Danh mục

Dinh dưỡng cho lứa tuổi học sinh

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 166.89 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau ngày khai giảng, các bậc phụ huynh thường quan tâm đến chế độ ăn uống để con cái phát triển thông minh và khỏe mạnh. Nhiều gia đình có quan niệm “nhồi” cho con ăn mới cung cấp đủ dinh dưỡng nhưng không phải. Điều quan trọng là phải biết cân bằng dưỡng chất và có những nguyên tắc riêng dành cho người lớn để hướng trẻ tới một chế độ ăn uống lành mạnh. 5 nhóm dinh dưỡng cần thiết Nguồn dinh dưỡng tốt có thể giúp trẻ chống lại bệnh tật, phát triển khỏe mạnh. Kết hợp đa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dinh dưỡng cho lứa tuổi học sinh Dinh dưỡng cho lứa tuổi học sinh Sau ngày khai giảng, các bậc phụ huynh thường quan tâm đến chế độ ăn uống để con cái phát triển thông minh và khỏe mạnh. Nhiều gia đình có quan niệm “nhồi” cho con ăn mới cung cấp đủ dinh dưỡng nhưng không phải. Điều quan trọng là phải biết cân bằng dưỡng chất và có những nguyên tắc riêng dành cho người lớn để hướng trẻ tới một chế độ ăn uống lành mạnh. 5 nhóm dinh dưỡng cần thiết Nguồn dinh dưỡng tốt có thể giúp trẻ chống lại bệnh tật, phát triển khỏe mạnh. Kết hợp đa dạng các loại thực phẩm với các thành phần dinh dưỡng chính dưới đây sẽ tạo cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh. Calcium: Đây là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo giúp xương và răng chắc khỏe, nhất là trong thời kỳ cơ thể đang hình thành xương. Nguồn cung cấp Calcium tốt nhất là sữa bò, ngoài ra có sữa chua, bơ, một số thức uống có bổ sung Calcium. Chất xơ: Mọi người, bao gồm trẻ em đều cần đến rất nhiều chất xơ mỗi ngày. Chất xơ tìm thấy trong ngũ cốc, trong các loại quả đậu; riêng với các loại rau quả, cha mẹ nên cắt gọt bằng tay sẽ tốt hơn là xay sinh tố hay ép quả. Protein: Mọi tế bào trong cơ thể đều sinh ra từ protein nên đây là nguồn dưỡng chất thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển. Protein có nhiều trong các sản phẩm gia súc như thịt, sữa, trứng, hải sản (đặc biệt là cá hồi nhiều omega 3), đồng thời có trong đậu, hạt, quả, rau, ngũ cốc… Nhóm thực phẩm chống ôxy hóa: Chất chống ôxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân có thể tổn hại đến tế bào. Hãy bổ sung thành phần này trong các bữa ăn có khoai tây, cà rốt, trứng cá, các loại cam quýt… Sắt: Chế độ ăn uống cho trẻ em thường thiếu sắt, một loại khoáng chất cần thiết giúp vận chuyển ôxy trong máu và tiếp năng lượng cho trẻ. Lưu ý, thực phẩm giàu chất sắt là thịt nạc, trứng, cá, rau có màu xanh đậm, quả đậu, quả khô. Giáo dục ăn uống Một xu hướng đang lan rộng ở nhiều nước trên thế giới là ngày càng có nhiều trẻ em béo phì hơn. Cho trẻ ăn không có nghĩa là “nhồi nhét” cho đủ khẩu phần, quan trọng là hướng dẫn, giáo dục học sinh cách lựa chọn đồ ăn có lợi cho sức khỏe. Một cuộc khảo sát mới đây về bữa ăn trưa của học sinh Mỹ cho thấy: Trong khi nhiều tổ chức, trường học giáo dục các em phải ăn uống khoa học thì hầu hết khẩu phần ăn trưa của những học sinh được cha mẹ chuẩn bị từ trước lại chứa nhiều chất béo. Nguyên nhân của sự khác biệt này chính là cha mẹ không làm gương cho con. Nếu phụ huynh uống soda để ăn kiêng trong khi yêu cầu con phải uống đầy cốc sữa thì coi như phản tác dụng. Các chuyên gia dinh dưỡng của Mỹ khuyên rằng, ngoài vai trò gương mẫu, các bậc phụ huynh nên tôn trọng sở thích trong ăn uống của con trẻ, phân tích về mức độ dinh dưỡng, lưu tâm đến thành phần calo đồng thời chế độ ấy phải nằm trong vòng kiểm soát của người lớn. Quá trình chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ độ tuổi đến trường này không đơn giản, tuy vậy nhiều phụ huynh thường hỏi con về thực đơn ăn trưa ở trường để biết con mình thích gì hoặc qua đó trao đổi lại với nhà trường là điều rất tốt.

Tài liệu được xem nhiều: