Danh mục

Dinh dưỡng cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 230.02 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ bên trong và bao quanh gan có thể do lượng mỡ tiêu thụ vượt quá khả năng chuyển hóa mỡ của gan. Bệnh gan nhiễm mỡ được chia làm hai loại: do uống rượu bia quá mức (là nguyên nhân phổ biến nhất), hoặc do thói quen ăn uống không tốt
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dinh dưỡng cho người bệnh gan nhiễm mỡ Dinh dưỡng cho người bệnh gan nhiễm mỡ Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ bên trong và bao quanh gan có thể do lượng mỡ tiêu thụ vượt quá khả năng chuyển hóa mỡ của gan. Bệnh gan nhiễm mỡ được chia làm hai loại: do uống rượu bia quá mức (là nguyên nhân phổ biến nhất), hoặc do thói quen ăn uống không tốt và thường đi kèm các vấn đề sức khỏe khác như béo phì, rối loạn chuyển hóa hoặc suy dinh dưỡng. Để làm chậm tiến triển của bệnh ảnh hưởng đến hoạt động của gan, chế độ ăn phù hợp và giữ cân nặng hợp lý là cần thiết. Đối với bệnh lý gan nhiễm mỡ thì bữa ăn cần lưu ý những vấn đề sau: Cần hạn chế - Uống rượu bia. - Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao: bánh kẹo ngọt, nước ngọt, cơm trắng, bánh mì trắng, khoai nướng… - Thực phẩm chứa chất béo no: mỡ heo, bò, gia cầm, da động vật. - Thực phẩm chế biến sẵn. - Tránh nơi ô nhiễm. - Tránh dùng thuốc độc cho gan. - Cần thận trọng khi sử dụng các loại vitamin. Nên chọn - Thực phẩm có chỉ số GI thấp: ngũ cốc thô, trái cây ít ngọt và giàu chất xơ, rau, đậu. - Sử dụng lượng đạm vừa đủ (không thiếu và không dư): chọn cá, gia cầm bỏ da, thịt nạc, sữa không béo, phô mai không béo. - Nên giảm cân từ từ sẽ giảm tình trạng mỡ bao quanh gan (không nên giảm cân quá mức vì có thể gây nguy hiểm). - Tập luyện thường xuyên khoảng 30 phút mỗi ngày. Đối với người muốn giảm cân cần tập từ 60-90 phút/ngày. Cách chế biến thức ăn phù hợp cho bệnh lý gan nhiễm mỡ là hạn chế sử dụng các nguyên liệu như bơ, mỡ, dầu, mayonaise và magarine trong thực đơn. Hạn chế chất béo và cholesterol trong thực phẩm bằng cách lọc bỏ mỡ, da từ thịt và gia cầm; gạn bỏ nước béo khi nấu súp, canh. Cách chế biến hạn chế tối đa chất béo là nướng, hấp, trụng và luộc. Tóm lại, khi xây dựng thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ cần dựa trên các thực phẩm đã nêu trên và tránh xa thực phẩm chế bến sẵn. Gan nhiễm mỡ còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Đó là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan > 5% trọng lượng gan. Triệu chứng thường thấy là chứng gan to kín đáo, gia tăng vừa phải các men chuyển hóa và phosphatase kiềm và hầu hết là không nguy hiểm. Ngoài việc điều trị theo chỉ định của Bác sĩ thì chế độ ăn cho người mắc bệnh Gan nhiếm mỡ cũng là một vấn đề được quan tâm nhiều nhất của người mắc bệnh này. Theo Bác sĩ Đinh Dạ Lý Hương, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, nhận xét số người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng có xu hướng tăng cao. Trước đây, bệnh này thường gặp ở người lớn tuổi thì nay nhiều người trẻ đã mắc bệnh, thậm chí trẻ con cũng bị gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân là do đời sống kinh tế ngày càng phát triển, nhiều người có thói quen ăn nhiều nhưng lại vận động ít. Ngược lại với quan niệm trước đây cho rằng gan nhiễm mỡ là tình trạng vô hại, thì nay kết quả cho thấy 10%-25% bệnh nhân gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến xơ gan và tử vong. Do đó người bị gan nhiễm mỡ (GNM) cần tuân thủ các chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để đảm bảo đẩy lùi căn bệnh một cách nhanh nhất, hạn chế những tác hại không mong muốn cho gan: 1. Giảm cân: Nếu có thừa cân, béo phì thì phải hạn chế năng lượng dư thừa....nên biết chỉ số BMI của bản thân và BMI lý tưởng phù hợp để tự theo dõi tình trạng dư cân của bản thân. 2. Giảm ăn thực phẩm giàu cholesterol như các loại đồ lòng, phủ tạng, da…động vật, lòng đỏ trứng…Các thứ quá cay và nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu, cà phê, trà đặc… 3. Hạn chế chất béo: ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa). Ăn chất đạm vừa phải đúng với khả năng của gan. Một số thức ăn được xem là “thuốc” có tác dụng “giảm mỡ” tốt như: dầu đậu nành, đậu hà lan, cà chua tươi chín, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối (bông chuối)…; trái cây nên lưu ý chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín… trà xanh, hoa hòe…Tăng cường lượng rau, trái cây (mỗi ngày, mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi). 4. Ngưng sử dụng rượu bia 5. Cần tăng vận động, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên trên 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần. Một số thực phẩm khuyên dùng cho người bị gan nhiễm mỡ Nhộng tằm: Có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Nhộng thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán thành bột để uống. Nấm hương: Chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến các món ăn. Lá trà: Có khả năng giảm trừ các chất bổ béo. Trà có khả năng làm tăng tính đàn hồi thành mạch, làm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan. Lá sen: Giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Lá sen đượcc dùng pha nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen. Bắp trái, rau cần: Có tác dụng hạ cholesterol trong máu và tế bào gan. Những thực phẩm này đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân GNM. Các loại rau trái tươi khác: Cải xanh, cải cúc, rau muống… có công dụng giải nhiệt làm mát ga ...

Tài liệu được xem nhiều: