Danh mục

Dinh dưỡng và sức khỏe: Đường và sức khoẻ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 186.97 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mặc dù đường cho vị ngon và được nhiều người ưa thích, nhưng sự lạm dụng chất ngọt, nhất là đường trắng sucrose có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khoẻ. Sau đây là những điều cần biết khi sử dụng đường: a. Đường trắng không có giá trị dinh dưỡng như các thực phẩm khác, không mang lại chất bổ dưỡng cho con người, chỉ cung cấp nhiều năng lượng và kèm theo một số bất lợi khác. b. Sau khi ăn, đường được chuyển ngay vào máu, biến thành glucose, làm ta cảm thấy như có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dinh dưỡng và sức khỏe: Đường và sức khoẻ Đường và sức khoẻ Mặc dù đường cho vị ngon và được nhiều người ưa thích, nhưng sự lạmdụng chất ngọt, nhất là đường trắng sucrose có thể gây ra nhiều rủi ro cho sứckhoẻ. Sau đây là những điều cần biết khi sử dụng đường: a. Đường trắng không có giá trị dinh dưỡng như các thực phẩm khác, khôngmang lại chất bổ dưỡng cho con người, chỉ cung cấp nhiều năng lượng và kèmtheo một số bất lợi khác. b. Sau khi ăn, đường được chuyển ngay vào máu, biến thành glucose, làmta cảm thấy như có nhiều sinh lực, thoải mái. Nhưng chỉ vài giờ sau thì cảm giácđó mất đi, và được thay thế bằng sự mệt mỏi, uể oải. Nguyên do là khi lượngđường trong máu đột nhiên lên cao, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách ra lệnh cho tụytạng sản xuất thêm insulin để cân bằng đường trong máu. Dưới tác dụng củainsulin, đường giảm xuống mau, đôi khi dưới mức bình thường, calori cũng theođó bớt đi. Vì vậy, những người có gen bệnh tiểu đường không kiềm chế được sựlên xuống bất thường này của đường và rất dễ mắc bệnh. c. Đường các loại đều làm hư răng, sâu răng vì phản ứng hóa học giữađường và dịch vị ở miệng tạo ra chất chua, l àm hỏng men răng. Đồng thời chấtngọt cũng tạo môi trường rất tốt cho vi khuẩn trong miệng tăng sinh, đưa tớinhiễm trùng răng miệng. Chất ngọt dính trong răng càng lâu thì răng càng mau hưvà hư nhiều. Cho nên ta cần súc miệng, đánh răng càng sớm càng tốt sau khi ăn. d. Đường có nguy cơ gây béo phì vì cung cấp nhiều năng lượng. Sau khiăn, năng lượng của đường được cơ thể dùng ngay thay cho năng lượng từ các chấtdinh dưỡng khác. Do đó, các chất dinh dưỡng khác không được chuyển hoá thànhcalori sẽ tích trữ dưới dạng mỡ béo, lâu dần dẫn đến béo phì. Cho nên, không phảichỉ có chất béo mới làm mập như nhiều người vẫn tưởng, mà những món ăn ngọtnhư cà rem, bánh, kẹo... cũng góp phần gây ra béo phì. Kết quả một cuộc nghiên cứu kéo dài 2 năm về việc uống nước giải khátcủa 548 học sinh từ 11 – 12 tuổi tại tiểu bang Massachusetts, được công bố năm1997, cho biết là nếu uống thêm một chai nước ngọt mỗi ngày thì nguy cơ béo phìở các em tăng lên đến 60%. Vấn đề này đã được bác sĩ John Yudkin thuộc tr ườngĐại học London trình bày chi tiết từ năm 1972 trong tác phẩm “Sweets andDangerous” (Các chất ngọt và nguy cơ). Ông lưu ý rằng đường đã được thêm vàotất cả các thức ăn, nước uống của trẻ em, và đã gây ra chứng béo phì ở lứa tuổinày. Theo bác sĩ Bellisle thuộc Viện nghiên cứu Y khoa và Sức khoẻ (Institute ofHealth and Medical Research) tại Pháp, có nhiều bằng chứng về mối liên hệ trựctiếp giữa việc sử dụng chất ngọt và nguy cơ béo phì ở trẻ em. Béo phì ở trẻ emcũng được xem là có thể gây ra các bệnh tiểu đường, bệnh tim, ung thư và phongthấp khớp về sau này. đ. Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy là những dân tộc nào ăn nhiều đường,đồng thời lại ăn nhiều mỡ, đều có tỷ lệ cao về các chứng bệnh tim mạch, tiểuđường... e. Đường có thể gây ra đầy hơi và làm khó chịu dạ dày vì phản ứng lênmen. Bác sĩ Anthony Cerami, một chuyên viên về bệnh tiểu đường, còn cho làđường làm ta mau già vì đường lên cao làm hư hao tế bào trong cơ thể. g. Đường cũng được coi như làm tăng nguy cơ đưa tới các bệnh nhiễmnấm, nhất là ở vùng cơ quan sinh dục nữ giới. h. Ngoài ra, thức ăn có những vị ngon riêng biệt của nó. Khi thêm nhiềuđường vào thì hương vị của thức ăn bị lu mờ đồng thời sự nhạy cảm của vị giácvới thức ăn cũng bị tê liệt. i. Mật ong, đường vàng, mật mía đều gây phản ứng insulin như nhau,không khác gì đường trắng mà ta dùng hằng ngày. Tuy trong mật ong, đườngvàng, mật mía có một chút khoáng chất và vitamin nhưng số lượng quá nhỏ khôngđáng kể. Ngoài ra, mật ong và mật mía đôi khi chứa chất độc thiên nhiên ở các loạinhụy hoa mà ong hút để làm mật hoặc từ đất trồng mía. Đường hoá học Năm 1985, hãng thông tấn UPI (United Press International) của Hoa Kỳ cóloan tin là Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã ngưng không uống cà phê vớiđường hoá học. Theo ông, không có lý do gì để thêm đường hóa học vào cà phêkhi không biết rõ thành phần của nó như thế nào. Đó cũng là ý kiến của nhiều người khác. Lý do là các loại đường hoá họckhông có một giá trị dinh dưỡng nào, mà chỉ mang lại vị ngọt đánh lừa, thỏa mãnkhẩu vị người thích của ngọt và quyến dụ họ ăn nhiều chất ngọt hơn. Các loại đường hóa học, còn gọi là đường nhân tạo hay chất làm ngọt nhântạo (artificial sweetener), được tạo thành bằng phương pháp tổng hợp. Tất cả đềungọt hơn đường trắng tinh chế tới vài trăm lần, lại có rất ít calori, nên thường đượcdùng để tránh béo phì và thay thế đường trắng khi bệnh nhân tiểu đ ường muốndùng chất ngọt. Các loại đường hóa học thường dùng là cyclamates, saccharin, sucralose,aspartame... Nhiều nghiên cứu cho hay đường hoá học có thể gây ra một số phảnứng bất lợi cho sức khỏe. a. Cyclamates Loại đường này ...

Tài liệu được xem nhiều: