Danh mục

Dinh dưỡng và sức khỏe: Nhân sâm

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 143.92 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo truyền thuyết Trung Hoa thì vua Thần Nông là người đầu tiên đã nhận ra công dụng chữa bệnh của một loại rễ cây có hình dạng giống con người, mọc hoang trong rừng. Nhà vua đặt tên cho loại cây đó là nhân sâm. Nhân sâm đã được xem là dược thảo hàng đầu ở nhiều quốc gia châu Á như Trung Hoa, Việt Nam, Hàn quốc, và ở Nga. Trong những thập niên vừa qua, sâm bắt đầu được sử dụng ở các quốc gia Âu Mỹ và cũng được giới khoa học bắt đầu nghiên cứu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dinh dưỡng và sức khỏe: Nhân sâm Nhân sâm Theo truyền thuyết Trung Hoa thì vua Thần Nông là người đầu tiên đã nhậnra công dụng chữa bệnh của một loại rễ cây có hình dạng giống con người, mọchoang trong rừng. Nhà vua đặt tên cho loại cây đó là nhân sâm. Nhân sâm đã được xem là dược thảo hàng đầu ở nhiều quốc gia châu Á nh ưTrung Hoa, Việt Nam, Hàn quốc, và ở Nga. Trong những thập niên vừa qua, sâm bắt đầu được sử dụng ở các quốc giaÂu Mỹ và cũng được giới khoa học bắt đầu nghiên cứu về công dụng chữa bệnh,cho dù là trong hàng ngàn năm qua loại thảo dược này đã được nhiều triệu ngườisử dụng, chỉ bằng vào kinh nghiệm truyền lại qua từng thế hệ. Nhiều nhà bào chếthuốc đã xếp sâm vào nhóm những chất có tác dụng thích nghi đối với nhiều chứcnăng của cơ thể. Họ cũng coi sâm như một chất dùng thêm có khả năng tăngcường sinh lực, giảm căng thẳng, ngăn ngừa một số bệnh tật và làm chậm tiếntrình lão suy. Nguồn gốc Nhân sâm nguyên thuỷ mọc hoang trên rừng núi, dưới bóng mát, ở nhữngnơi có khí hậu lạnh như Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn quốc, Việt Nam, miền đôngnước Nga, Bắc Mỹ, đặc biệt là ở tiểu bang Wisconsin và Canada. Người Trung Hoa là dân tộc đầu tiên biết sử dụng sâm để trị các bệnh củatuổi già, và họ giữ kín điều này. Cho tới thế kỷ thứ 18, công dụng của sâm mớiđược có quốc gia Âu Mỹ biết tới. Thoạt đầu thì các người phương Tây cũng không tin tưởng lắm vào côngdụng của sâm như người Trung Hoa diễn tả. Nhưng sau khi nhìn thấy tận mắt mộtsố hiệu quả, thì họ tin theo. Năm 1716, tu sĩ dòng Tên Petrus Jartoux sang truyền đạo ở miền BắcTrung Hoa, viết một tài liệu cho rằng sâm có thể mọc ở vùng rừng núi Canada vìmôi trường giống với Trung Hoa. Tu sĩ Lafitau ở Canada bèn cho người khai thácsâm hoang ở chung quanh vùng Montreal và xuất cảng sang Trung Hoa để gâyquỹ cho dòng tu. Cũng vào thế kỷ 18, một số nhà thám hiểm người Pháp thấy thổ dân BắcMỹ dùng một loại cây mọc hoang để trị bệnh tiêu hóa, họ bèn mang một ít về châuÂu để thử nghiệm và thấy công hiệu. Sâm mọc hoang có khi rất lâu năm trong rừng nên rất đắt và quý. Nhưng sốsâm mọc hoang mỗi ngày một khan hiếm vì có nhiều người tìm kiếm, khai thác.Đa số sâm bán trên thị trường ngày nay là sâm được người ta trồng. Việc trồng sâm đã được nhiều quốc gia thực hiện, nên hiện nay trên thịtrường có đủ loại sâm. Sâm Mỹ thường được xuất cảng qua châu Á và rất được ưachuộng. Còn ở Mỹ thì lại có nhiều sâm nhập cảng từ Trung Hoa, Hàn quốc, NhậtBản. Nổi tiếng nhất trên thế giới vẫn là sâm của Hàn quốc (thường gọi là sâm CaoLy) và sâm Trung Quốc. Sâm là một loại cây sống lâu năm, đ ược trồng bằng hạt. Thường thường,cây sâm phải được ít nhất là 5 – 6 năm tuổi mới có phẩm chất tốt. Phần chính để làm thuốc là củ sâm, màu vàng sậm, có nhiều rễ nhánh nhỏ,nằm sâu dưới đất. Lá sâm có năm cánh, với một bông hoa nhỏ màu xám nhạt nằmở cuống lá; thân cây gắn trên củ sâm. Cây sâm thường héo chết vào mỗi mùađông, để rồi mọc trở lại từ củ sâm vào đầu mùa xuân. Thân cây chỉ cao độ 60cm. Trên thị trường có rất nhiều loại sâm, nhưng thường thấy nhất và nhiềungười mua là hồng sâm và bạch sâm. Hồng sâm là những củ to, mập, dáng đẹp,giống hình người, còn bạch sâm nhỏ hơn, trắng và khô. Sau khi đào, sâm được rửa sạch, phơi, sấy, đóng hộp: hồng sâm trong hộpgỗ, bạch sâm trong hộp giấy. Ngoài ra còn có “nhân sâm bách chi” (rễ phụ), rễ nhỏ dài trông như tóc gọilà “nhân sâm tu”, râu nhỏ hơn nữa mọc ngang rễ gọi là “sâm nhị hồng”... Các loại sâm Có ba loại sâm chính hiện lưu hành trên thị trường là sâm châu Á, sâm châuMỹ và sâm Siberian. 1. Sâm châu Á Thường được gọi là nhân sâm, tên khoa học là Panax pseudoginseng. C. A.Meyer là nhà thực vật học đầu tiên của phương Tây bắt đầu nghiên cứu loại sâmnày vào năm 1842. Đây là loại sâm nổi tiếng của Trung Hoa ở miền Mãn Châu và của Hànquốc, đã được xem là đứng đầu các vị thuốc bổ (sâm, nhung, quế, phụ). TheoĐông y, sâm để tu bổ ngũ tạng, làm dịu cảm xúc, an thần, trừ độc trong cơ thể, làmthị giác tinh tường, làm tăng trí nhớ và tinh thần minh mẫn, và nếu dùng liên tụcthì sẽ sống lâu. Y học châu Á đã dùng nhân sâm từ nhiều ngàn năm. Người phương Tây biết đến nhân sâm qua sự nhận xét và giới thiệu của mộttu sĩ dòng Tên Petre Jartoux vào khoảng năm 1716. Trong khi truyền giáo ở miềnBắc Trung Hoa, vị tu sĩ này thấy dân chúng dùng một loại rễ cây mọc hoang để trịnhiều bệnh rất công hiệu, ông ta bèn viết một bài để giới thiệu với các thầy thuốc ởchâu Âu. Từ đó, các nhà nghiên cứu ở Âu Châu, Nhật Bản, Nga, Hoa Kỳ đã đểtâm nghiên cứu về loại dược thảo có phần rễ hình người này. Nhân sâm có thành phần hóa học như sau: hỗn hợp saponin, tinh dầupanaxen, phytosterol, tinh bột, đường, acid amin, acid phosphoric, vitamin B1,vitamin B2 và một vài khoáng chất. Hiện nay có khoảng 22 chất saponin được phân lo ...

Tài liệu được xem nhiều: