân hàng Thế giới (1997) chỉ ra 5 chức năng chính của một Chính phủ gồm: (i) Tạo dựng môi trường thể chế toàn diện, minh bạch và công bằng; (ii) Duy trì môi trường chính sách bình đẳng, không thiên vị; (iii) Cung cấp dịch vụ công cơ bản (an ninh quốc phòng, dịch vụ xã hội và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng) thuận tiện, hiệu quả và nhanh chóng; (iv) Bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương; và (v) Bảo vệ môi trường. Vai trò cơ bản, tối thiểu của Chính phủ là gìn giữ hoà bình quốc gia, thực thi luật pháp và đảm bảo một môi trường bền vững về đời sống, kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia khác nhau, Chính phủ các nước đều đảm nh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xây dựng chính phủ kiến tạo Chính phủ kiến tạo Nền kinh tế thị trường Quản lý nhà nước Chính phủ Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế: Phần 1 - GS. TS Đỗ Hoàng Toàn
238 trang 411 2 0 -
Doanh nghiệp bán lẻ: Tự bơi hay nương bóng?
3 trang 388 0 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 311 0 0 -
Chống 'chạy chức, chạy quyền' - Một giải pháp chống tham nhũng trong công tác cán bộ
11 trang 286 0 0 -
2 trang 279 0 0
-
3 trang 276 6 0
-
197 trang 275 0 0
-
17 trang 257 0 0
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo: Phần 1
46 trang 185 0 0 -
167 trang 184 1 0