Danh mục

Điều tra về những khó khăn sinh viên năm hai chuyên ngành tiếng Anh của trường Đại học Đà Lạt gặp phải khi học môn Speaking 4

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.30 MB      Lượt xem: 53      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được tiến hành để tìm hiểu về ý kiến của SV năm thứ hai về những khó khăn của họ khi học môn S4 và đề xuất một số giải pháp thực tế cho việc học và giảng dạy môn S4 tại Đại học Đà Lạt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều tra về những khó khăn sinh viên năm hai chuyên ngành tiếng Anh của trường Đại học Đà Lạt gặp phải khi học môn Speaking 4 Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 ĐIỀU TRA VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN SINH VIÊN NĂM HAI CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT GẶP PHẢI KHI HỌC MÔN SPEAKING 4 Nguyền Thị Uyên Vi - 1412975 Đỗ Ngọc Mỹ Nhi - 1512766 Trương Hoàng Phương Thảo - 1512770 LỚP AVK38 - AVK39, Khoa Ngoại ngữ 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do thực hiện đề tài Ngày nay, TA đóng một vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại vì đây là một trong những ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi và có độ lan tỏa nhanh nhất trên thế giới. (Ethnologue, 2010). Đối với SV chuyên ngành TA tại Khoa Ngoại ngữ của trường Đại học Đà Lạt, mặc dù có rất nhiều cơ hội để phát triển kỹ năng Nói, song SV vẫn gặp nhiều khó khăn khi nói TA. Nghiên cứu này được tiến hành để tìm hiểu về ý kiến của SV năm thứ hai về những khó khăn của họ khi học môn S4 và đề xuất một số giải pháp thực tế cho việc học và giảng dạy môn S4 tại Đại học Đà Lạt. 1.2. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu hướng đến mục tiêu tìm hiểu về những vấn đề các SV năm thứ hai chuyên ngành TA của trường Đại học Đà Lạt đang phải đối mặt trong khi học môn S4, phần nào chỉ ra một số điểm chưa phù hợp trong phương pháp giảng dạy nói TA của Khoa Ngoại ngữ trường Đại học Đà Lạt đối với môn S4, và tìm hiểu một số đề xuất của chính SV để giải quyết những khó khăn trong học tập môn S4. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu • Khi học môn S4 do Khoa Ngoại ngữ giảng dạy, SV năm hai chuyên ngành TA của trường Đại học Đà Lạt gặp phải những khó khăn gì? • Môn học S4 do Khoa Ngoại ngữ giảng dạy có những điểm nào chưa phù hợp với SV năm hai chuyên ngành TA? • Có những đề xuất nào cho việc cải thiện việc học Nói của SV năm hai chuyên ngành TA của trường Đại học Đà Lạt? 1.4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: Những khó khăn mà SV năm hai chuyên ngành TA của trường Đại học Đà Lạt gặp phải khi học môn S4. • Khách thể nghiên cứu: SV năm hai chuyên ngành TA của trường Đại học Đà Lạt. 232 Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 2. PHƯƠNG PHÁP Quần thể nghiên cứu được lựa chọn là SV năm hai, Khoa Ngoại ngữ của trường Đại học Đà Lạt, những SV đang học môn S4 trong thời gian thực hiện nghiên cứu, mẫu được lựa chọn là 105 SV năm hai Khoa Ngoại ngữ đến từ tất cả các lớp K40 của Khoa Ngoại ngữ. 2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 2.1.1. Khảo sát Bản khảo sát được gửi đến 105 SV đã chọn gồm 20 câu hỏi về thông tin cá nhân, nhận xét của SV năm hai Khoa Ngoại ngữ về khả năng và nhu cầu nói TA của chính các bạn, về những khó khăn SV gặp phải, nhận xét của các bạn về phương pháp và chương trình dạy S4 ở Khoa Ngoại Ngữ và đề xuất của các bạn. 2.1.2. Phỏng vấn Trong số 105 SV nói trên, có 5 SV được lựa chọn ngẫu nhiên để được phỏng vấn và tìm hiểu cụ thể về những khó khăn của các bạn khi học môn S4, những điểm chưa phù hợp của môn học đối với các bạn, và đề xuất của các bạn để cải thiện việc dạy và học môn S4. 2.1.3. Quan sát Nhóm những người thực hiện đề tài tiến hành dự giờ, quan sát việc dạy và học môn S4 ở hai lớp AVK40C và AVK40E để nắm rõ tiến trình dạy và học môn S4 cũng như quan sát thái độ và khả năng vận dụng ngôn ngữ nói của SV trong và sau giờ học. 2.2. Quy trình thực hiện Khảo sát được gửi đến cho 15 SV được chọn ngẫu nhiên của mỗi lớp Anh Văn K40 Khoa Ngoại ngữ. Sau đó được thu thập, thống kê và phân tích. Trong số 105 SV được khảo sát, trang web Random.org được sử dụng để chọn 5 SV để phỏng vấn và lấy ý kiến mở rộng về những vấn đề trong bản khảo sát. Nhóm thực hiện nghiên cứu đồng thời tiến hành xin phép và tham dự giờ học môn S4 của các lớp AVK40C, AVK40E để quan sát thực tế cách dạy và học của GV và SV. 3. KẾT QUẢ 3.1. Kết quả cho câu hỏi nghiên cứu 1 (Khi học môn S4 do Khoa Ngoại ngữ giảng dạy, SV năm hai chuyên ngành TA của trường Đại học Đà Lạt gặp phải những khó khăn gì?) Kết quả khảo sát cho thấy, những khó khăn SV hay gặp phải nhất là: không có đủ vốn từ vựng và cấu trúc để nói trôi chảy; có xu hướng dùng tiếng Việt để nói chuyện với bạn bè ngay trong lớp học; sợ mình dùng sai ngữ pháp, từ vựng không phù hợp, nhấn giọng không đúng, không hay; và không có ý tưởng gì để nói. Ngoài ra có gần 35% SV trả lời mình lo ngại mình 233 Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 bị mọi người xung quanh đánh giá thấp khi nói TA cũng như không quen với văn hóa nước ngoài nên lo sợ nói ra những điều không phù hợp. Những khó khăn khác về môi trường lớp học chỉ có dưới 15% SV gặp phải. Kết quả phỏng vấn và dự giờ cũng cho thấy khó khăn lớn nhất của SV là khó khăn về từ vựng. Lý do chủ yếu dẫn tới khó khăn này là SV trước khi tham gia học phần này ít khi tiếp xúc với từ vựng và cấu trúc TA cao cấp, phục vụ cho mục đích học thuật. Ngoài ra kết quả khảo sát và phỏng vấn cũng cho thấy môi trường lớp học ảnh hưởng khá nhiều đến việc học S4 của SV. Cụ thể, việc không khí lớp học trầm, không tạo ra sự thoải mái để SV giao tiếp bằng TA một cách tự nhiên mà chỉ tập trung vào vấn đề học để nói được TA phục vụ cho môn S4 làm SV cảm thấy nhàm chán. Đồng thời, lớp học đông cũng là một yếu tố khiến SV ít có cơ hội được nói và được GV góp ý cho khả năng Nói của mình. Bên cạnh đó, việc chênh lệch trình độ nói TA của SV làm các bạn cảm thấy tự t ...

Tài liệu được xem nhiều: