Danh mục

Đình – chùa làng Giang Khẩu: Lưu giữ di sản quý

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 153.04 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cụm đình- chùa làng Giang Khẩu, xã Đại Thắng (Tiên Lãng) nằm ở vị trí đắc địa, quay mặt ra sông Thái Bình. Đây không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân địa phương, mà còn thu hút các nhà nghiên cứu đến tìm hiểu một số di sản quý. Theo một số tư liệu dân làng ghi chép lại, cụm đình – chùa này có từ năm 1648.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đình – chùa làng Giang Khẩu: Lưu giữ di sản quý Đình – chùa làng Giang Khẩu: Lưu giữ di sản quýCụm đình- chùa làng Giang Khẩu, xã Đại Thắng (Tiên Lãng) nằm ở vị trí đắc địa,quay mặt ra sông Thái Bình. Đây không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhândân địa phương, mà còn thu hút các nhà nghiên cứu đến tìm hiểu một số di sản quý.Theo một số tư liệu dân làng ghi chép lại, cụm đình – chùa này có từ năm 1648. Trướcđây, cụm đình – chùa lợp bằng mái rơm, rạ, tọa lạc trên vùng đất vuông vắn rộng khoảngmột mẫu. Đình làng thờ 4 vị thành hoàng làng là Linh Lang đại vương, Nam Hải đạivương, Đống Tỉnh đại vương, và Tứ Nương Đại Vương, là những người có công giúpvua đánh giặc, giúp dân làng có cuộc sống yên ổn, no ấm.Hiện trong cụm đình, chùa này còn lưu giữ được các di vật cổ như long đình, ngai vàng,hòm sắc phong, hoa văn họa tiết ở gian vọng cung từ thời hậu Lê. Ở phía Đông của đìnhlàng có giếng ngọc, đường kính khoảng 8m. Dân làng gọi là giếng ngọc, bởi quanh nămgiếng có nước trong, mát, không chỉ làm đẹp cảnh quan của di tích, mà còn là nguồnnước sinh hoạt phục vụ cuộc sống của dân làng. Phía trước chùa làng có 2 tháp cổ, phíadưới có phần mộ của 2 vị sư trụ trì ở chùa là Giác Linh hòa thượng và Sư thúc hòathượng. Giác Linh hòa thượng theo đoàn quân Nam tiến, chiến đấu chống thực dân Pháp,bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc và đã anh dũng hy sinh. Sau này, hòa thượng được Nhànước truy tặng danh hiệu liệt sĩ. Nằm ở vị trí phía Đông của cụm đình, chùa này là tổđường, nơi có bài vị thờ các vị hậu thần và vị sư đã mất tại chùa làng.Di sản quý giá nhất còn lưu giữ ở cụm đình, chùa Giang Khẩu là hệ thống các văn bia cổ.Theo khảo sát của một số nhà nghiên cứu Hán Nôm, đây là văn bia lâu đời nhất trên địabàn huyện Tiên Lãng. Theo lời giới thiệu của Ban hội tự chùa, hiện ở cụm đình, chùaGiang Khẩu còn lưu giữ được 6 văn bia cổ, trong đó có 2 văn bia xuất hiện khá sớm. Biathứ nhất được dựng vào ngày 28 tháng Giêng năm 1648. Văn bia thứ 2 dựng ngày 19tháng 2 năm 1650. Trên các bia có những văn bản ghi lại nhiều sự kiện lịch sử. Chẳnghạn việc vợ chồng ông Tôn Thọ Nam cúng cho làng 5 mẫu ruộng và 80 quan tiền để chiphí cho việc đắp đê. Vợ chồng ông được tôn làm hậu thần, được hưởng cúng tế cùng 4 vịthành hoàng làng. Có văn bia lại ghi rõ công đức của những người có công xây dựngđình, chùa với nội dung: “Tín chủ là Nhân Dũng cùng vợ là Nguyễn Thị Lịch, xin cúngtam bảo, giao cho bản chùa đất canh tác để cúng Dàng, thờ Phật, sau là khắc chữ trên biađá của chùa để công đức được sáng mãi”.Trong giai đoạn phong kiến và kháng chiến chống thực dân Pháp, cụm đình – chùa làngcũng là nơi ghi lại những chứng tích lịch sử. Theo cụ Bùi Văn Bân,người cao tuổi nhấttrong làng, thời phong kiến, đình làng là nơi địa chủ bắt trói những người dân chưa đónghoặc chậm đóng sưu thuế. Thời Pháp thuộc, giặc Pháp bắt bớ dân làng ra đình để trakhảo, tìm tung tích cán bộ Việt Minh. Sau năm 1946 hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốckháng chiến, đình làng được tiêu thổ kháng chiến. Hòa bình trở lại, trên nền đất cũ củacụm đình, chùa xưa, dân làng cùng góp công, góp của để kiến thiết lại cụm đình chùa nhưhiện nay.“Quý giá nhất ở cụm đình chùa làng là những di vật còn được lưu giữ cho muôn đời sau.Vì vậy, những người cao tuổi trong làng biết nhiều về lịch sử của cụm đình, chùa GiangKhẩu thường giảng giải cho lớp trẻ hôm nay hiểu rõ ý nghĩa, lịch sử của các di vật quý”,bà Hoàng Thị Thơ, trong Ban hộ tự của cụm đình, chùa cho biết. Theo lời bà Thơ, đình,chùa làng còn phát huy giá trị lịch sửtruyền thống, trở thành nơi sinh hoạt văn hóa, tínngưỡng ý nghĩa đối với nhân dân địa phương. Vào ngày mồng 10 tháng Giêng, dân làngmở hội tại cụm đình, chùa làng. Trong ngày lễ hội, có các hoạt động tế, lễ, dâng hươngcủa các dòng họ. Đặc biệt, các hoạt động văn hóa, thể, thao, trò chơi dân gian tổ chức thuhút đông đảo bà con đến dự và cổ vũ. Nhiều con cháu của làng sống ở xa quê cũng về dựlễ hội, tham gia các trò chơi dân gian. Nhân dịp lễ hội, tại khuôn viên của đình làng, lãnhđạo địa phương còn tổ chức lễ chúc thọ các cụ cao tuổi trong làng; biểu dương, khenthưởng học sinh giỏi cấp thành phố và huyện nhằm khuyến khích phong trào học tập tốtcủa con cháu trong làng. Năm 2010, tại đình làng, lãnh đạo địa phương biểu dương 36học sinh giỏi cấp thành phố và huyện, học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng.Trải qua thời gian, cụm đình chùa Giang Khẩu xuống cấp. Mái chùa thường bị dột khimưa. Vì vậy, dân làng đang đồng sức, đồng lòng sửa chữa, nâng cấp, bảo tồn giá trị củacụm đình, chùa làng. Hiện, phần công trình phụ, gian tổ đường của cụm đình, chùa làngđang được tu bổ, tôn tạo. khang trang hơn, đáp ứng yêu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡngtại địa phương, bảo tồn các di vật quý đã được lưu giữ từ hàng trăm năm nay. ...

Tài liệu được xem nhiều: