Đình Đại Phùng
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 191.77 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Từ Thủ đô Hà Nội theo đường 32 đi thành cổ Sơn Tây, qua Thị trấn Phùng (huyện lỵ Đan Phượng), rẽ tay phải là đến Đình Đại Phùng , xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Ngôi đình khang trang, bề thế, cổ kính có từ thời hậu Lê (thế kỷ XVII) tọa lạc ở đầu làng, hướng vê phía sông Đáy cổ và núi Tản Viên. Bên trái là Ngôi chùa “Tam Giáo” và xóm làng trù phú bao quanh. Đình Đại Phùng phối thờ hai vị thần là Tích Lịch Hòa Quang và danh tướng Vũ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đình Đại Phùng Đình Đại PhùngTừ Thủ đô Hà Nội theo đường 32 đi thành cổ Sơn Tây, qua Thị trấn Phùng (huyệnlỵ Đan Phượng), rẽ tay phải là đến Đình Đại Phùng , xã Đan Phượng, huyện ĐanPhượng, Hà Nội.Ngôi đình khang trang, bề thế, cổ kính có từ thời hậu Lê (thế kỷ XVII) tọa lạc ở đầu làng,hướng vê phía sông Đáy cổ và núi Tản Viên. Bên trái là Ngôi chùa “Tam Giáo” và xómlàng trù phú bao quanh.Đình Đại Phùng phối thờ hai vị thần là Tích Lịch Hòa Quang và danh tướng Vũ Hùng.Tích Lịch Hòa Quang là thiên thần (một trong vị thần của tứ pháp: Mây-Mưa-Chớp). Vịthần được cả tổng Phùng xưa (8 làng) tôn thờ làm thành hoàng (Đại Phùng, Phượng Trì,Đông Khê, Đồi Khê, Tháp Thượng, Thụy Ứng, Thu Quế và Thuận Thương).Vị thứ hai là nhân thần, hoàng làng riêng của Đại Phùng. Ngài là danh tướng Vũ Hùng,sinh ngày 18 tháng giêng năm Nhâm Thân thời vua Trần Hiển Tông.Theo lời thần phả thì Đình Đại Phùng có từ thời Trần, song hiện nay kiến trúc nghệ thuậtmang niên đại từ Thế kỷ XVII, XVIII, XIX và cả XX. Ta có thể nhận dạng ngôi đìnhđược làm quy mô lớn, trang trí đẹp vào thế kỷ XVII (Ngôi đại đình). Sang thế kỷ XVIII,XIX làm thêm tiền tế và hậu cung… nhiều lần tu bổ thêm.Giá trị đặc biệt về kiến trúc đình Đại Phùng là tòa đại đình hình chữ nhất được làm toànbằng gỗ xoan, hàng cột cái to lớn, người ôm không xuể. Đặc biệt là các mảng chạm khắcgỗ phản ánh sinh hoạt của xã hội đương thời. Tiêu biểu là môtíp hoạt cảnh “Vinh quy báitổ”. Đám rước về làng có cảnh ca công của lối hát ca trùtruyền thống, các bức diễn tả hộilàng đông vui với nhiều trò diễn xướng, trò chơi như: đấu vật, đá cầu…Đặc sắc là các cảnh: Trai gái tình tự, tiên tắm đầm sen, uống rượu, đánh cờ… từ các loàivật linh thiêng như: Rồng, Phượng, Ngựa, Voi đến các con vật gần gũi với người như:Mèo, Thạch Sùng, Chim, Cá… đều được chạm khắc sinh động trong nội thất ngôi đình.Những tác phẩm điêu khắc đồ sộ, hoàng tráng trở thành không gian sinh hoạt vui vẻ, gầngũi, đầm ấm của quê hương. Bởi vậy đình Đại phùng được Bộ Văn hóa-Thể-thao và Dulịch công nhận từ năm 1991 và xếp vào hạng di tích đặc biệt quan trọng cấp Quốc gia.Năm 2010, ngôi đình được trùng tu lớn, kinh phí trên 20 tỷ đồng, được gắn biển “Côngtrình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội”.Từ xa xưa, lễ hội đình Đại Phùng được tổ chức mỗi năm ba lần. Ngày 18 tháng giêng làngày đản sinh của thánh Vũ Hùng, đây là lễ hội lớn nhất trong năm; thứ hai là ngày 12tháng 2 tưởng nhớ thần Tích Lịch Hào Quang, vị thần hoàng chung của cả tổng Phùng; lễthứ ba là ngày 18 tháng 11 kỷ niệm ngày hóa của Vũ Hùng.Dịp 18 tháng giêng, cả làng Đại Phùng rộn dịp bước vào hội. Nhà nhà chuẩn bị lễ vật,xóm làng thu dọn sạch đẹp. Ban tổ chức lễ thành lập và phân công nhiệm vụ cho từng bộphận chuẩn bị các nghi lễ sao cho trang nghiêm thành kính bày tỏ lòng ngưỡng mộ vànhớ ơn công đức của Thành hoàng. Phần hội tạo không khí vui tươi đoàn kết, các trò vuiphong phú, không gian rộng mở.Trước cửa đình treo cao lá cờ ngũ sắc và cờ Tổ quốc, tiếng chiêng trống rộn ràng. Cảnhvật, con người náo nức đón ngày vui, các xóm ngõ trang trí bàn thờ bái vọng sẵn sàngđón đoàn rước đi qua. Đây là dịp trưng bày, phô diễn những sản vật quý của các gia đìnhqua một năm lao động. Như để trình báo với thần linh thành quả của dân làng. Những banthờ, hương án, đồ gỗ quý do bàn tay thợ giỏi làm ra. Các chậu cảnh, cây thế, hoa lá đủmàu sắc của nghề chơi sinh vật cảnh. Rồi mâm ngũ quả: bưởi, chuối, cam… sản vật của“Cây nhà lá vườn” đem ra trưng lễ. Đường làng ngõ xóm đông vui, người, xe qua lại dậpdìu trẩy hội. Mỗi xóm có những vẻ đẹp khác nhau.Những năm mở hội lớn, làng Đại Phùng mời các làng trong xã như: Đông Khê, Đồi Khê,Phượng Trì… tham gia hội đồng rước. Đoàn rước kiệu của các làng hoành tráng, cờ biểnrợp trời, trống chiêng rộn rã. Nam, phụ, lão, ấu đủ các thành phần đoàn thể cùng vào hội.Đám rước lớn xuất phát từ sân đình Đại Phùng, đi qua làng Đông Khê, Đồi Khê vượt lêntriền đê, vòng qua chùa Tam Giáo rồi trở về tập kết ở sân đình. Khí thế hùng dũng oainghiêm của đồn rước mô phỏng cảnh xuất quân lịch sử năm xưa của tướng Vũ Hùngđánh giặc rợ Cao, giành lại thanh bình cho đất nước.Cuộc hội quân quy mô lớn của lễ hội Đại Phùng cũng là sự biểu dương sức mạnh tổnghợp của con người và cảnh vật nơi đây. Đó là hình ảnh của “Nhân khang vật thịnh”. Lễvà hội ở đình Đại Phùng có sự hòa đồng. Trong khi ở trong đình diễn ra các tuần tế lễtrang nghiêm thành kính theo nghi thức cổ truyền, thì ở phía ngoài đình diễn ra rất nhiềutrò vui náo nhiệt. Ngày xưa còn có trò: đánh đạp, tổ tôm điếm, leo cầu cần, bắt vịt…Ngày nay vẫn duy trì trò chơi thi đấu cờ người, thi thả chim bồ câu…Lễ hội đình Đại Phùng là dịp bày tỏ lòng nhớ ơn các vị tiền nhân có công với làng vớinước. Trưng bày sản vật tiêu biểu của giá trị nhân khang-vật thịnh. Đồng thời thỏa mãnsự giao lưu, sáng tạo làm phong phú đời sống văn hóa của cộng đồng. Những năm mởhội lớn đạt tiêu chí của hội vùng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đình Đại Phùng Đình Đại PhùngTừ Thủ đô Hà Nội theo đường 32 đi thành cổ Sơn Tây, qua Thị trấn Phùng (huyệnlỵ Đan Phượng), rẽ tay phải là đến Đình Đại Phùng , xã Đan Phượng, huyện ĐanPhượng, Hà Nội.Ngôi đình khang trang, bề thế, cổ kính có từ thời hậu Lê (thế kỷ XVII) tọa lạc ở đầu làng,hướng vê phía sông Đáy cổ và núi Tản Viên. Bên trái là Ngôi chùa “Tam Giáo” và xómlàng trù phú bao quanh.Đình Đại Phùng phối thờ hai vị thần là Tích Lịch Hòa Quang và danh tướng Vũ Hùng.Tích Lịch Hòa Quang là thiên thần (một trong vị thần của tứ pháp: Mây-Mưa-Chớp). Vịthần được cả tổng Phùng xưa (8 làng) tôn thờ làm thành hoàng (Đại Phùng, Phượng Trì,Đông Khê, Đồi Khê, Tháp Thượng, Thụy Ứng, Thu Quế và Thuận Thương).Vị thứ hai là nhân thần, hoàng làng riêng của Đại Phùng. Ngài là danh tướng Vũ Hùng,sinh ngày 18 tháng giêng năm Nhâm Thân thời vua Trần Hiển Tông.Theo lời thần phả thì Đình Đại Phùng có từ thời Trần, song hiện nay kiến trúc nghệ thuậtmang niên đại từ Thế kỷ XVII, XVIII, XIX và cả XX. Ta có thể nhận dạng ngôi đìnhđược làm quy mô lớn, trang trí đẹp vào thế kỷ XVII (Ngôi đại đình). Sang thế kỷ XVIII,XIX làm thêm tiền tế và hậu cung… nhiều lần tu bổ thêm.Giá trị đặc biệt về kiến trúc đình Đại Phùng là tòa đại đình hình chữ nhất được làm toànbằng gỗ xoan, hàng cột cái to lớn, người ôm không xuể. Đặc biệt là các mảng chạm khắcgỗ phản ánh sinh hoạt của xã hội đương thời. Tiêu biểu là môtíp hoạt cảnh “Vinh quy báitổ”. Đám rước về làng có cảnh ca công của lối hát ca trùtruyền thống, các bức diễn tả hộilàng đông vui với nhiều trò diễn xướng, trò chơi như: đấu vật, đá cầu…Đặc sắc là các cảnh: Trai gái tình tự, tiên tắm đầm sen, uống rượu, đánh cờ… từ các loàivật linh thiêng như: Rồng, Phượng, Ngựa, Voi đến các con vật gần gũi với người như:Mèo, Thạch Sùng, Chim, Cá… đều được chạm khắc sinh động trong nội thất ngôi đình.Những tác phẩm điêu khắc đồ sộ, hoàng tráng trở thành không gian sinh hoạt vui vẻ, gầngũi, đầm ấm của quê hương. Bởi vậy đình Đại phùng được Bộ Văn hóa-Thể-thao và Dulịch công nhận từ năm 1991 và xếp vào hạng di tích đặc biệt quan trọng cấp Quốc gia.Năm 2010, ngôi đình được trùng tu lớn, kinh phí trên 20 tỷ đồng, được gắn biển “Côngtrình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội”.Từ xa xưa, lễ hội đình Đại Phùng được tổ chức mỗi năm ba lần. Ngày 18 tháng giêng làngày đản sinh của thánh Vũ Hùng, đây là lễ hội lớn nhất trong năm; thứ hai là ngày 12tháng 2 tưởng nhớ thần Tích Lịch Hào Quang, vị thần hoàng chung của cả tổng Phùng; lễthứ ba là ngày 18 tháng 11 kỷ niệm ngày hóa của Vũ Hùng.Dịp 18 tháng giêng, cả làng Đại Phùng rộn dịp bước vào hội. Nhà nhà chuẩn bị lễ vật,xóm làng thu dọn sạch đẹp. Ban tổ chức lễ thành lập và phân công nhiệm vụ cho từng bộphận chuẩn bị các nghi lễ sao cho trang nghiêm thành kính bày tỏ lòng ngưỡng mộ vànhớ ơn công đức của Thành hoàng. Phần hội tạo không khí vui tươi đoàn kết, các trò vuiphong phú, không gian rộng mở.Trước cửa đình treo cao lá cờ ngũ sắc và cờ Tổ quốc, tiếng chiêng trống rộn ràng. Cảnhvật, con người náo nức đón ngày vui, các xóm ngõ trang trí bàn thờ bái vọng sẵn sàngđón đoàn rước đi qua. Đây là dịp trưng bày, phô diễn những sản vật quý của các gia đìnhqua một năm lao động. Như để trình báo với thần linh thành quả của dân làng. Những banthờ, hương án, đồ gỗ quý do bàn tay thợ giỏi làm ra. Các chậu cảnh, cây thế, hoa lá đủmàu sắc của nghề chơi sinh vật cảnh. Rồi mâm ngũ quả: bưởi, chuối, cam… sản vật của“Cây nhà lá vườn” đem ra trưng lễ. Đường làng ngõ xóm đông vui, người, xe qua lại dậpdìu trẩy hội. Mỗi xóm có những vẻ đẹp khác nhau.Những năm mở hội lớn, làng Đại Phùng mời các làng trong xã như: Đông Khê, Đồi Khê,Phượng Trì… tham gia hội đồng rước. Đoàn rước kiệu của các làng hoành tráng, cờ biểnrợp trời, trống chiêng rộn rã. Nam, phụ, lão, ấu đủ các thành phần đoàn thể cùng vào hội.Đám rước lớn xuất phát từ sân đình Đại Phùng, đi qua làng Đông Khê, Đồi Khê vượt lêntriền đê, vòng qua chùa Tam Giáo rồi trở về tập kết ở sân đình. Khí thế hùng dũng oainghiêm của đồn rước mô phỏng cảnh xuất quân lịch sử năm xưa của tướng Vũ Hùngđánh giặc rợ Cao, giành lại thanh bình cho đất nước.Cuộc hội quân quy mô lớn của lễ hội Đại Phùng cũng là sự biểu dương sức mạnh tổnghợp của con người và cảnh vật nơi đây. Đó là hình ảnh của “Nhân khang vật thịnh”. Lễvà hội ở đình Đại Phùng có sự hòa đồng. Trong khi ở trong đình diễn ra các tuần tế lễtrang nghiêm thành kính theo nghi thức cổ truyền, thì ở phía ngoài đình diễn ra rất nhiềutrò vui náo nhiệt. Ngày xưa còn có trò: đánh đạp, tổ tôm điếm, leo cầu cần, bắt vịt…Ngày nay vẫn duy trì trò chơi thi đấu cờ người, thi thả chim bồ câu…Lễ hội đình Đại Phùng là dịp bày tỏ lòng nhớ ơn các vị tiền nhân có công với làng vớinước. Trưng bày sản vật tiêu biểu của giá trị nhân khang-vật thịnh. Đồng thời thỏa mãnsự giao lưu, sáng tạo làm phong phú đời sống văn hóa của cộng đồng. Những năm mởhội lớn đạt tiêu chí của hội vùng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đình Đại Phùng địa danh việt nam địa lý việt nam địa danh lịch sử du lịch việt nam địa danh nổi tiếngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 1
144 trang 328 2 0 -
10 trang 92 0 0
-
Tiểu luận: Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp
29 trang 85 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 1
73 trang 58 0 0 -
15 trang 56 0 0
-
Du lịch Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hoá: Cơ hội và thách thức
6 trang 56 0 0 -
Tìm hiểu về du lịch Việt Nam qua 26 di sản thế giới: Phần 1
128 trang 47 0 0 -
Du lịch và cẩm nang hướng dẫn (Tập 1): Phần 1
305 trang 46 0 0 -
5 trang 45 0 0
-
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 2
176 trang 43 0 0