Danh mục

Điều tra cây thuốc và giá trị sử dụng theo kinh nghiệm của dân tộc Mông tại xã Muờng Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 504.50 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết góp phần làm phong phú thêm kho tàng tri thức về cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc thiểu số nói chung và của đồng bào dân tộc Mông nói riêng tại khu vực nghiên cứu đồng thời làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều tra cây thuốc và giá trị sử dụng theo kinh nghiệm của dân tộc Mông tại xã Muờng Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 ĐIỀU TRA CÂY THUỐC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG THEO KINH NGHIỆM CỦA DÂN TỘC MÔNG TẠI XÃ MƢỜNG PHĂNG, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN Vũ Thị Liên, Hù Thị Mé, Hoàng Thị Thanh Hà Trường Đại học Tây Bắc Xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên có tổng diện tích tự nhiên là 3.474,44 ha, trong đó diện tích rừng là 1495,5 ha, có địa hình khá phức tạp, độ cao từ 958 m đến 1.478 m so với mặt nước biển. Toàn xã có 1112 hộ với 5164 khẩu sống ở 26 bản gồm 3 dân tộc sinh sống: Dân tộc Mông có 1189 khẩu chiếm 23,02%, dân tộc Thái có 3915 khẩu chiếm 75,81% và dân tộc Kinh có 60 khẩu chiếm 1,7% (Theo báo cáo của UBND xã Mường Phăng 2016). Phát triển kinh tế của địa phương chủ yếu dựa vào canh tác nương rẫy, trồng lúa, ngô, bầu, bí, dưa,.... Với đặc điểm địa hình khá đa dạng vàkhí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, nên xã Mường Phăng có điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của hệ thực vật, trong đó có nhiều loài cây được đồng bào dân tộc Mông sử dụng làm thuốc cùng với nhiều bài thuốc có giá trị phòng và chữa bệnh.Tuy nhiên do trong quá trình thu hái, người dân địa phương chưa chú ý đến khai thác bền vững dẫn đến nguồn tài nguyên cây thuốc có giá trị này đang dần cạn kiệt. Bên cạnh đó do đốt nương làm rẫy và do các thương lái đặt hàng thu mua những loài cây dược liệu quý, phân bố tự nhiên dưới các thảm thực vật rừng. Chính vì vậy, khi diện tích rừng ngày càng suy giảm thì kèm theo trữ lượng các loài cây thuốc cũng giảm sút đáng kể. Đặc biệt với những loài có khả năng tái sinh và sinh trưởng chậm thì nguy cơ bị đe dọa và tuyệt chủng là rất cao. Để góp phần làm phong phú thêm kho tàng tri thức về cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc thiểu số nói chung và của đồng bào dân tộc Mông nói riêng tại khu vực nghiên cứuđồng thời làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo. Vì vậy, đề tài: Điều tra cây thuốc và giá trị sử dụng theo kinh nghiệm của dân tộc Mông tại xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã được thực hiện. I. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu Các loài thực vật phân bố ngoài tự nhiên và được người dân trồng tại vườn có công dụng làm thuốc tại xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. - Thời gian: Tiến hành trong 3 đợt: Đợt 1: tháng 7, 8, 9 năm 2016; Đợt 2: tháng 2 năm 2017 ; Đợt 3: tháng 4 và tháng 5 năm 2017. - Địa điểm nghiên cứu: Tại 3 bản Lọng Luông I, Lọng luông II, Lọng Nghịu xã Mường Phăng, huyện Điên Biên, tỉnh Điện Biên. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp kế thừa tài liệu: Tìm hiểu, thu thập, các tài liệu đã nghiên cứu có liên quan đến các loài cây thuốc. - Pháp nghiên cứu thực vật: Phương pháp lập tuyến điều tra, thu và bảo quản mẫu thực vật được thực hiện theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007 ). - Điều tra theo tuyến: Lập tuyến điều tra dựa vào kết quả điều tra sơ bộ, tiến hành lập 2 tuyến điều tra/1 bản (gồm 6 tuyến). Trên mỗi tuyến thu thập, ghi lại đặc điểm hình thái, thống kê các loài cây thuốc, chụp ảnh mẫu, sử dụng GPS để xác định tọa độ địa lý, độ cao phân bố cây thuốc,… Việc điều tra tại các tuyến có đi cùng người dân bản địa thường xuyên thu hái cây thuốc và thầy thuốc địa phương và được ghi vào mẫu phiếu 01. 1311 . TIỂU BAN TÀI NGUYÊN SINH VẬT Mẫu 01: Điều tra tuyến: Tên tuyến……từ …..đến.....; Ngày điều tra: …….. Người điều tra:...................... TT Tên loài Dạng Sinh Công dụng (làm Bộ phận Mùa Cách Địa Phổ Khoa sống cảnh thuốc, chữa sử dụng thu chế phương thông học bệnh gì…), hái biến - Các tuyến điều tra: Gồm 6 tuyến với tổng chiều dài tuyến điều tra là 29,5 km. Các tuyến này phân bố trên các đai cao, các dạng sinh cảnh và kiểu trạng thái thảm thực vật rừng khác nhau (quanh bản, ven suối, rừng tái sinh, rừng ẩm thường xanh trên núi đất, núi đá vôi, thảm cỏ,…) của khu vực nghiên cứu. Trên các dạng sinh cảnh, tiến hành lập 7 ô tiêu chuẩn lớn 1000 m2 (OTC) và 15 ô tiêu chuẩn nhỏ 25 m2. Ngoài ra còn điều tra bổ sung tại vườn nhà người dân và thu mẫu tiêu bản tại thực địa. - Phương pháp phân tích và phân loại mẫu: Xác định tên hoa học các loài thực vật bằng phương pháp hình thái so ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: