Danh mục

Điều kiện lịch sử – xã hội và nguồn gốc xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh

Số trang: 4      Loại file: doc      Dung lượng: 47.00 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, mỗi khi Tổ quốc lâm nguy thì nonsông đất nước ta lại sản sinh ra những anh hùng dân tộc, đáp ứng yêu cầu của lịch sử, tiêu biểucho sự phát triển của lịch sử. Trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê và Tây Sơn, biếtbao anh hùng do lịch sử sản sinh ra đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta. Đến thời nhà Nguyễn,vua quan đồi bại, thối nát, đầu hàng, đất nước rơi vào tay thực dân Pháp....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều kiện lịch sử – xã hội và nguồn gốc xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh Điều kiện lịch sử – xã hội và nguồn gốc xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh PGS, TS. Lê Doãn Tá1.Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, mỗi khi Tổ quốc lâm nguy thì nonsông đất nước ta lại sản sinh ra những anh hùng dân tộc, đáp ứng yêu cầu của lịch sử, tiêu biểucho sự phát triển của lịch sử. Trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê và Tây Sơn, biếtbao anh hùng do lịch sử sản sinh ra đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta. Đến thời nhà Nguyễn,vua quan đồi bại, thối nát, đầu hàng, đất nước rơi vào tay thực dân Pháp. Nhân dân ta kẻ trướcngã, người sau đứng dậy, mưu cầu giải phóng song chưa có đường lối đúng nên cách mạng chưathành công. Phan Bội Châu chủ trương cầu ngoại viện, dùng bạo lực để khôi phục độc lập khôngthành. Phan Chu Trinh muốn “ỷ Pháp cầu tiến bộ” khai thông dân trí, nâng cao dân khí để tínhchuyện giải phóng lại cũng không thành. Người anh hùng Yên Thế – Hoàng Hoa Thám nổi dậy,dũng cảm trong đấu tranh chống Pháp, song “còn nặng cốt cách phong kiến”, chưa có phươnghướng chính xác, chưa có lối thoát rõ ràng. Cuộc nổi dậy thất bại. Con thuyền Việt Nam còn lênhđênh chưa rõ bến bờ phải đi tới.Chính lúc đó, Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh) đã xuất hiện. Vượt lên những hạn chế của cácnhà yêu nước đương thời, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng tiên tiến nhấtcủa thời đại. Con đường cứu nước đúng đắn đã được tìm thấy. “Muốn cứu nước và giải phóngdân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.Con đường cứu nước ấy của Người đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng đường lối cách mạngViệt Nam. Cách mạng Việt Nam từ đó tiến bước theo dòng thác tiến bộ của lịch sử. Sự áp bức,nô dịch các dân tộc của chủ nghĩa tư bản đế quốc nhất định sản sinh ra phong trào dân tộc, đấutranh để giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho dân tộc, cho Tổ quốc. Đó là một quy luậtcủa bản thân chủ nghĩa tư bản đế quốc. Cách mạng vô sản chủ trương giải phóng dân tộc khỏiách áp bức của chủ nghĩa thực dân đế quốc đồng thời với cuộc cách mạng giải phóng giai cấp vôsản khỏi sự thống trị của chủ nghĩa tư bản. Bởi vì “một dân tộc áp bức dân tộc khác thì, dân tộcđó không có tự do”, như các nhà sáng lập của chủ nghĩa xã hội khoa học đã chỉ rõ. Chủ trương đócủa cách mạng vô sản vì thế tự thân nó đã lôi cuốn được cuộc cách mạng giải phóng dân tộc hoàvào dòng thác cách mạng chung. Mặt khác, sự độc lập tự do của mỗi dân tộc lại chính là tiền đềtư tưởng cho sự thống nhất quốc tế xã hội chủ nghĩa mà các dòng thác tiến bộ lịch sử phải tiếntới để hợp lưu. Hồ Chí Minh đi theo con đường cách mạng vô sản chính là bắt nhập được quyluật ấy của lịch sử.Một quy luật nữa của chủ nghĩa tư bản đế quốc là sự phá vỡ hàng rào ngăn cách giữa các dântộc. Sự quốc tế hoá đời sống kinh tế chung gắn với sự xuất khẩu tư bản, khai thác các thuộc địa.Tất nhiên gắn với nó đã từng là sự nô dịch, bạo lực, bóc lột nhân lực, vật lực, tài lực các thuộcđịa mà các dân tộc phải đứng lên chống lại chủ nghĩa đế quốc thực dân. Song về mặt khách quanmà nói, dù chỉ giới hạn trong sự quốc tế hoá đời sống kinh tế theo chiều dọc của hệ thống thuộcđịa của một nước đế quốc nhất định, sự quốc tế hoá đời sống kinh tế ấy cũng đã tạo ra tiền đềkinh tế cho sự phát triển, kể cả tạo ra giai cấp vô sản bản xứ ở các thuộc địa, tạo tiền đề vậtchất, tiền đề kinh tế cho sự thống nhất và hoà nhập quốc tế về sau này. Giai cấp vô sản chủtrương liên minh với các dân tộc bị áp bức chính là hoà theo dòng thác ấy của sự tiến bộ lịch sử. 1Cách mạng giải phóng dân tộc vì vậy dễ bắt nhập với xu thế của thời đại. Hồ Chí Minh đi theocon đường cách mạng vô sản chính là đã dựa trên cái cơ sở khách quan đó, đi theo quy luật của sựphát triển.Hồ Chí Minh xuất hiện đúng vào lúc Lênin và Cách mạng tháng Mười đã vạch ra con đường giảiphóng giai cấp và dân tộc nhằm giải phóng triệt để loài người khỏi sự áp bức giai cấp và dân tộc.Theo dòng thác đó của lịch sử, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam của Hồ Chí Minh đã vươn tới nhậnthức đúng quy luật của lịch sử, vươn tới chân lý của thời đại là độc lập dân tộc, dân chủ và chủnghĩa xã hội kết hợp chặt chẽ với nhau. Cách mạng vô sản tuyên bố rõ mục tiêu là xây dựng hìnhthái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa mà các cuộc cách mạng của thời đại nhất định sẽ dẫntới. Đó là một hình thái kinh tế – xã hội vượt hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa. Nó chủtrương giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Hệ tư tưởng của cuộc cáchmạng ấy là đỉnh cao của sự phát triển tư tưởng của nhân loại mà cho tới nay chưa có bất cứ họcthuyết nào đạt tới, ngoài học thuyết cách mạng và khoa học của Mác. Hồ Chí Minh bắt nhập tưtưởng của thời đại. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, yếu tố thời đại và bản thân thiên tài trí tuệc ...

Tài liệu được xem nhiều: