Danh mục

ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP TIM THƯỜNG GẶP (Kỳ 12)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 192.17 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

2. Điều trị duy trì: a. Thuốc: - Nghiên cứu ESVEM so sánh tác dụng của 7 loại thuốc chống loạn nhịp (Imipramine, Mexiletine, Pimenol, Quinidine, Sotalol, Procainamide, Propafenone) để điều trị ngăn ngừa tái phát cơn NNT thì thấy là Sotalol có tác dụng ngăn ngừa NNT hiệu quả nhất. - Các nghiên cứu CAMIAT và EMIAT cho thấy Amiodarone có thể ngăn ngừa đợc cơn NNT sau NMCT cấp và giảm tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, khi dùng Amiodarone lâu dài chúng ta phải chú ý đến các tác dụng phụ khá phong phú của nó. - Vai trò...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP TIM THƯỜNG GẶP (Kỳ 12) ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP TIM THƯỜNG GẶP (Kỳ 12) 2. Điều trị duy trì: a. Thuốc: - Nghiên cứu ESVEM so sánh tác dụng của 7 loại thuốc chống loạn nhịp (Imipramine, Mexiletine, Pimenol, Quinidine, Sotalol, Procainamide, Propafenone) để điều trị ngăn ngừa tái phát cơn NNT thì thấy là Sotalol có tác dụng ngăn ngừa NNT hiệu quả nhất. - Các nghiên cứu CAMIAT và EMIAT cho thấy Amiodarone có thể ngăn ngừa đợc cơn NNT sau NMCT cấp và giảm tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, khi dùng Amiodarone lâu dài chúng ta phải chú ý đến các tác dụng phụ khá phong phú của nó. - Vai trò của các thuốc chống loạn nhịp trong điều trị duy trì để ngăn ngừa tái phát cơn NNT còn cha thực sự đợc thống nhất. Thêm vào đó, chúng ta cần chú ý đến tác dụng gây loạn nhịp của một số thuốc. b. Cấy máy phá rung tự động trong buồng tim: Nghiên cứu MADIT và AVIT là hai thử nghiệm lớn đã chứng tỏ rằng việc cấy máy phá rung tự động trong buồng tim là thực sự có ích và giảm tỷ lệ đột tử rõ rệt ở những bệnh nhân thờng có cơn NNT. Máy sẽ có tác dụng nhận biết cơn NNT xảy ra và tự động phát ra sốc điện để cắt cơn. Tuy nhiên, các loại máy này còn khá đắt tiền. c. Điều trị bằng cách triệt phá (huỷ) vòng vào lại bất thờng trong NNT bằng sóng Radio qua đờng ống thông. Thành công của phơng pháp đạt đợc khoảng 50 -70%. Hiện nay phơng pháp này đang ngày càng đợc hoàn thiện hơn và cho kết quả cao hơn. d. Phẫu thuật: Đối với một số bệnh nhân mà không khống chế đợc bằng thuốc duy trì và có các ổ sẹo tổn thơng sau nhồi máu gây loạn nhịp, ngời ta có thể phẫu thuật cắt bỏ nội mạc vùng sẹo của tâm thất gây loạn nhịp mà đã đợc định vị bằng thăm dò điện sinh lý trớc đó. Ngày nay nhờ phơng pháp triệt phá các ổ xung động bất thờng qua đờng ống thông, phẫu thuật để điều trị NNT ít còn đợc dùng đến. VIII. Xoắn đỉnh (Torsades de points) Xoắn đỉnh (XĐ) chính là một loại nhịp nhanh thất đa hình thái có liên quan đến hiện tợng tái cực chậm trễ của cơ tim. Hầu hết xoắn đỉnh có biểu hiện kéo dài đoạn QT trớc đó. Cơn xoắn đỉnh thờng chỉ kéo dài vài chục giây nhng cũng có tr- ờng hợp khá bền bỉ hoặc thoái hoá thành rung thất. Biểu hiện và diễn biến lâm sàng của cơn xoắn đỉnh có thể là mất ý thức hoặc đột tử. Trên ĐTĐ là hình ảnh nhịp thất nhanh tới trên 200 ck/phút với hình thái đa dạng và các đỉnh của QRS xoắn xuýt quanh trục đờng đẳng điện (có lúc các đỉnh của phức bộ QRS quay lên trên, có lúc lại quay xuống dới trục đờng đẳng điện). A. Nguyên nhân 1. Bẩm sinh: a. Hội chứng QT kéo dài bẩm sinh có kèm theo điếc (Hội chứng Jervell- Lange-Niesel). b. Hội chứng QT kéo dài bẩm sinh không kèm theo điếc (Hội chứng Romano-Ward). 2. Mắc phải: a. Thuốc: một số thuốc sau đôi khi có thể gây nên xoắn đỉnh: - Các thuốc chống loạn nhịp: nhóm IA, Sotalol, Amiodarone, Mexiletine, Flecainide... - Một số thuốc hớng thần và chống trầm cảm (Haloperidol, Amitriptiline...). - Thuốc kháng sinh (Ampicillin, Erythromycine...). - Ketoconazol, Astemizole... b. Các rối loạn nhịp chậm có QT kéo dài. c. Rối loạn điện giải máu, đặc biệt là hạ kali hoặc magiê máu. Hạ canxi máu cũng có thể gây xoắn đỉnh. d. Một số nguyên nhân khác: Tai biến mạch não, dùng thuốc cản quang chứa Iod... Hình 10-7. Xoắn đỉnh. B. Điều trị 1. Cắt cơn: a. Cú đấm mạnh trớc ngực bệnh nhân đôi khi cũng có hiệu quả. b. Nếu XĐ kéo dài hoặc gây rối loạn huyết động nặng cần sốc điện bằng năng lợng bắt đầu từ 50-100J và có thể tăng lên đến 360J nếu cần. 2. Điều chỉnh ngay các rối loạn điện giải máu: a. Tiêm Magiê sulfate thẳng vào tĩnh mạch với liều 1-2 g và có thể nhắc lại đến tổng liều 2-4 g trong vòng 15 phút. Việc này có thể cắt đợc cơn XĐ trong 75% số bệnh nhân. b. Bồi phụ kali và canxi theo yêu cầu. c. Ngừng ngay các thuốc có thể gây XĐ hoặc rối loạn điện giải máu. 3. Điều trị các rối loạn nhịp chậm nếu có: a. Dùng Isoproterenol truyền TM. b. Đặt máy tạo nhịp tạm thời: là biện pháp rất hữu ích trong các trờng hợp này. c. Có thể dùng Lidocain. ...

Tài liệu được xem nhiều: