Danh mục

Định hướng chính sách phát triển các thành phần kinh tế Việt Nam: Phần 2

Số trang: 262      Loại file: pdf      Dung lượng: 8.65 MB      Lượt xem: 69      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (262 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách "Các thành phần kinh tế Việt Nam - Vấn đề và định hướng chính sách" bao gồm nhiều bài viết đã phân tích, gợi mở các vấn đề, kiến nghị các giải pháp thiết thực và toàn diện, nhằm củng cố, nâng cao năng lực phản ứng chính sách, vượt qua những định kiến và thách thức mới, tạo đột phá thể chế, cải thiện môi trường đầu tư theo hướng bình đẳng và lành mạnh, phát huy hiệu quả mọi nguồn lực và tiềm năng kinh tế theo yêu cầu phát triển bền vững và nâng cao vị thế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo phần 2 cuốn sách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng chính sách phát triển các thành phần kinh tế Việt Nam: Phần 2 Phần II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM: XU HƯỚNG VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM SAU HƠN 30 NĂM ĐỔI MỚI (MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN) TS. Lê Minh Nghĩa* 1. Mở đầu Quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có thể được khái quát trong một loạt các bước chuyển cả về lý luận và thực tiễn qua hơn 30 năm đổi mới như sau: - Thứ nhất, bước chuyển từ sản xuất theo mô hình kinh tế hiện vật, phi thị trường sang sản xuất theo mô hình kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách. Trong đó, nhận thức về bản chất kinh tế thị trường và nội hàm của tính định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định và ngày càng cụ thể hóa qua các kỳ đại hội Đảng đã thực sự trở thành nhận thức lý luận có sức sáng tạo, không chỉ làm sáng rõ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà còn là sự bổ sung cho kho tàng lý luận về chủ nghĩa xã hội. * Hội đồng Lý luận Trung ương. 181 - Thứ hai, bước chuyển từ đơn sở hữu với sự phân biệt đối xử sang đa sở hữu, đa thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế được tự do kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật. Có thể nói, bước chuyển đổi này thực sự là khâu đột phá trong nhận thức lý luận kinh tế, tạo động lực cho công cuộc đổi mới. - Thứ ba, bước chuyển từ quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, làm cho con người ỷ lại, thụ động, sang quản lý theo cơ chế thị trường, đòi hỏi tính năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của con người. - Thứ tư, bước chuyển từ phân phối bình quân, cào bằng, không thừa nhận đến thừa nhận đa dạng hóa hình thức phân phối mà phân phối theo lao động là chủ yếu, gắn với phân phối theo vốn, tài sản... - Thứ năm, bước chuyển từ không chấp nhận “bóc lột”, không chấp nhận phân hóa giàu nghèo, sang chấp nhận “bóc lột”, chấp nhận phân hóa giàu nghèo ở mức độ nhất định. - Thứ sáu, bước chuyển từ quan điểm đảng viên không được làm kinh tế tư nhân sang đảng viên được làm kinh tế tư nhân. - Thứ bảy, bước chuyển từ quan điểm kinh tế “khép kín” sang cách nhìn mở, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, chấp nhận kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. - Thứ tám, bước chuyển từ quan điểm “Nhà nước làm thay thị trường”, “Nhà nước làm tất cả”, độc quyền sang quan điểm Nhà nước chủ yếu thực hiện vai trò quản lý, kiến tạo môi trường phát triển, khắc phục các khuyết tật của thị trường, đa dạng hóa các chủ thể làm kinh tế, giảm độc quyền nhà nước, xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp... - Thứ chín, bước chuyển từ việc coi Nhà nước đóng vai trò phân bổ các nguồn lực là chủ yếu, sang thị trường đóng vai trò phân bổ các nguồn lực là chủ yếu. 182 - Thứ mười, bước chuyển từ quan điểm công nghiệp hóa bằng con đường “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”, sử dụng vốn của Nhà nước sang chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức và phát triển nhanh, bền vững, sử dụng nguồn vốn xã hội hóa theo cơ chế thị trường. - Thứ mười một, bước chuyển từ chủ trương phát triển mô hình kinh tế tăng trưởng theo chiều rộng với năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp, thâm dụng tài nguyên và lao động giản đơn, sang mô hình kinh tế tăng trưởng chủ yếu theo chiều sâu với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, phát triển nhanh, bền vững gắn với bảo vệ môi trường... Trong mỗi bước chuyển trên, lại bao hàm những bước chuyển nhỏ, cụ thể, khắc họa nên toàn bộ nội dung đổi mới tư duy nhận thức lý luận - thực tiễn kinh tế của Đảng trong hơn 30 năm qua. Tuy nhiên, đó không phải là các bước chuyển tách biệt, không hoặc ít có liên hệ, tác động lẫn nhau. Về thực chất, chúng tổ hợp lại, quyện chặt với nhau, tạo thành một chỉnh thể hệ thống tư duy nhận thức lý luận - thực tiễn phát triển thống nhất trong quá trình đổi mới1. Trong số các bước chuyển này, bước chuyển thứ hai “chuyển từ đơn thành phần sang đa thành phần”, có vị trí vô cùng quan trọng. Nó là hệ quả của bước chuyển “từ sản xuất hiện vật 1. Xem Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận: Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Ban Chỉ đạo tổng kết: Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa qua 30 năm đổi mới (1986-2016); TS. Đinh Thế Huynh, GS.TS. Phùng Hữu Phú…(Đồng chủ biên): 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015. 183 sang sản xuất giá trị. Đây là một bước ngoặt đánh dấu tư duy phát triển mới của Đảng và Nhà nước trong việc nhận thức và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Đây chính là tư duy đột phá làm cho “sản xuất bung ra”, là cơ sở để hình thành quan hệ sản xuất mới, khai thác mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Do vậy, trong khuôn khổ bài viết này tập trung bàn sâu về bước chuyển thứ hai: xung quanh vấn đề phát triển các thành phần kinh tế ở nước ta từ khi đổi mới đến nay. 2. Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về phát triển các thành phần kinh tế ở nước ta từ khi đổi mới đến nay Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là chủ trương lớn của Đảng trong công cuộc đổi mới, là vấn đề có tính chiến lược lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 2.1. Quá trình nhận thức của Đảng về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ta được bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986). T ...

Tài liệu được xem nhiều: