Định mức xây dựng
Số trang: 101
Loại file: pdf
Dung lượng: 4.90 MB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tài liệu " Định mức xây dựng " trình bày nghiên cứu và quan sát các quá trình sản xuất để xây dựng định mức được tiến hành theo thời gian và không gian nhất định. Khi nghiên cứu 1 quá trình nào hay 1 mặt nào đó phải xem xét nó trong 1 tổng thể của quy trình và điều kiện sản xuất trong 1 trạng thái luôn luôn biến động phụ thuộc vào sự thay đổi của những chính sách về kinh tế, hoặc ảnh hưởng của những điều kiện địa phương và tự nhiên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định mức xây dựng z ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG PHẦN I: ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG VÀ THỜI GIAN SỬ DỤNG MÁY Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÍ LUẬN CHUNG 1.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Việc nghiên cứu và quan sát các quá trình sản xuất để xây dựng định mức được tiến hành theo thời gian và không gian nhất định. Khi nghiên cứu 1 quá trình nào hay 1 mặt nào đó phải xem xét nó trong 1 tổng thể của quy trình và điều kiện sản xuất trong 1 trạng thái luôn luôn biến động phụ thuộc vào sự thay đổi của những chính sách về kinh tế, hoặc ảnh hưởng của những điều kiện địa phương và tự nhiên. Nói khác đi là trên quan điểm lịch sử sẽ nghiên cứu vấn đề 1 cách biện chứng. 1.2. PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC LAO ĐỘNG: Mỗi hình thức lao động khác nhau áp dụng phương pháp quan sát thu thập xây dựng định mức khác nhau, trong khi định mức thường gặp các hình thức lao động sau: 1. Lao động đơn lẻ: là lao động của 1 công nhân có thể tạo ra được một sản phẩm. 2. Lao động tập thể: là lao động của nhiều công nhân cũng để tạo ra một loại sản phẩm. 3. Lao động thủ công: Công nhân có thể sử dụng công cụ hoặc trực tiếp làm bằng tay chân, nhưng tất cả đều dùng đến năng lượng sức lực của cơ bắp để tác động vào đối tượng lao động. Ví dụ công nhân đào đất bằng cuốc xẻng, vận chuyển bằng xe cút kít … 4. Lao động bán cơ giới: Công nhân có sử dụng các công cụ cơ khí chạy bằng năng lượng hoặc bằng nhiên liệu nhưng phải tác động 1 phần sức lực. Ví dụ công nhân xẻ gỗ bằng máy cưa đĩa, khoan lỗ nìm băng máy khoan… 5. Lao động cơ giới: Công nhân sử dụng các máy móc chạy bằng năng lượng nhiên liệu tác động trực tiếp vào đối tượng lao động, chỉ tiêu hao năng lương cơ bắp trong vai trò điều khiển. Ví dụ công nhân điều khiển máy trộn bê tông, lái máy xúc … 1.3. PHÂN LOẠI QUÁ TRINH XÂY LẮP VÀ NGHIÊN CỨU CƠ CẤU CỦA QUÁ TRINH XÂY LẮP: 1. Định nghĩa: Quá trình xây lắp là tập hợp những quá trình sản xuất nhằm dựng mới, sữa chữa, khôi phục kể cả việc lắp ráp các kết cấu vào công trình. Chú ý: Trên quan điểm định mức, lắp máy được tách riêng mà không bao gồm trong quá trình xây lắp. 2. Phân loại: - Tuỳ theo phương pháp thực hiện mà phân thành: quá trình xây hoặc lắp kết cấu vào công trình. - Tuỳ theo ý nghĩa khi thực hiện mà chia ra: quá trình chính hay quá trình phụ. Quá trình chính phải đảm bảo trực tiếp thu được sản phẩm. Quá trình phụ phục vụ cho quá trình chính, nó không trực tiếp tạo ra sản phẩm cuối cùng. - Tuỳ theo giai đoạn thực hiện phân thành: Quá trình chuẩn bị, quá trình thi công bê tông, quá trình xây, quá trình hoàn thiện … 1 - Tuỳ theo mức độ cơ giới hoá phân thành quá trình: lao động thủ công, cơ giới hoá bộ phận hay cơ giới hoá hoàn toàn. - Tuỳ theo mức độ phức tạp phân thành: Quá trình đơn giản, quá trình phức tạp. - Tuỳ theo diễn biến của quá trình chu kỳ hay không chu kỳ. Quá trình chu kỳ là những quá trình mà sau 1 thời gian nhất định các phần việc lặp đi lặp lại như cũ. 3. Cơ cấu của quá trình xây lắp: Trên quan điểm định mức kỹ thuật, phân chia cơ cấu quá trình xây lắp như sau: a. Quá trình tổng hợp là đơn vị chia lớn nhất của xây lắp, gồm một số quá trình đơn giản chính và phụ có liên quan chặt chẽ với nhau về mặt thi công nhằm tạo ra sản phẩm. Ví dụ quá trình tổng hợp đổ bê tông móng gồm các quá trình đơn giản như: làm khuôn bê tông, đặt cốt thép, và đổ bê tông. b. Quá trình đơn giản là một bộ phận của quá trình tổng hợp, bao gồm 1 số phần việc có liên quan chặt chẽ với nhau về mặt thi công. Ví dụ quá trình đơn giản đổ bê tông gồm cỏc phần việc: vận chuyển vật liệu, vận chuyển bê tông, đổ và đầm bê tông. c. Phần việc là 1 bộ phận của quá trình đơn giản còn gọi là nguyên công, nó có đặc điểm là đồng nhất về công cụ và đối tượng lao động, không thể phân chia được nữa về mặt tổ chức. Ví dụ phần việc đầm bê tông hay vận chuyển vật liệu. Nhưng để tiếp tục nghiên cứu tổ chức lao động và định mức, người ta phân chia phần việc thành các thao tác. Sự phân chia này theo dấu hiệu lao động chứ không theo dấu hiệu tổ chức. d. Thao tác: là 1 bộ phận của phần việc bao gồm 1 số động tác có liên quan nhau. Ví dụ thao tác đưa máy đầm vào vị trí gồm các động tác: nhấc lên, chuyển đi, để xuống. e. Động tác: là bộ phận của thao tác, bao gồm 1 số cử động liên tiếp có liên quan đến nhau. Ví dụ động tác nhấc máy đầm lên gồm 3 cử động: đưa tay về phía máy đầm, cầm lấy máy đầm, nhấc lên. f. Cử động: là sự di chuyển bất kỳ của 1 bộ phận cơ thể, nó là đơn vị phân chia nhỏ nhất của 1 quá trình lao động. Chú ý: - Việc phân chia cơ cấu của quá trình xây lắp để nghiên cứu định mức phải linh hoạt, có khi phải gộp nhiều phần việc hay nhiều thao tác lại với nhau (còn gọi là phần tử). - Trong định mức lao động và định mức thời gian sử dụng máy, khi phân chia để nghiên cứu, thường chỉ chia đến thao tác, chỉ khi nào nghiên cứu phương pháp lao động của người lao động tiên tiến thì mới phân chia đến động tác và cử động. - Khi nghiên cứu quan sát xây dựng định mức, có chia và nghiên cứu đến thao tác hoặc phần việc nhưng khi tính toán và trình bày định mức thường lấy đơn vị phân chia là quá trình đơn giản hay quá trình tổng hợp nhằm làm cho số trị số định mức giảm để dể tra cứu. 1.4. PHÂN LOẠI THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA CÔNG NHÂN VÀ THỜI GIAN SỬ DỤNG MÁY: 1.4.3. Định nghĩa: Thời gian làm việc là độ lâu kể từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc ca làm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định mức xây dựng z ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG PHẦN I: ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG VÀ THỜI GIAN SỬ DỤNG MÁY Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÍ LUẬN CHUNG 1.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Việc nghiên cứu và quan sát các quá trình sản xuất để xây dựng định mức được tiến hành theo thời gian và không gian nhất định. Khi nghiên cứu 1 quá trình nào hay 1 mặt nào đó phải xem xét nó trong 1 tổng thể của quy trình và điều kiện sản xuất trong 1 trạng thái luôn luôn biến động phụ thuộc vào sự thay đổi của những chính sách về kinh tế, hoặc ảnh hưởng của những điều kiện địa phương và tự nhiên. Nói khác đi là trên quan điểm lịch sử sẽ nghiên cứu vấn đề 1 cách biện chứng. 1.2. PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC LAO ĐỘNG: Mỗi hình thức lao động khác nhau áp dụng phương pháp quan sát thu thập xây dựng định mức khác nhau, trong khi định mức thường gặp các hình thức lao động sau: 1. Lao động đơn lẻ: là lao động của 1 công nhân có thể tạo ra được một sản phẩm. 2. Lao động tập thể: là lao động của nhiều công nhân cũng để tạo ra một loại sản phẩm. 3. Lao động thủ công: Công nhân có thể sử dụng công cụ hoặc trực tiếp làm bằng tay chân, nhưng tất cả đều dùng đến năng lượng sức lực của cơ bắp để tác động vào đối tượng lao động. Ví dụ công nhân đào đất bằng cuốc xẻng, vận chuyển bằng xe cút kít … 4. Lao động bán cơ giới: Công nhân có sử dụng các công cụ cơ khí chạy bằng năng lượng hoặc bằng nhiên liệu nhưng phải tác động 1 phần sức lực. Ví dụ công nhân xẻ gỗ bằng máy cưa đĩa, khoan lỗ nìm băng máy khoan… 5. Lao động cơ giới: Công nhân sử dụng các máy móc chạy bằng năng lượng nhiên liệu tác động trực tiếp vào đối tượng lao động, chỉ tiêu hao năng lương cơ bắp trong vai trò điều khiển. Ví dụ công nhân điều khiển máy trộn bê tông, lái máy xúc … 1.3. PHÂN LOẠI QUÁ TRINH XÂY LẮP VÀ NGHIÊN CỨU CƠ CẤU CỦA QUÁ TRINH XÂY LẮP: 1. Định nghĩa: Quá trình xây lắp là tập hợp những quá trình sản xuất nhằm dựng mới, sữa chữa, khôi phục kể cả việc lắp ráp các kết cấu vào công trình. Chú ý: Trên quan điểm định mức, lắp máy được tách riêng mà không bao gồm trong quá trình xây lắp. 2. Phân loại: - Tuỳ theo phương pháp thực hiện mà phân thành: quá trình xây hoặc lắp kết cấu vào công trình. - Tuỳ theo ý nghĩa khi thực hiện mà chia ra: quá trình chính hay quá trình phụ. Quá trình chính phải đảm bảo trực tiếp thu được sản phẩm. Quá trình phụ phục vụ cho quá trình chính, nó không trực tiếp tạo ra sản phẩm cuối cùng. - Tuỳ theo giai đoạn thực hiện phân thành: Quá trình chuẩn bị, quá trình thi công bê tông, quá trình xây, quá trình hoàn thiện … 1 - Tuỳ theo mức độ cơ giới hoá phân thành quá trình: lao động thủ công, cơ giới hoá bộ phận hay cơ giới hoá hoàn toàn. - Tuỳ theo mức độ phức tạp phân thành: Quá trình đơn giản, quá trình phức tạp. - Tuỳ theo diễn biến của quá trình chu kỳ hay không chu kỳ. Quá trình chu kỳ là những quá trình mà sau 1 thời gian nhất định các phần việc lặp đi lặp lại như cũ. 3. Cơ cấu của quá trình xây lắp: Trên quan điểm định mức kỹ thuật, phân chia cơ cấu quá trình xây lắp như sau: a. Quá trình tổng hợp là đơn vị chia lớn nhất của xây lắp, gồm một số quá trình đơn giản chính và phụ có liên quan chặt chẽ với nhau về mặt thi công nhằm tạo ra sản phẩm. Ví dụ quá trình tổng hợp đổ bê tông móng gồm các quá trình đơn giản như: làm khuôn bê tông, đặt cốt thép, và đổ bê tông. b. Quá trình đơn giản là một bộ phận của quá trình tổng hợp, bao gồm 1 số phần việc có liên quan chặt chẽ với nhau về mặt thi công. Ví dụ quá trình đơn giản đổ bê tông gồm cỏc phần việc: vận chuyển vật liệu, vận chuyển bê tông, đổ và đầm bê tông. c. Phần việc là 1 bộ phận của quá trình đơn giản còn gọi là nguyên công, nó có đặc điểm là đồng nhất về công cụ và đối tượng lao động, không thể phân chia được nữa về mặt tổ chức. Ví dụ phần việc đầm bê tông hay vận chuyển vật liệu. Nhưng để tiếp tục nghiên cứu tổ chức lao động và định mức, người ta phân chia phần việc thành các thao tác. Sự phân chia này theo dấu hiệu lao động chứ không theo dấu hiệu tổ chức. d. Thao tác: là 1 bộ phận của phần việc bao gồm 1 số động tác có liên quan nhau. Ví dụ thao tác đưa máy đầm vào vị trí gồm các động tác: nhấc lên, chuyển đi, để xuống. e. Động tác: là bộ phận của thao tác, bao gồm 1 số cử động liên tiếp có liên quan đến nhau. Ví dụ động tác nhấc máy đầm lên gồm 3 cử động: đưa tay về phía máy đầm, cầm lấy máy đầm, nhấc lên. f. Cử động: là sự di chuyển bất kỳ của 1 bộ phận cơ thể, nó là đơn vị phân chia nhỏ nhất của 1 quá trình lao động. Chú ý: - Việc phân chia cơ cấu của quá trình xây lắp để nghiên cứu định mức phải linh hoạt, có khi phải gộp nhiều phần việc hay nhiều thao tác lại với nhau (còn gọi là phần tử). - Trong định mức lao động và định mức thời gian sử dụng máy, khi phân chia để nghiên cứu, thường chỉ chia đến thao tác, chỉ khi nào nghiên cứu phương pháp lao động của người lao động tiên tiến thì mới phân chia đến động tác và cử động. - Khi nghiên cứu quan sát xây dựng định mức, có chia và nghiên cứu đến thao tác hoặc phần việc nhưng khi tính toán và trình bày định mức thường lấy đơn vị phân chia là quá trình đơn giản hay quá trình tổng hợp nhằm làm cho số trị số định mức giảm để dể tra cứu. 1.4. PHÂN LOẠI THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA CÔNG NHÂN VÀ THỜI GIAN SỬ DỤNG MÁY: 1.4.3. Định nghĩa: Thời gian làm việc là độ lâu kể từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc ca làm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
đầu tư xây dựng cơ bản Tài liệu thi công xây dựng Định mức xây dựng tài liệu xây dựng tài liệu kiến trúc hướng dẫn xây dựng giáo trình xây dựngGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 trang 112 0 0
-
Giáo trình Kỹ thuật công trình: Bê tông cốt thép dự ứng lực
53 trang 81 0 0 -
Bài giảng Phân tích và quản lý nhà nước về đầu tư (Chương trình Định hướng nghiên cứu)
81 trang 69 2 0 -
Cách hạch toán kế toán xây dựng cơ bản dở dang
12 trang 61 0 0 -
Giáo trình luật xây dựng - Chương 1
6 trang 57 0 0 -
Giáo trình Cấp thoát nước - Chương 1: Các hệ thống và sơ đồ hệ thống cấp nước
6 trang 49 0 0 -
GIÁO TRÌNH ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG CƠ BẢN - PHẦN I ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG VÀ THỜI GIAN SỬ DỤNG MÁY - CHƯƠNG 1
17 trang 49 0 0 -
Khung hướng dẫn thiết kế trung tâm đô thị
33 trang 48 0 0 -
Đề thi môn kết cấu công trình - ĐH Dân Lập Văn Lang
5 trang 48 0 0 -
Tiểu luận: Chất lượng của dự án đầu tư xây dựng
23 trang 46 0 0