Sự chậm động dục do sai hỏng chu kỳ động dục ở bò làm giảm hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ bò tơ chậm lên giống (> 26 tháng tuổi) là 63,22%. Trong khi đó, tỷ lệ chậm sinh lại (thời gian động dục lại > 5 tháng sau khi sinh con) ở những bò cái là 40,99%. Để điều trị sự trì hoãn động dục trên, các hóc môn sinh sản gồm Progesterone (PG), Gonadotropin-releasing hormone (GnRH), Pregnant Mare Serum Gonadotropin (PMSG), Human chorionic gonadotropin (hCG), Estradiol Benzoate (EB) và thể mang hóc môn sinh sản gồm Synchromate B (SMB) cấy tai và vòng Cue-Mate cấy âm đạo đã được dùng. Có 5 công thức được thiết kế từ các hóc môn và thể mang này. Công thức I gồm PG + GnRH (tiêm cơ lần 1) và PG + GnRH (tiêm cơ lần 2) cách nhau 9 ngày. Công thức II gồm PG (tiêm cơ lần 1) và PG + PMSG (tiêm cơ lần 2) cách nhau 9 ngày. Công thức III gồm PG (tiêm cơ lần 1) và PG + hCG (tiêm cơ lần 2) cách nhau 9 ngày. Công thức IV gồm SMB (cấy vào tai) + EB (tiêm cơ lần 1) và PG + PMSG (tiêm cơ lần 2) cách nhau 7 ngày và 9 ngày sau đó, SMB được tháo bỏ. Công thức 5 gồm vòng Cue-Mate (cấy vào âm đạo) + EB (tiêm cơ lần 1) và PG + PMSG (tiêm cơ lần 2) cách nhau 7 ngày và 9 ngày sau đó, vòng Cue-Mate được tháo bỏ. Đối với bò cái chậm động dục lại, công thức I, II, III, IV và V cho tỷ lệ động dục lại tương ứng là 94,82%, 88,46%, 90%, 100% và 100% và tỷ lệ có thai tương ứng là 89,66%, 80,77%, 82%, 96%, và 82,14%. Công thức IV cho thấy, hiệu quả đạt được cao nhất nhưng giá thành cao. Trong khi đó, công thức V lại gây viêm âm đạo (62,50%) sau khi cấy vòng Cue-Mate.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều trị chậm động dục ở bò sữa bằng hóc môn sinh sảnTẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 306-312 ĐIỀU TRỊ CHẬM ĐỘNG DỤC Ở BÒ SỮA BẰNG HÓC MÔN SINH SẢN Hoàng Nghĩa Sơn Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, hoangnghiason@yahoo.com TÓM TẮT: Sự chậm động dục do sai hỏng chu kỳ động dục ở bò làm giảm hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ bò tơ chậm lên giống (> 26 tháng tuổi) là 63,22%. Trong khi đó, tỷ lệ chậm sinh lại (thời gian động dục lại > 5 tháng sau khi sinh con) ở những bò cái là 40,99%. Để điều trị sự trì hoãn động dục trên, các hóc môn sinh sản gồm Progesterone (PG), Gonadotropin-releasing hormone (GnRH), Pregnant Mare Serum Gonadotropin (PMSG), Human chorionic gonadotropin (hCG), Estradiol Benzoate (EB) và thể mang hóc môn sinh sản gồm Synchromate B (SMB) cấy tai và vòng Cue-Mate cấy âm đạo đã được dùng. Có 5 công thức được thiết kế từ các hóc môn và thể mang này. Công thức I gồm PG + GnRH (tiêm cơ lần 1) và PG + GnRH (tiêm cơ lần 2) cách nhau 9 ngày. Công thức II gồm PG (tiêm cơ lần 1) và PG + PMSG (tiêm cơ lần 2) cách nhau 9 ngày. Công thức III gồm PG (tiêm cơ lần 1) và PG + hCG (tiêm cơ lần 2) cách nhau 9 ngày. Công thức IV gồm SMB (cấy vào tai) + EB (tiêm cơ lần 1) và PG + PMSG (tiêm cơ lần 2) cách nhau 7 ngày và 9 ngày sau đó, SMB được tháo bỏ. Công thức 5 gồm vòng Cue-Mate (cấy vào âm đạo) + EB (tiêm cơ lần 1) và PG + PMSG (tiêm cơ lần 2) cách nhau 7 ngày và 9 ngày sau đó, vòng Cue-Mate được tháo bỏ. Đối với bò cái chậm động dục lại, công thức I, II, III, IV và V cho tỷ lệ động dục lại tương ứng là 94,82%, 88,46%, 90%, 100% và 100% và tỷ lệ có thai tương ứng là 89,66%, 80,77%, 82%, 96%, và 82,14%. Công thức IV cho thấy, hiệu quả đạt được cao nhất nhưng giá thành cao. Trong khi đó, công thức V lại gây viêm âm đạo (62,50%) sau khi cấy vòng Cue-Mate. Đối với bò tơ chậm biểu hiện động dục lần đầu, công thức I cho tỷ lệ động dục và tỷ lệ có thai 3 tháng là cao nhất (tương ứng là 97,22% và 86,11%). Kết quả trên cho thấy, có thể áp dụng công thức I cho việc điều trị sự trì hoãn động dục ở cả bò tơ và bò cái sau khi sinh con. Từ khóa: bò sữa, mang thai, động dục, chu kỳ, hóc môn sinh sản.MỞ ĐẦU rất hiếm có con động dục lại 45 ngày sau khi đẻ. Trong những năm gần đây, tình hình chăn Trong vòng từ 60 đến 90 ngày sau khi đẻ, độngnuôi bò sữa nói riêng và chăn nuôi bò nói chung dục tự nhiên chỉ xảy ra ở tỷ lệ 1/3 của toàn đàn.đang gặp phải một số vấn đề khó khăn về khả Nếu thụ tinh đạt 70% thì chỉ có khoảng 25% sốnăng sinh sản của đàn bò cái. Tỷ lệ sinh sản của bò được thụ thai. Vì vậy, muốn duy trì khoảngđàn bò được nuôi nhỏ lẻ trong nhân dân cũng cách giữa hai lứa đẻ từ 12 đến 13 tháng (khoảngnhư được nuôi theo qui mô lớn trong các trang 1 lứa/năm), việc chủ động gây động dục và rụngtrại chăn nuôi tư nhân và quốc doanh còn khá trứng sau khi đẻ và chủ động dẫn tinh là điềuthấp. Những rối loạn về sinh sản như chậm lên cần thiết.giống (chưa lên giống sau 26 tháng tuổi), nân Nhìn chung, việc chủ động gây động dục đểsổi (chưa lên giống sau 30 tháng tuổi), chậm rút ngắn thời gian giữa hai lứa đẻ ở bò và đặcđộng dục lại (trên 5 tháng sau khi đẻ), rối loạn biệt là bò sữa chưa trở thành một khâu ổn địnhchu kỳ sinh sản, đẻ sót nhau, viêm nhiễm cơ trong kỹ thuật chăn nuôi ở Việt Nam. Các biệnquan sinh dục... đã làm giảm hiệu quả kinh tế pháp xử lý hóc môn chỉ được tiến hành khi sựtrong chăn nuôi. Ví dụ, khoảng cách giữa 2 lứa chậm sinh sản đã chuyển sang giai đoạn bệnhđẻ ở bò là khoảng từ 60 đến 100 ngày. Nếu lý. Thêm vào đó, do việc sử dụng hóc môn cònkhoảng cách này càng tăng thì tổn thất về kinh chưa có một quy trình cụ thể, nên thiệt hại vàtế càng lớn do ảnh hưởng trực tiếp của nó đến những bất trắc do sử dụng hóc môn không hợpnăng suất sữa của chu kỳ đang vắt và của chu lý gây ra cũng khá lớn.kỳ tiếp theo sau và số bê được sinh ra trên một Trong nghiên cứu này, tình hình chậm sinh,đầu bò cái. Cùng với đó là giảm tiến độ di vô sinh và chậm động dục lại sau khi có thai ởtruyền của toàn đàn [6]. bò tại một số xí nghiệp và trại ở Long Thành và Theo một số tác giả [6] ở công ty Hóa dược Củ Chi đã được điều tra và phân tích. Trên cơIntervet vào năm 2000, ở bò sữa giống thuần, sở đó, một số công thức hóc môn sinh sản đã306 Hoang Nghia Sonđược dùng để thử nghiệm nhằm can thiệp và tìm tiêm ở mũi thứ nhất ở pha hoàng thể hoặc saura hướng khắc phục để giảm thiểu thiệt hại cho động dục ít ...