Danh mục

Định hướng phát triển năng lực thẩm mỹ qua ngữ liệu văn học nhằm bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới phổ thông

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 105.82 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong chương trình GDPT tổng thể, nhận thấy yêu cầu về năng lực thẩm mỹ rất sát với những yêu cầu cụ thể về các phẩm chất chủ yếu cần đạt đối với học sinh phổ thông. Vì vậy, bài viết này hướng tới khai thác cách tiếp cận NLTM trong dạy học Ngữ văn nhằm giúp học sinh hoàn thiện các yêu cầu về phẩm chất mà chương trình GDPT đặt ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng phát triển năng lực thẩm mỹ qua ngữ liệu văn học nhằm bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới phổ thôngKỷ yếu hội thảo khoa học 113 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THẨM MỸ QUA NGỮ LIỆUVĂN HỌC NHẰM BỒI DƯỠNG PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI PHỔ THÔNG ThS. Tạ Thị Thanh Hà - ThS. Trần Thị Lệ Dung Khoa THCS, Trường CĐSP Nghệ An Tóm tắt: Trong chương trình GDPT tổng thể, chúng tôi nhận thấy yêu cầu về năng lực thẩmmỹ rất sát với những yêu cầu cụ thể về các phẩm chất chủ yếu cần đạt đối với học sinhphổ thông. Vì vậy, bài viết này hướng tới khai thác cách tiếp cận NLTM trong dạyhọc Ngữ văn nhằm giúp học sinh hoàn thiện các yêu cầu về phẩm chất mà chươngtrình GDPT đặt ra. 1. Đặt vấn đề Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể [2] xác định rất rõ các biểuhiện năng lực của HS, trong đó, có 3 năng lực chung và 7 năng lực chuyên môn. Vớimôn Ngữ văn, 2 năng lực được xem là đặc thù là năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩmmỹ. Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn [3.3] cũng khẳng định: “Ngữ vănlà môn học mang tính công cụ và tính thẩm mỹ- nhân văn; giúp học sinh có phươngtiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục kháctrong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh nhữnggiá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc triển ở học sinh những cảmxúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha”. Môn Ngữ văn mang tínhtổng hợp cao, tích hợp nhiều kiến thức, liên quan đến nhiều môn học, đồng thời đâycũng là môn học có nhiều liên quan với cuộc sống hàng ngày. Trong chương trìnhGDPT tổng thể, chúng tôi nhận thấy yêu cầu về năng lực thẩm mỹ (NLTM) rất sát vớinhững yêu cầu cụ thể về các phẩm chất chủ yếu cần đạt mà chương trình yêu cầu đốivới học sinh phổ thông. Vì vậy, bài viết này hướng tới khai thác cách tiếp cận NLTMtrong dạy học Ngữ văn nhằm giúp học sinh hoàn thiện các yêu cầu về phẩm chất màchương trình GDPT đặt ra. 2. Năng lực thẩm mỹ trong dạy học Ngữ văn và các phẩm chất cần đạt theochương trình GDPT mới. 2.1. Năng lực thẩm mỹ Nói đến NLTM, người ta thường đề cập đến năng lực khám phá cái đẹp và nănglực thưởng thức cái đẹp. Qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật, người đọc sẽ khámphá, cảm nhận cái đẹp của tác phẩm rồi tự nguyện chuyển hóa thành cái đẹp trongchính tâm hồn mỗi con người. Môn Ngữ văn chính là cơ hội tốt nhất để phát triển nănglực thẩm mỹ khi học sinh được tiếp xúc với nhiều tác phẩm văn học của các quốc gia,các thời kỳ lịch sử. Thông qua dạy học các tác phẩm văn học, giáo viên có thể bồidưỡng cho học sinh có khả năng phát hiện cái đep, cảm thụ cái đẹp, đánh giá cái đẹp,từ đó tự làm đẹp tâm hồn mình. Mục tiêu chung của môn Ngữ văn mới cũng nhấn mạnh: Môn Ngữ văn giúp “hình114 Kỷ yếu hội thảo khoa họcthành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu yêu nước, nhân ái, chămchỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triểncá tính. Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấuhiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhânvăn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc dântộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam, có tinh thần tiếp thutinh hoa văn hóa nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế” [3.5]. NLTM thể hiện trong các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật và Ngữ văn; trong mônNgữ văn NLTM chính là năng lực văn học (NLVH). Năng lực văn học là khả năng hiểu một văn bản của người đọc trên cơ sở biết rõvề sự diễn giải hợp lý hệ thống tín hiệu hoặc “mã” của văn học. Năng lực văn họcđược tạo nên bởi các thành tố sau: Kiến thức về văn học (những hiểu biết về lịch sửvăn học, tác phẩm văn học và lý luận văn học); kỹ năng về văn học (kỹ năng đọc hiểuvăn bản, phân tích và đánh giá giá trị văn học); tình cảm, thái độ đối với tiếp nhận vănhọc (lòng say mê văn học, ý thức tìm tòi khám phá các giá trị sâu sắc, độc đáo của tácphẩm văn học trong quá trình tiếp nhận, thưởng thức văn học). Ngữ văn là một môn học đặc biệt có thể tác động một cách trực tiếp đến cảm xúc,tình cảm, tâm hồn người học. “Thông qua những văn bản ngôn từ và những hình tượngnghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói, nghe,môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển nhữngphẩm hchất tốt đẹp cũng như những năng lực cốt lõi để sống, làm việc hiệu quả, đểhọc suốt đời”[3.3]. Ở bậc Tiểu học, NLVH yêu cầu đơn giản là “biết phân biệt văn bản truyện vàthơ, nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết, bước đầuhiểu được tác dụng của một số yếu tố hình thức của văn bản văn học. Biết liên tưởng,tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong viết và nói” [3.8]. BậcTrung hoc cơsở, yêu cầu về năng lực văn học là “nhận biết và phân biệt được các loại văn bản vănhọc: truyện, thơ, kịch, ký và một số thể loại tiêu biểu cho mỗi loại; phân tích được tácdụng của một số yếu tố hình thức nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn bản; hiểu đượcnội dung tường minh và hàm ẩn của văn bản văn học. Trình bày được cảm nhận, suynghĩ về tác phẩm văn học và tác động của tác phẩm văn học đối với bản thân; bướcđầu tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.”[3.10]. Bậc Trung học phổ thông,NLVH yêu cầu cao hơn, đó là “phân tích và đánh giá văn bản văn học dựa trên nhữnghiểu biết về phong cách nghệ thuật và lịch sử văn học. Nhận biết được đặc trưng củahình tượng văn học và một số điểm khác biệt giữa hình tượng văn học và với các loạihình tượng nghệ thuât khác, phân tích và đánh giá được nội dung tư tưởng và cách thểhiện nội dung tư tưởng trong một văn bản văn học…Nêu được những nét tổng quát v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: