Định hướng và giải pháp để khai thác những lợi thế từ TPP
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 299.73 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích và chỉ ra những lợi thế, cơ hội cũng như những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam; đồng thời gợi mở một số vấn đề mang tính định hướng về mặt giải pháp. Hy vọng qua đó, chúng ta có thể khai thác một cách tốt nhất những lợi thế có được đồng thời giảm thiểu những bất lợi và giải quyết tốt những thách thức đặt ra, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng và giải pháp để khai thác những lợi thế từ TPP ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ KHAI THÁC NHỮNG LỢI THẾ TỪ TPP ThS. Đặng Chung Kiên Trường Đại học Tài chính-Marketing TS. Trần Nguyên Thảo Tóm tắt Đầu tháng 10 vừa qua, cuộc họp lãnh đạo cấp bộ trưởng của 12 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương đã đạt được thỏa thuận cuối cùng, mở ra một cơ hội lớn cho tất cả các quốc gia tham gia. So sánh một cách sơ bộ thì Việt Nam là quốc gia đứng ở vị trí thứ 8/12 về diện tích, 4/12 về dân số, 11/12 về GDP, 8/12 về hoạt động xuất nhập khẩu. Chắc chắn rằng khi Hiệp định này được thực thi thì chúng ta sẽ nhận được những lợi ích rất lớn và cũng có thể khai thác được nhiều cơ hội từ những thỏa thuận thương mại với các đối tác thành viên. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực thì chúng ta cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Trên cơ sở khái quát những đặc điểm cơ bản, những vấn đề chung về Hiệp định lịch sử này, bài viết phân tích và chỉ ra những lợi thế, cơ hội cũng như những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam; đồng thời gợi mở một số vấn đề mang tính định hướng về mặt giải pháp. Hy vọng qua đó, chúng ta có thể khai thác một cách tốt nhất những lợi thế có được đồng thời giảm thiểu những bất lợi và giải quyết tốt những thách thức đặt ra, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước. Từ khóa: Hiệp định TPP, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương Hiệp định đối tác thương mại tự do châu Á Thái Bình Dương, Trans - Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (TPP), là một thỏa thuận thương mại giữa các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương, bao gồm các nước: Australia, Brunei, Canada, Chile, Hoa Kỳ, Malaysia, Mexico, Nhật Bản, Newzealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Cho đến thời điểm này, công tác đàm phán đã hoàn tất, trong thời gian tới đây, để TPP có hiệu lực thì toàn bộ nội dung văn kiện này cần được quốc hội và chính phủ các nước phê chuẩn. Khi được thông qua, TPP sẽ tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn nhất trên thế giới - 357 tính đến thời điểm hiện nay: chiếm khoảng 1/4 diện tích thế giới, với hơn 800 triệu dân, đóng góp 40% GDP và chiếm 1/3 thương mại toàn cầu. Một điều rất đặc biệt là các nội dung đàm phán trong Hiệp định TPP có phạm vi rộng hơn rất nhiều so với nội dung các vòng đàm phán trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nếu như WTO chỉ đàm phán về thị trường hàng hoá, dịch vụ và một số vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, thì trong đàm phán TPP, bên cạnh các vấn đề trên đây, nội dung các vòng đàm phán còn phân tích sâu đến các vấn đề về mua sắm chính phủ, doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị độc quyền, lao động, môi trường, sự minh bạch và công tác chống tham nhũng v.v… Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh - Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam thì nếu như WTO mang tính đàm phán một chiều, Việt Nam phải mở cửa thị trường cho các nước thành viên WTO và không có quyền đòi hỏi họ mở cửa cho mình thì Hiệp định TPP là một hiệp định “có đi có lại” kiểu như “các nước muốn mình mở thị trường cho họ và họ cũng mở thị trường cho Việt Nam”1. Còn theo đánh giá của các chuyên gia trong nước cũng như quốc tế, khi tham gia “sân chơi” này, Việt Nam sẽ là một trong những nước có lợi nhiều nhất vì mục tiêu chính của TPP là giảm thuế và những rào cản hàng hoá cho dịch vụ. Khi các dòng thuế giảm xuống, Việt Nam có thể gia tăng xuất khẩu quần áo, giày dép và nhiều mặt hàng khác vốn là thế mạnh của mình vào các thị trường lớn, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ mà không phải cạnh tranh với sản phẩm của một số nước khác. Hiệp định TPP được kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện, có chất lượng cao và là khuôn mẫu cho các Hiệp định thế kỷ XXI. Với mục tiêu duy trì tính “mở” của Hiệp định TPP, tức là có cơ chế kết nạp thêm thành viên mới trong tương lai đồng thời các bên vẫn có thể tiếp tục đàm phán những vấn đề phát sinh sau khi Hiệp định có hiệu lực, nội dung TPP đưa ra nhiều đề xuất và biện pháp liên quan để bảo đảm Hiệp định sẽ mang lại lợi ích nhiều nhất cho tất cả những nước đang và sẽ tham gia Hiệp định. 1. Những lợi ích, cơ hội cho Việt Nam từ TPP Như đã trình bày trên đây, TPP chứa đựng những đặc điểm rất đặc thù và chính điều đó đã làm cho TPP trở thành một hiệp định mang tính bước ngoặt của thế kỷ XXI, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu, bao gồm: phương thức tiếp cận thị trường một cách toàn diện; tiếp cận mang tính khu vực 1 Theo nội dung họp báo cung cấp thông tin về kết thúc đàm phán Hiệp định TPP của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Trần Quốc Khánh chủ trì ngày 9.10.2015 tại Hà Nội. 358 trong việc đưa ra các cam kết; công tác giải quyết các thách thức, rủi ro đối với thương mại; trong đó cũng bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại và là nền tảng cho hội nhập. TPP đề ra những tiêu chuẩn rất cao, cả về thương mại, kỹ thuật, IP (sở hữu trí tuệ), môi trường, lao động... Và hiệp định không chỉ giảm thuế quan thông thường, mà còn là giảm rất sâu (gần như bằng 0). Rất nhiều quan điểm đánh giá cho rằng có thể coi đây là sự khởi đầu của các FTA (hiệp định thương mại tự do) thế hệ mới, mang tính thế kỷ. Thông qua việc nghiên cứu những thỏa thuận đã được thông qua sau hơn hai mươi phiên đàm phán của Hiệp định, có thể nêu ra một số các lợi ích và cơ hội cho Việt Nam như sau: Thứ nhất: Những lợi ích, cơ hội từ việc giảm thuế đối với các loại hàng hóa nhập khẩu từ các nước thuộc TPP: Người tiêu dùng Việt Nam và nhất là những ngành sản xuất có sử dụng các loại nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nước thuộc TPP làm nguyên liệu đầu vào sẽ được hưởng lợi rất lớn từ hàng hóa, nguyên vật liệu giá rẻ. Điều này giúp giảm c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng và giải pháp để khai thác những lợi thế từ TPP ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ KHAI THÁC NHỮNG LỢI THẾ TỪ TPP ThS. Đặng Chung Kiên Trường Đại học Tài chính-Marketing TS. Trần Nguyên Thảo Tóm tắt Đầu tháng 10 vừa qua, cuộc họp lãnh đạo cấp bộ trưởng của 12 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương đã đạt được thỏa thuận cuối cùng, mở ra một cơ hội lớn cho tất cả các quốc gia tham gia. So sánh một cách sơ bộ thì Việt Nam là quốc gia đứng ở vị trí thứ 8/12 về diện tích, 4/12 về dân số, 11/12 về GDP, 8/12 về hoạt động xuất nhập khẩu. Chắc chắn rằng khi Hiệp định này được thực thi thì chúng ta sẽ nhận được những lợi ích rất lớn và cũng có thể khai thác được nhiều cơ hội từ những thỏa thuận thương mại với các đối tác thành viên. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực thì chúng ta cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Trên cơ sở khái quát những đặc điểm cơ bản, những vấn đề chung về Hiệp định lịch sử này, bài viết phân tích và chỉ ra những lợi thế, cơ hội cũng như những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam; đồng thời gợi mở một số vấn đề mang tính định hướng về mặt giải pháp. Hy vọng qua đó, chúng ta có thể khai thác một cách tốt nhất những lợi thế có được đồng thời giảm thiểu những bất lợi và giải quyết tốt những thách thức đặt ra, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước. Từ khóa: Hiệp định TPP, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương Hiệp định đối tác thương mại tự do châu Á Thái Bình Dương, Trans - Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (TPP), là một thỏa thuận thương mại giữa các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương, bao gồm các nước: Australia, Brunei, Canada, Chile, Hoa Kỳ, Malaysia, Mexico, Nhật Bản, Newzealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Cho đến thời điểm này, công tác đàm phán đã hoàn tất, trong thời gian tới đây, để TPP có hiệu lực thì toàn bộ nội dung văn kiện này cần được quốc hội và chính phủ các nước phê chuẩn. Khi được thông qua, TPP sẽ tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn nhất trên thế giới - 357 tính đến thời điểm hiện nay: chiếm khoảng 1/4 diện tích thế giới, với hơn 800 triệu dân, đóng góp 40% GDP và chiếm 1/3 thương mại toàn cầu. Một điều rất đặc biệt là các nội dung đàm phán trong Hiệp định TPP có phạm vi rộng hơn rất nhiều so với nội dung các vòng đàm phán trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nếu như WTO chỉ đàm phán về thị trường hàng hoá, dịch vụ và một số vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, thì trong đàm phán TPP, bên cạnh các vấn đề trên đây, nội dung các vòng đàm phán còn phân tích sâu đến các vấn đề về mua sắm chính phủ, doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị độc quyền, lao động, môi trường, sự minh bạch và công tác chống tham nhũng v.v… Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh - Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam thì nếu như WTO mang tính đàm phán một chiều, Việt Nam phải mở cửa thị trường cho các nước thành viên WTO và không có quyền đòi hỏi họ mở cửa cho mình thì Hiệp định TPP là một hiệp định “có đi có lại” kiểu như “các nước muốn mình mở thị trường cho họ và họ cũng mở thị trường cho Việt Nam”1. Còn theo đánh giá của các chuyên gia trong nước cũng như quốc tế, khi tham gia “sân chơi” này, Việt Nam sẽ là một trong những nước có lợi nhiều nhất vì mục tiêu chính của TPP là giảm thuế và những rào cản hàng hoá cho dịch vụ. Khi các dòng thuế giảm xuống, Việt Nam có thể gia tăng xuất khẩu quần áo, giày dép và nhiều mặt hàng khác vốn là thế mạnh của mình vào các thị trường lớn, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ mà không phải cạnh tranh với sản phẩm của một số nước khác. Hiệp định TPP được kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện, có chất lượng cao và là khuôn mẫu cho các Hiệp định thế kỷ XXI. Với mục tiêu duy trì tính “mở” của Hiệp định TPP, tức là có cơ chế kết nạp thêm thành viên mới trong tương lai đồng thời các bên vẫn có thể tiếp tục đàm phán những vấn đề phát sinh sau khi Hiệp định có hiệu lực, nội dung TPP đưa ra nhiều đề xuất và biện pháp liên quan để bảo đảm Hiệp định sẽ mang lại lợi ích nhiều nhất cho tất cả những nước đang và sẽ tham gia Hiệp định. 1. Những lợi ích, cơ hội cho Việt Nam từ TPP Như đã trình bày trên đây, TPP chứa đựng những đặc điểm rất đặc thù và chính điều đó đã làm cho TPP trở thành một hiệp định mang tính bước ngoặt của thế kỷ XXI, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu, bao gồm: phương thức tiếp cận thị trường một cách toàn diện; tiếp cận mang tính khu vực 1 Theo nội dung họp báo cung cấp thông tin về kết thúc đàm phán Hiệp định TPP của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Trần Quốc Khánh chủ trì ngày 9.10.2015 tại Hà Nội. 358 trong việc đưa ra các cam kết; công tác giải quyết các thách thức, rủi ro đối với thương mại; trong đó cũng bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại và là nền tảng cho hội nhập. TPP đề ra những tiêu chuẩn rất cao, cả về thương mại, kỹ thuật, IP (sở hữu trí tuệ), môi trường, lao động... Và hiệp định không chỉ giảm thuế quan thông thường, mà còn là giảm rất sâu (gần như bằng 0). Rất nhiều quan điểm đánh giá cho rằng có thể coi đây là sự khởi đầu của các FTA (hiệp định thương mại tự do) thế hệ mới, mang tính thế kỷ. Thông qua việc nghiên cứu những thỏa thuận đã được thông qua sau hơn hai mươi phiên đàm phán của Hiệp định, có thể nêu ra một số các lợi ích và cơ hội cho Việt Nam như sau: Thứ nhất: Những lợi ích, cơ hội từ việc giảm thuế đối với các loại hàng hóa nhập khẩu từ các nước thuộc TPP: Người tiêu dùng Việt Nam và nhất là những ngành sản xuất có sử dụng các loại nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nước thuộc TPP làm nguyên liệu đầu vào sẽ được hưởng lợi rất lớn từ hàng hóa, nguyên vật liệu giá rẻ. Điều này giúp giảm c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiệp định TPP Thương mại tự do Tổ chức Thương mại thế giới Hội nhập kinh tế quốc tế Hoạt động xuất nhập khẩuGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 433 0 0
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 348 0 0 -
11 trang 173 4 0
-
3 trang 172 0 0
-
23 trang 167 0 0
-
105 trang 146 0 0
-
Xuất nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
13 trang 140 0 0 -
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế
10 trang 123 0 0 -
Giáo trình môn Kinh tế quốc tế - Đỗ Đức Bình
282 trang 112 0 0 -
94 trang 105 0 0