Danh mục

Điều kiện sống của công nhân có rối loạn tâm thần ở Khu Công nghiệp Biên Hòa 2

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 450.17 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp nằm trong khu tam giác kinh tế trọng điểm phía Nam. Hiện nay, Đồng Nai có khoảng hơn 30 khu công nghiệp với hơn 420 ngàn công nhân, đa số công nhân là dân nhập cư từ các tỉnh phía Bắc, Trung và Tây Nam bộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều kiện sống của công nhân có rối loạn tâm thần ở Khu Công nghiệp Biên Hòa 2TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 03 – 2016ISSN 2354-1482ĐIỀU KIỆN SỐNG CỦA CÔNG NHÂN CÓ RỐI LOẠNTÂM THẦN Ở KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA 2ThS. Lê Minh Công1TÓM TẮTĐồng Nai là một tỉnh công nghiệp nằm trong khu tam giác kinh tế trọng điểmphía Nam. Hiện nay, Đồng Nai có khoảng hơn 30 khu công nghiệp với hơn 420 ngàncông nhân, đa số công nhân là dân nhập cư từ các tỉnh phía Bắc, Trung và Tây Nambộ. Điều kiện sống và điều kiện làm việc cũng như đặc điểm của việc di dân đã nảysinh nhiều vấn đề khó khăn đối với người công nhân, một trong những vấn đề đó làtình trạng rối loạn tâm thần. Nghiên cứu được khảo sát trên 840 công nhân tại khucông nghiệp Biên Hòa 2 để sàng lọc ra 120 người có rối loạn tâm thần (chiếm14,29%), từ đó xem xét điều kiện sống của họ như thế nào. Kết quả nghiên cứu thốngkê mô tả cho thấy, đa số công nhân có rối loạn tâm thần có thu nhập thấp, điều kiệnsống không đảm bảo, áp lực công việc và môi trường làm việc không đảm bảo.Từ khóa: Rối loạn tâm thần, điều kiện sống, điều kiện làm việc, công nhân,Khu công nghiệp Biên Hòa 21. Đặt vấn đềTrong những năm qua, thực hiệnđường lối đổi mới của Đảng và Nhànước, Đồng Nai đã kịp thời nắm bắt vậnhội mới, khai thác vận dụng tiềm năng,lợi thế ở địa phương, tích cực thu hútđầu tư trong và ngoài nước, đẩy mạnhsản xuất kinh doanh, phát triển côngnghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, giải quyếtviệc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng công nghiệp - dịch vụ nông nghiệp, tạo nền kinh tế liên tụcphát triển với tốc độ cao.Song song với việc phát triểnkinh tế của tỉnh nhà, đội ngũ công nhânlao động (CNLĐ) ở Đồng Nai cũngphát triển khá nhanh, có nhiều biếnđộng ở các thành phần kinh tế tăngnhanh ở các doanh nghiệp tư nhân,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàivà giảm trong các doanh nghiệp nhà1nước. Hiện nay, toàn tỉnh Đồng Nai cókhoảng hơn 30 khu công nghiệp, hơn420 ngàn công nhân. Đa số công nhân,người lao động tại các khu công nghiệplà dân nhập cư từ nhiều tỉnh thành trêncả nước. Chế độ lương, điều kiện làmviệc, thiếu thốn vật chất, nhà ở khiếnđời sống của công nhân gặp rất nhiềukhó khăn.Trong thời gian qua, các cấpngành tại Đồng Nai đã cố gắng rấtnhiều trong việc nâng cao đời sống củangười công nhân. Tuy nhiên vẫn cònnhiều vấn đề đang đặt ra cần phải giảiquyết nhằm giúp người công nhân cómột cuộc sống thoải mái cả về vật chấtlẫn tinh thần, giúp họ an tâm công tácvà có thể định cư lâu dài.Trong thời gian qua, tại khoaKhám bệnh của Bệnh viện Tâm thầnTtrung ương 2, chúng tôi ghi nhận có sựTrường Đại học KHXH & NV TP. Hồ Chí Minh29TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 03 – 2016gia tăng người bệnh đến khám là côngnhân tại các khu công nghiệp. Rất nhiềutình trạng rối loạn tâm thần như trầmcảm, lo âu, rối loạn dạng cơ thể, stress,loạn thần,... mà người công nhânthường mắc phải. Năm 2006, chúng tôicó triển khai một đề tài nghiên cứu cấpcơ sở và cho thấy kết quả có khoảng 20– 25% công nhân nữ tại các khu côngnghiệp ở TP. Biên Hòa có rối loạn hỗnhợp lo âu và trầm cảm, cao hơn nhiềuso với các cộng đồng khác. Tuy nhiêncó một thực trạng là đa số công nhânkhông đủ tiền để khám và điều trị đúngphác đồ, do đó tình trạng bệnh tật ngàycàng nặng và gia tăng làm cho đời sốngcủa họ càng khó khăn. Đồng thời với đólà việc người công nhân cũng nhưngười quản lý lao động không có nhiềuhiểu biết để phòng ngừa tình trạng rốiloạn tâm thần. Điều đó cho thấy tỷ lệ rốiloạn tâm thần ở công nhân ngày càngtăng.Để nghiên cứu điều kiện sốngnhư là một trong các yếu tố nguy cơ dẫntới rối loạn tâm thần ở công nhân tại cáckhu công nghiệp, chúng tôi triển khai đềtài nghiên cứu “Điều kiện sống của côngnhân có rối loạn tâm thần tại Khu Côngnghiệp Biên Hòa 2”. Mục đích cụ thể củanghiên cứu này nhằm xác định các điềukiện sống, điều kiện làm việc của côngnhân có rối loạn tâm thần tại Khu Côngnghiệp Biên Hòa 2, từ đó đề xuất một sốkiến nghị giúp nâng cao chất lượng sứckhỏe tâm thần của công nhân.2. Phương pháp nghiên cứu2.1. Mẫu nghiên cứuMẫu nghiên cứu được phân ra 2 giai đoạn:ISSN 2354-1482- Giai đoạn 1, xác định tỷ lệ rốiloạn tâm thần ở công nhân. Ở giai đoạnnày chúng tôi nghiên cứu trên 840 côngnhân tại Khu Công nghiệp Biên Hòa 2,Đồng Nai để khảo sát sàng lọc tỷ lệ mộtsố rối loạn tâm thần ở công nhân (rốiloạn trầm cảm, rối loạn lo âu, suynhược, rối loạn giấc ngủ). Mẫu nghiêncứu được xác định là: 210 công nhân ởnhóm công ty ngành nghề sản xuất cơkhí, điện; 210 công nhân ở nhóm ngànhnghề sản xuất dệt, may mặc; 2010 côngnhân ở nhóm ngành nghề sản thựcphẩm; 210 công nhân ở nhóm ngànhnghề sản xuất vật liệu xây dựng.- Giai đoạn 2, nghiên cứu một số điềukiện sống của công nhân có rối loạn tâmthần. Ở giai đoạn này, chúng tôi tiếnhành khảo sát trên 120 công nhân đượcxác định mắc một trong 4 rối loạn tâmthần ở giai đoạn 1.2.2. Phương pháp nghiên cứuPhương pháp nghiên cứ ...

Tài liệu được xem nhiều: