Danh mục

Dinh dưỡng và sức khỏe: Chế độ dinh dưỡng Địa trung hải

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 252.65 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (23 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người Mỹ gọi chế độ ăn uống này là “Mediterranean Diet”, để chỉ tập quán ăn uống đã có từ lâu đời của người dân các quốc gia ở ven biển Địa Trung Hải. Thực đơn trong chế độ ăn uống này đặc trưng với phần lớn là rau cải, trái cây và đặc biệt là dầu ô-liu. Chế độ này đã có từ nhiều ngàn năm nay. Các cuộc khảo cứu gần đây cho thấy là dân chúng ở ven biển Địa Trung Hải ít bị bệnh tim mạch hơn dân chúng ở các nơi khác. Sự kiện...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dinh dưỡng và sức khỏe: Chế độ dinh dưỡng Địa trung hải Chế độ dinh dưỡng Địa trung hải Người Mỹ gọi chế độ ăn uống này là “Mediterranean Diet”, để chỉ tập quánăn uống đã có từ lâu đời của người dân các quốc gia ở ven biển Địa Trung Hải.Thực đơn trong chế độ ăn uống này đặc trưng với phần lớn là rau cải, trái cây vàđặc biệt là dầu ô-liu. Chế độ này đã có từ nhiều ngàn năm nay. Các cuộc khảo cứu gần đây cho thấy là dân chúng ở ven biển Địa TrungHải ít bị bệnh tim mạch hơn dân chúng ở các nơi khác. Sự kiện này khiến người tađể ý đến chế độ ăn uống truyền thống của họ. Trọng tâm của thực đơn này là nhẹ về thịt, nặng về rau trái, nhưng khôngnhẹ về chất béo. Tuy nhiên chất béo duy nhất được sử dụng là dầu của quả ô-liu.Đây là điểm khác biệt giữa chế độ Địa Trung Hải với chế độ ăn uống đ ược khuyếncáo ở phương Tây, trong đó các chất béo, kể cả dầu ô-liu, đều được khuyên là nênhạn chế tối đa. Chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải ngoài tác dụng tốt đối với các bệnh timmạch, còn có khả năng ngăn chận cả bệnh ung thư nữa. Tạp chí Health, số tháng 9 năm 1998 công bố kết quả một cuộc khảo cứu ởviện Đại học Sainte–Etienne (Pháp), với đối tượng nghiên cứu gồm 605 người cảnam lẫn nữ, từng bị bệnh tim, được chia làm hai nhóm với chế độ ăn uống theo haithực đơn khác nhau. Nhóm thứ nhất ăn theo thực đơn phổ biến ở phương Tây vớinhiều thịt và bơ. Nhóm thứ hai ăn theo thực đơn của chế độ dinh dưỡng Địa TrungHải, với nhiều trái cây, rau cải, ngũ cốc, đậu, cá, dầu ô -liu và bơ thực vật làm bằngdầu canola. Sau 4 năm, trong nhóm thứ nhất có 17 người bị ung thư, trong khi nhómthứ hai chỉ có hai trường hợp ung thư. Chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải dựa trên tập quán ăn uống lâu đời củadân chúng ở miền nam nước Pháp, một phần nước Ý, đảo Crete và Hy Lạp. Theo chế độ này, không phải tất cả chất béo đều bị xem là xấu. Thực vậy,trọng tâm việc chọn lựa không phải là loại bỏ một chất nào, mà phải biết chọn lựamột cách khôn ngoan loại chất béo nào nên dùng. Ở đây, hầu hết các chất béotrong thực đơn đều là chất béo dạng đơn chưa bão hòa (monounsaturated fat) cótrong dầu ô-liu và acid béo omega-3. Omega-3 có nhiều trong dầu cá thu, cá hồi... và trong một vài loại hạt. Loạichất béo này có tác dụng làm giảm hàm lượng triglycerides trong máu, chốngviêm, điều hòa nhịp tim... Còn chất béo dạng đơn chưa bão hòa trong dầu ô-liu cóthể làm giảm cholesterol và LDL (low-density lipoprotein) trong máu, giảm caohuyết áp, chống máu đóng cục, ngăn ngừa sự oxy hóa LDL, tăng sự nhạy cảm củacơ thể với insulin. Ngoài đạm, carbohydrat và chất béo, các loại hạt có vỏ cứng còn có nhiềuchất xơ, vitamin E, acid folic, kali, magnesium, nhưng không có cholesterol. Trong chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải, các loại hạt có vỏ cứng đ ược xếpcùng nhóm với rau, trái cây, đậu. Các loại hạt này có tác dụng làm giảm nguy cơxảy ra cơn đột quỵ và bệnh động mạch tim, do chúng làm giảm hàm lượngcholesterol là LDL trong máu. Trong chế độ dinh dưỡng này, pho-mát, sữa chuađều ít được dùng đến, cá và gà còn ít hơn, và thịt thì rất hiếm khi có mặt trongthực đơn. Rượu vang được dùng khá điều độ. Đàn ông mỗi ngày khoảng 300ml rượuvang, đàn bà cũng dùng một nửa lượng rượu đó. Với mức độ này, rượu vang đượctin là có thể giúp giảm thấp nguy cơ bệnh tim. Rượu vang đỏ có nhiều flavonoids,là chất ngăn sự oxy hóa LDL. Rượu vừa phải làm tăng HDL (high-densitylipoprotein), chống tiểu cầu dính với nhau, giống nh ư tác dụng của aspirin, có thểlàm giảm nguy cơ tiểu đường. Điều cần lưu ý là sự thường xuyên vận động phải đi đôi với chế độ ăn uốngnày. Đậu nành và sức khoẻ Trong mấy chục năm gần đây, dân chúng ở các quốc gia Âu Mỹ bắt đầutiêu thụ một số lượng rất lớn đậu nành. Họ đã được các nhà nghiên cứu khoa họcthông báo nhiều ích lợi về dinh dưỡng cũng như trị liệu của loại thực vật này. Đãcó ít nhất là ba cuộc hội thảo quốc tế về vai trò của đậu nành trong việc phòngngừa và trị các bệnh kinh niên. Giới truyền thông, báo chí cũng đăng tải nhiềunghiên cứu về công dụng của đậu nành. Các sản phẩm chế biến từ đậu nành cũng đã được các giới chức y tế thế giớichính thức công nhận là có tác dụng làm giảm nguy cơ gây ra bệnh tim mạch vàduy trì sức khỏe con người. Thực ra đậu nành, còn được gọi là đỗ tương, đã được người dân các nước ởchâu Á dùng làm thực phẩm và làm thuốc trị bệnh từ nhiều ngàn năm về trước. Nguồn gốc Đậu nành xuất phát từ Trung Hoa vào thế kỷ thứ 11 rồi lan ra các quốc giakhác ở châu Á. Phương Tây chỉ mới biết tới đậu nành từ thế kỷ thứ 18. Đậu nànhdu nhập Hoa Kỳ vào năm 1984. Hiện nay các quốc gia dọc theo sông Mississippicó sản lượng rất cao về đậu nành trên thế giới. Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu sảnxuất đậu nành, rồi đến Brazin, Trung Hoa, Argentina, Ấn Độ. Phần lớn sản lượng đậu nành tại Hoa Kỳ được dùng làm thực phẩm gia súc,và chỉ có khoản ...

Tài liệu được xem nhiều: