Thông tin tài liệu:
Định giá thương hiệu vẫn còn là công việc của các chuyên gia, đòi hỏi sự nghiên cứu rất kỹ càng và cẩn trọng nhưng lại thường cho ra các kết quả gây nhiều tranh cãi. Xà bông Pears là thương hiệu đầu tiên trên thế giới đăng ký bảo hộ nhãn hiệu từ cuối thế kỷ 18, còn khái niệm quản trị thương hiệu (brand management) được công ty Procter&Gamble phát triển ...từ các năm 1931, chứng tỏ người ta đã nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu từ rất lâu....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định giá thương hiệu, có nhiều cách
Định giá thương hiệu, có
nhiều cách
Thương hiệu thực sự là một tài sản của doanh nghiệp, thế nhưng giá
trị của tài sản vô hình này lại là một ẩn số khó tìm.
Định giá thương hiệu vẫn còn là công việc
của các chuyên gia, đòi hỏi sự nghiên cứu
rất kỹ càng và cẩn trọng nhưng lại thường
cho ra các kết quả gây nhiều tranh cãi. Xà
bông Pears là thương hiệu đầu tiên trên thế
giới đăng ký bảo hộ nhãn hiệu từ cuối thế kỷ
18, còn khái niệm quản trị thương hiệu
(brand management) được công ty
Procter&Gamble phát triển ...từ các năm
1931, chứng tỏ người ta đã nhận thức được
tầm quan trọng của thương hiệu từ rất lâu.
Muốn biết nhưng không tính được Mọi người cũng đồng ý rằng uy tín
thương hiệu chính là nguyên nhân tạo nên sự chênh lệch ngày càng lớn
giữa giá trị cổ phiếu của các công ty danh tiếng trên thị trường chứng
khoán so với giá trị hiện hữu trong sổ sách kế toán. Thừa nhận giá trị to lớn
của thương hiệu những khi thẩm định khả năng sinh lợi và hiệu quả kinh
doanh, các doanh nghiệp vẫn dựa vào những chỉ số như: tỉ suất sinh lợi
của vốn đầu tư, tài sản và của vốn chủ sở hữu.
Tất cả đều không tính đến giá trị của thương hiệu, một tài sản có giá
nhưng vô hình.Không phải các chủ doanh nghiệp, giám đốc thương hiệu
hoặc giám đốc tài chính thờ ơ với tài sản của mình như vậy, mà ngược lại
họ rất cần biết một cách chính xác giá trị của thương hiệu dưới dạng một
con số cụ thể. Nếu có cách tính chính xác giá trị của thương hiệu tại một
thời điểm bất kỳ, việc chọn lựa chiến lựơc và kế hoạch phát triển thương
hiệu của giám đốc marketing sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều. Ông ta cũng
dễ “làm giá” hơn với HĐQT nếu chỉ rõ được những nỗ lực bản thân đã làm
gia tăng giá trị cho thương hiệu chính xác là bao nhiêu tiền.
Với số liệu đó, không chỉ giám đốc tài chính mà cả các nhà đầu tư chứng
khoán cũng sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về phần tài sản vô hình của doanh
nghiệp, từ đó có biện pháp bảo vệ hoặc đầu tư, khai thác hiệu quả. Mọi
người đều có nhu cầu muốn biết về trị giá của thương hiệu, nhưng giữa
“có giá trị rất lớn” và “giá x đồng” là hai câu trả lời hoàn toàn khác biệt.
Dựa trên giá trị chuyển nhượng: Cách dễ nhất để nhìn nhận giá trị một
thương hiệu là dựa trên giá chuyển nhượng. Nhiều người không đồng ý với
cách đánh giá này nhưng ít nhất là đã có người chấp nhận giá trị đó và
dùng tiền để chứng minh chính kiến của mình. Đó là người mua. Tuy nhiên
giá trị chuyển nhượng thường bao gồm cả trị giá tài sản cố định và trị giá
thương hiệu nên người ngoài cuộc không ai biết chính xác nếu tình riêng thì
giá trị của thương hiệu là bao nhiêu. Khi cố gắng mua lại PepleSoft vào
năm 2004, Công ty Oracle đã sẵn sàng tăng giá tiền chuyển nhượng từ 5 tỉ
USD lên 6,3 tỉ và cuối cùng chốt lại ở con số khổng lồ 9,4 tỉ USD (theo
eweek.com).
Không ai biết giá trị cụ thể về thương hiệu của PeopleSoft là bao nhiêu
nhưng chắc chắn là phần tài sản cố định của PeopleSoft không thể gia
tăng giá trị gần gấp đôi như vậy trong vòng 18 tháng. Tức là giá trị thương
hiệu, cũng như lợi thế thương mại của PeopleSoft đã được Oracle định giá
trên 4,4 tỉ USD.Chuẩn mực kế toán ở nhiều nước, trong đó có cả Việt Nam
đã chấp thuận ghi nhận giá trị của thương hiệu như là tài sản vô hình vào
bảng cân đối kế toán. Điều này rất dễ lầm với các thương hiệu có sự mua
bán, chuyển nhượng. Thế nhưng phần nhiều các thương hiệu là do doanh
nghiệp tự xây dựng thành công, không thể có giá trị chuyển nhượng để mà
ghi sổ.
Dựa trên cơ sở chi phí: Phương pháp này tính giá trị thương hiệu dựa trên
các chi phí thực sự mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra để phát triển thương
hiệu đến tình trạng hiện tại. Đây là cách tính đơn giản, dễ làm trong doanh
nghiệp vì tất cả đều là số liệu nội bộ. Chỉ đơn thuần tổng hợp các khoản
chi, như chi phí nghiên cứu thị trường, quảng cáo, truyền thông… Một giám
đốc thương hiệu tồi có thể tiêu sạch ngân sách tiếp thị của doanh nghiệp
nhưng không hề làm gia tăng một đồng giá trị nào cho thương hiệu. Chi phí
đầu tư hoàn toàn không tỉ lệ thuận với giá trị gia tăng của thương hiệu nên
cách tiếp cận này không chính xác.
Tuy nhiên, do sự đơn giản và chủ động trong việc tính toán, một vài doanh
nghiệp nhỏ vẫn dùng cách này để tạm tính trị giá thương hiệu của mình.
Một cách khác là tính giá trị đầu tư tương đương. Đó là cách lấy chi phí thị
trường hiện tại để ước tính tổng số tiền cần bỏ ra để xây dựng một thương
hiệu tương đương với thương hiệu hiện tại. Số tiền này bao gồm các chi
phí như xây dựng đề án, nghiên cứu thị trường, sản xuất mẫu thử, quảng
cáo, khuyến mãi… Cách tính này thường được các chuyên gia tính nhẩm
nhanh trị giá của một thươn ...