Sau đây là một số thuốc và thực phẩm thường gây tương tác. 1. Thuốc giảm đau Nói chung, các thuốc này đều kích thích niêm mạc dạ dày, vì vậy không nên dùng chung với rượu hoặc nước trái cây, nhưng có thể ăn một chút thực phẩm. Thuốc giảm đau thường dùng là Aspirin, Ibuprofen, Corticosteroid, Indomethacin. 2. Thuốc cao huyết áp Nên hạn chế muối để tăng công hiệu của thuốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dinh dưỡng và sức khỏe: Một số thuốc và thực phẩm gây tương tác D. Một số thuốc và thực phẩm gây tương tác Sau đây là một số thuốc và thực phẩm thường gây tương tác. 1. Thuốc giảm đau Nói chung, các thuốc này đều kích thích niêm mạc dạ dày, vì vậy khôngnên dùng chung với rượu hoặc nước trái cây, nhưng có thể ăn một chút thực phẩm.Thuốc giảm đau thường dùng là Aspirin, Ibuprofen, Corticosteroid, Indomethacin. 2. Thuốc cao huyết áp Nên hạn chế muối để tăng công hiệu của thuốc. 3. Thuốc chống đông máu Như warfarin (Coumadin). Khi uống thuốc không nên dùng nhiều thức ăncó vitamin K vì có tác dụng làm máu đông. Vitamin K có trong rau xanh, khoaitây, lòng đỏ trứng, dầu thảo mộc, súp-lơ, gan động vật... 4. Thuốc lợi tiểu Như Lasix, Furosemide, Esidrex, Hydrodiuril. Các thu ốc này làm mất kalinên thường phải dùng thêm chất khoáng này. Kali có nhiều trong chuối, cam. 5. Thuốc chống dị ứng Như Benadryl, Chlortrimeton, Dimetane. Các thuốc này không dùng chungvới rượu, vì cả hai loại đều làm tăng sự ngất ngây, buồn ngủ, chậm phản ứng. 6. Thuốc giãn phế quản Như theophylline (Theo-dur), aminophylline đều không nên dùng chungvới thức ăn hoặc thức uống có nhiều caffein để tránh kích thích thần kinh quá độ. 7. Thuốc kháng sinh nhóm Penicillin Như Amoxicillin, Ampicillin, Penicillin G và V... Các thuốc này nếu uốngkhi ăn no thường kém hiệu quả vì giảm hấp thụ. Sulfamid khi dùng chung vớirượu gây ra buồn nôn. 8. Thuốc ngủ hoặc thuốc trị bệnh tâm thần Các thuốc loại này đều có tương tác với rượu, gây ngây ngất, buồn ngủ, nêntránh dùng chung. Đặc biệt thuốc trị trầm cảm Monoamine oxidase không đượcdùng với thực phẩm có tyramin vì huyết áp sẽ tăng rất cao. Thực phẩm có nhiềutyramin là pho-mát, sô-cô-la, gan gà và heo, rượu vang. 9. Thuốc nhuận tràng Các thuốc này có thể mua tự do không cần đơn thuốc của bác sĩ, nhưng nếudùng thường xuyên có thể làm mất nhiều vitamin và khoáng chất. Kết luận Thức ăn và dược phẩm đều là những nhu cầu thiết cho yếu của cơ thể,nhưng việc sử dụng không thích hợp có thể dẫn đến những kết quả bất lợi. V ì thế,một số hiểu biết nhất định về sự tương tác giữa thức ăn và dược phẩm là vô cùngcần thiết, để tránh những rủi ro có thể xảy ra. Nguy cơ gây tương tác giữa thức ăn và dược phẩm tùy thuộc vào tình trạngsức khỏe tổng quát của cơ thể, các bệnh mạn tính, chế độ kiêng khem, ăn uống, sựlạm dụng rượu, thuốc hoặc các chất gây nghiện, hoặc sử dụng cùng lúc nhiều loạidược phẩm. Để tránh hậu quả tương tác xấu, người bệnh cần hiểu cái được các ưu vànhược điểm của thuốc. Thầy thuốc và các người bán thuốc cũng có trách nhiệmnắm vững các vấn đề quan trọng và dành thời gian căn dặn, chỉ dẫn cho bệnh nhâncách dùng thuốc cũng như các thức ăn nên tránh khi dùng thuốc. Tránh được các tác dụng tương tác có hại thì việc ăn uống và sử dụng thuốcmen mới có thể an toàn và đạt được những hiệu quả như mong muốn. Thực phẩm tự nhiên Một loại thực phẩm được gọi là tự nhiên khi nó được sản xuất, chế biếnbằng những phương pháp hoàn toàn thuận theo tự nhiên, không có sự can thiệpbằng những tiến bộ kỹ thuật của con người nhằm tạo ra những kết quả vốn khôngthể có được trong thế giới tự nhiên. Thực phẩm tự nhiên (natural food) ngày nayđặc biệt được quan tâm đến trong các xã hội công nghiệp, khi mà môi trường thiênnhiên đang từng ngày bị phá hoại, và các tiến trình sinh trưởng tự nhiên đang phảichịu rất nhiều sự can thiệp “thô bạo” từ con người. Đôi khi thực phẩm tự nhiêncũng được gọi là thực phẩm hữu cơ (organic food) hay thực phẩm có lợi cho sứckhỏe (health food). Cách đây khoảng một vài thập kỷ, thực phẩm tự nhiên chưađược quan tâm nhiều, vì trên thị trường chưa có sự xuất hiện tràn lan của nhữngloại thực phẩm “phi tự nhiên” như hiện nay. Vào khoảng đầu thế kỷ trước, khi phân hóa học được ồ ạt dùng để bón cây,nhiều người đã than phiền là việc sử dụng phân hóa học làm giảm thành phần dinhdưỡng của rau trái, ngũ cốc. Nhiều kết quả nghiên cứu đã xác định rằng mối longại này là hoàn toàn đúng. Vì thế, đến khoảng thập niên 1940, nông dân bắt đầuquay lại sử dụng phân bón thiên nhiên để chăm sóc cây trồng. Cho đến lúc đó,người ta tin chắc rằng cây trái được vun bón bằng phân xanh, không sử dụng hóachất, sẽ cho những sản phẩm tốt lành hơn. Ngày nay, thực tế cũng như các nghiêncứu của khoa học đều chứng minh rằng sự tin tưởng này là đúng đắn. Thực phẩmtự nhiên được xem là có lợi cho sức khỏe, không mang đến những nguy cơ gâybệnh như các loại thực phẩm “phi tự nhiên”, và cuối cùng nhưng không kém phầnquan trọng là thực phẩm tự nhiên bao giờ cũng phù hợp với khẩu vị tự nhiên củacon người hơn. Trong sản xuất nông nghiệp thì thực phẩm tự nhiên là những nông sản đượcsản xuất hoàn toàn không dùng đến các hóa chất như thuốc trừ sâu bọ và phân ...