Danh mục

Định hướng phương pháp dạy tích hợp nghe, nói, đọc, viết kết hợp với hình ảnh trong dạy học tiếng Anh nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc THCS

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 261.97 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này gợi ý một số kỹ thuật nhằm giúp cho giáo viên tiếng Anh bậc THCS có thể vận dụng để thiết kế nhiều hoạt động tích hợp 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết kết hợp với tranh ảnh trong một giờ học ngoại ngữ cho học sinh bậc THCS.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng phương pháp dạy tích hợp nghe, nói, đọc, viết kết hợp với hình ảnh trong dạy học tiếng Anh nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc THCS152 Kỷ yếu hội thảo khoa họcĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP DẠY TÍCH HỢP NGHE, NÓI, ĐỌC, VIẾTKẾT HỢP VỚI HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC TIẾNG ANH NHẰM ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở BẬC THCS ThS. Phạm Thị Thu Hiền, ThS. Trần Kim Tú, ThS. Trần Thị Thanh Hoa, ThS. Đào Thị Nhung Khoa Ngoại Ngữ, Trường CĐSP Nghệ An Tóm tắt: Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và pháttriển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức đểgiải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Phương pháp dạy học này càng thựcsự hiệu quả khi các giáo viên sử dụng bộ sách giáo khoa tiếng Anh mới. Bài viết nàygợi ý một số kỹ thuật nhằm giúp cho giáo viên tiếng Anh bậc THCS có thể vận dụngđể thiết kế nhiều hoạt động tích hợp 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết kết hợp với tranhảnh trong một giờ học ngoại ngữ cho học sinh bậc THCS. 1. Đặt vấn đề: Mục tiêu cơ bản của môn tiếng Anh ở các bậc học phổ thông theo chương trìnhmới là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyệnkỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ, như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp;qua đó giúp các em đạt Bậc 3 khi kết thúc cấp THPT theo Khung năng lực ngoại ngữ6 bậc dùng cho Việt Nam. Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh cho phép sử dụng nhiều phươngpháp, nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh,khả năng sử dụng các quy tắc ngữ pháp để tạo ra các câu đúng và phù hợp thông quacác kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Phương pháp tích hợp nghe, nói, đọc, viết kết hợpvới hình ảnh trong dạy học tiếng Anh là một phương pháp dạy học tích cực. Việc xâydựng và định hướng cho sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh tại trường CĐSPNghệ An về phương pháp dạy học và cụ thể là phương pháp dạy học tích hợp các kỹnăng nghe, nói, đọc, viết cùng với việc sử dụng tranh ảnh là rất cần thiết để nhằm đápứng chương trình dạy học mới. 2. Nội dung 2.1 Tổng quan về phương pháp tích hợp 2.1.1 Khái niệm dạy học tích hợp Khái niệm dạy học tích hợp được đưa ra dưới nhiều tiếp cận khác nhau. Hội nghịphối hợp trong chương trình của UNESCO, Paris 1972 có đưa ra định nghĩa: Dạy họctích hợp các khoa học là một cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học chophép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặcquá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau. Với quan niệm trên, dạyhọc tích hợp nhằm các mục tiêu: (1) Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cáchgắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà họcsinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống; (2) Phân biệtcái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho họcKỷ yếu hội thảo khoa học 153sinh vận dụng vào xử lý những tình huống có ý nhĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sởkhông thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo; (3) Dạy sử dụng kiến thức trong tìnhhuống thực tế, cụ thể, có ích cho cuộc sống sau này; (4) Xác lập mối liên hệ giữa cáckhái niệm đã học. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao,có như vậy học sinh mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiếnthức đã học khi gặp một tình huống bất ngờ, chưa từng gặp. Quan điểm của Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau 2015 chorằng: Dạy học tích hợp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy động đồng thờikiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ họctập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát triển nhữngnăng lực cần thiết. Như vậy, dạy học tích hợp có thể hiểu đó là một quan điểm dạy học nhằm hìnhthành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụngkiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. 2.1.2 Đặc trưng của dạy học tích hợp Mục đích của dạy học tích hợp là để hình thành và phát triển năng lực học sinh,giúp học sinh vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn của cuộc sống.Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chứchợp lý các kiến thức, kỹ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những yêucầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp trongmột bối cảnh (tình huống) nhất định; và phương pháp tạo ra năng lực đó chính là dạyhọc tích hợp. Dạy học tích hợp có những đặc điểm sau đây: (1) Thiết lập các mối quan hệ theomột logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt độngphức hợp; (2) Lựa chọn những thông tin, kiến thức, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: