Danh mục

Dinh dưỡng và sức khỏe: Nước uống và sức khoẻ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 178.09 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để duy trì sức khỏe tốt, dung dịch chất lỏng đưa vào và thải ra khỏi cơ thể cần phải được cân bằng. Mỗi ngày cơ thể cần sử dụng khoảng 2,5 lít chất lỏng trong các loại nước uống và trong thực phẩm, nhất là rau, trái cây... Đồng thời có chừng 1,5 lít nước mất đi qua nước tiểu, mồ hôi, hơi thở.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dinh dưỡng và sức khỏe: Nước uống và sức khoẻ Nước uống và sức khoẻ Để duy trì sức khỏe tốt, dung dịch chất lỏng đ ưa vào và thải ra khỏi cơ thểcần phải được cân bằng. Mỗi ngày cơ thể cần sử dụng khoảng 2,5 lít chất lỏng trong các loại n ướcuống và trong thực phẩm, nhất là rau, trái cây... Đồng thời có chừng 1,5 lít nước mất đi qua nước tiểu, mồ hôi, hơi thở... nênsố lượng này cần được cung cấp bù vào. Điều hòa nước Nước cần được liên tục ra vào cơ thể dưới một số cơ chế điều hòa: a. Khát nước là dấu hiệu báo động sự thiếu và cần nước của cơ thể. Trungtâm điều hòa cảm giác khát nằm ở bộ phận hypothalamus trong não bộ và giữ vaitrò quan trọng trong việc giữ cân bằng nước trong cơ thể. Bình thường, ta uốngnước khi cảm thấy khát. Lý do là khi nước xuống thấp, khối lượng máu giảm theo,nồng độ natri hơi tăng cao, trung tâm được kích thích khiến ta thấy khát và tìmnước hoặc chất lỏng khác để uống. b. Nước bọt không tiết ra khiến miệng khô cũng là một kích thích để uốngnước. c. Khi nước giảm, hormon chống tiểu tiện (anti¬diuretic hormone – ADH)được tuyến yên tiết ra nhiều hơn, thận sẽ tái hấp thụ nước trở lại máu. Ngược lại,khi có nhiều nước thì hormon ADH giảm đi, thận tăng tốc độ bài tiết nước dư. d. Một số bệnh về thận hoặc bệnh nội tiết cũng ảnh h ưởng tới sự thăng bằngnước. Các cơ chế điều hòa này đôi khi cũng gặp trục trặc, nên dẫn đến tình trạngkhô nước (dehydration) với hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra, nhất là ở trẻ em,người cao tuổi và các vận động viên thể thao. Ngoài ra, khi natri thải ra nhiều sẽ kéo theo nước và đưa tới khô nước.Ngược lại, hàm lượng cao của natri trong cơ thể sẽ giữ nước lại, làm cơ thể sưngphù hoặc tăng huyết áp. Uống nước quá nhu cầu cũng đưa tới tình trạng ngộ độc nước (waterintoxication). Chẳng hạn khi giảm béo phì theo chế độ ăn và tăng uống nước, thậnkhông kịp bài tiết nước, nước xâm nhập tế bào, làm mất thăng bằng muối khoáng.Các chức năng tế bào đình trệ, đưa tới kinh phong, hôn mê và có thể chết người. Uống nước đầy đủ Như đã trình bày ở trên, trong điều kiện bình thường, mỗi ngày cơ thể mấtđi chừng 2,5 lít nước. Để cho cơ thể hoạt động tốt, nhiều chuyên gia khuyên là cầnuống vào một lượng nước từ 1,5 lít đến 2 lít, nghĩa là từ 6 đến 8 ly nước mỗi ngày,mỗi ly khoảng 250 ml. Nhu cầu nước còn lại được cung cấp từ thực phẩm ta ănvào. Nước có thể cung cấp trực tiếp từ chất lỏng ta uống hoặc từ thực phẩm taăn. Các thực phẩm như rau tươi, trái cây có thể chứa từ 70% đến 85% nước. Đây cũng chỉ là lời khuyên tổng quát. Vì nhu cầu nước của cơ thể còn tùythuộc cấu trúc và sinh hoạt của mỗi ngày, vào thời tiết và loại thực phẩm ta ăn. Nói một cách tổng quát thì phải uống nước khi cơ thể cần. Uống nhiều hơnkhi bệnh có sốt cao, mất nước, khi thời tiết nóng, đổ mồ hôi nhiều, khi tập dượt cơthể, khi bị ói mửa hay đi tiêu chảy... Nước có ở khắp nơi và ta chỉ việc muốn uống là có đủ số lượng chất lỏngcần thiết cho một cơ thể lành mạnh. Ăn cơm đều đặn với các món ăn khác nhaucũng mang đến một số nước đáng kể. Thức ăn quá mặn, nhiều muối nên ta lạicàng phải uống nước nhiều hơn cho cân bằng. Nước lạnh mau được dạ dày và ruột hấp thụ hơn nước nóng ấm. Nước uống có thể là nước máy, nước chưng cất hay nước đã vô chai, sữa,nước trái cây, nước súp... Các chất lỏng nh ư rượu mạnh, bia không được xếp vàonhóm nước uống. Ngoài ra, cũng cần lưu ý các thức uống như cà phê, trà lúc mớiuống có thể làm thỏa mãn cơn khát, nhưng lại có tác dụng lợi tiểu, khiến cơ thểthải ra nhiều nước hơn. Người bị bệnh sỏi thận mà uống nhiều nước cũng giúp sỏi ít tái phát. Bệnhnhiễm trùng đường tiểu tiện cũng mau lành hơn nếu uống nước nhiều, như mộtcách để đẩy vi khuẩn ra ngoài. Khi uống thuốc trị bệnh cũng cần tăng lượng nước uống để thuốc được dễdàng hấp thụ đồng thời giảm kích thích khó chịu cho miệng và dạ dày. Nên cẩn thận với các loại thuốc nhuận tràng vì để phân mềm, dễ đại tiện,chúng làm ruột thu hút nhiều nước của cơ thể. Uống nước Sáng ngủ dậy làm một ly nước lạnh, vừa tỉnh ngủ lại tốt cho cơ thể sau mộtđêm không được ngụm nước nào. Đừng quá tin ở ly cà phê buổi sáng vì cà phêlàm lợi tiểu, mất nước của cơ thể. Năm phút sau khi uống là nước đã rời khỏi dạ dày. Cho nên có nhiềuchuyên gia khuyên là chỉ nên uống nước mười phút trước khi ăn hoặc hai giờ saukhi ăn chứ không nên uống ngay sau hoặc trong khi ăn. Họ giải thích là uống trongkhi ăn sẽ hòa loãng và mau đưa dịch vị dạ dày xuống ruột, khiến cho sự tiêu hóakhó khăn. Hơn nữa vừa uống vừa ăn, ta sẽ nuốt món ăn chưa được nhai kỹ. Uống nước chia làm nhiều lần trong ngày chứ không nên uống một lần quánhiều. Uống nước khi có cảm giác khát cũng cần lưu ý phân biệt. Lúc khát ít,miệng hơi khô, chỉ nhấp một chút nước đã thấy bớt khát. Khi thiếu nhiều n ước,cảm ...

Tài liệu được xem nhiều: