Danh mục

Đình Tân Tịch - Một thiết chế văn hóa truyền thống luôn phát huy vai trò qua các thời kỳ lịch sử

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 726.22 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đình làng là một thiết chế văn hóa truyền thống có vai trò quan trọng trong cộng đồng. Qua biến đổi của thời gian nhưng nhiều ngôi đình ở Đồng Tháp vẫn thể hiện được các chức năng, vai trò của mình trong xã hội đương đại. Bài viết trình bài về quá trình hình thành và phát triển của ngôi đình Tân Tịch, cũng như những đóng góp của ngôi đình này qua từng thời kỳ lịch sử của địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đình Tân Tịch - Một thiết chế văn hóa truyền thống luôn phát huy vai trò qua các thời kỳ lịch sử KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 ĐÌNH TÂN TỊCH - MỘT THIẾT CHẾ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG LUÔN PHÁT HUY VAI TRÒ QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ SV: Lê Trường Giang, Lớp: ĐHQLVH17A GVHD: ThS. Đinh Văn Nhân Tóm tắt Đình làng là một thiết chế văn hóa truyền thống có vai trò quan trọng trong cộng đồng. Qua biến đổi của thời gian nhưng nhiều ngôi đình ở Đồng Tháp vẫn thể hiện được các chức năng, vai trò của mình trong xã hội đương đại. Bài viết trình bài về quá trình hình thành và phát triển của ngôi đình Tân Tịch, cũng như những đóng góp của ngôi đình này qua từng thời kỳ lịch sử của địa phương. Từ khóa: Đình Tân Tịch, đình làng, thiết chế văn hóa, lịch sử - văn hóa. 1. Đặt vấn đề Công cuộc khẩn hoang vùng đất Nam bộ nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng đã góp phần tích cực vào sự hình thành các di sản văn hóa vật chất, tinh thần cùng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc được trao truyền qua nhiều thế hệ, mà ở đó đình làng là biểu tượng tiêu biểu nhất. Ngôi đình ra đời gắn liền với công cuộc khai hoang lập ấp, đồng thời nó còn là cơ sở vật chất đánh dấu thành tựu trong công cuộc mở cõi. Nhà văn Sơn Nam rất tinh tế khi cho rằng: “Xây dựng đình làng là nhu cầu tinh thần, có đình thì mới tạo được thế đứng, gắn bó vào cộng đồng dân tộc và càn khôn vũ trụ, bằng không thì chỉ là lục bình trôi sông, viên gạch rời rạc, một dạng lưu dân tập thể, mặc dầu làng lắm gạo nhiều tiền” [2, tr.26]. Đình là nơi sinh hoạt thể hiện rõ tính cộng đồng làng xã vì mọi sinh hoạt truyền thống của cộng đồng điều hầu như diễn ra nơi đây, nên đình làng có vai trò như một thiết chế văn hóa với những chức năng là: trung tâm hành chính, quyền lực của làng; trung tâm tín ngưỡng, tâm linh của làng; trung tâm văn hóa, vui chơi giải trí của làng [1, tr.95]. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Thiết chế văn hóa là chỉnh thể văn hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố: cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn kinh phí; chỉ riêng ngôi nhà hoặc công trình văn hóa chưa đủ để gọi là thiết chế văn hóa”. Hay, thiết chế văn hóa là một trung tâm, hay một cơ quan, tổ chức các hoạt động có mục đích tuyên truyền giáo dục về một tư tưởng, lĩnh vực nào đó phục vụ công tác chính trị tư tưởng hay nghiên cứu khoa học kỹ thuật - lịch sử văn hóa nghệ thuật, được tổ chức theo những quy chế, nội quy nhất định, được thể chế hóa pháp luật do Nhà nước ban hành, được xã hội công nhận và tuân thủ, có mục đích, yêu cầu và những chức năng riêng được xã hội quy định. Như vậy qua định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng đình làng đã hội tụ các yếu tố và chức năng trở thành một dạng thiết chế văn hóa truyền thống trong xã hội. Tuy nhiên, qua thời gian các chức năng của đình làng Nam bộ dần mất đi, các ngôi đình chỉ hoạt động vào những ngày cúng tế (hạ điền, thượng điền…) còn những ngày thường hầu như không hoạt động chỉ có duy nhất “ông Từ” hàng ngày nhang khói, quét dọn. Nhưng hiện nay, đâu đó chúng ta vẫn thấy còn những ngôi đình có những hoạt động thay đổi thích ứng để trở thành một “thiết chế văn hóa trong thời đại mới” với đầy đủ các chức năng như ngày trước. Trong đó đáng chú ý phải nhắc đến là ngôi đình Tân Tịch. Hình 1. Quang cảnh đình Tân Tịch - Ảnh: Văn Nhân Trang 170 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH 2. Chức năng Đình Tân Tịch qua những thời kỳ lịch sử Đình Tân Tịch được dựng khoảng đầu thế kỉ XIX xưa thuộc huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang [4, tr.65], (nay thuộc khóm 1, phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Sau hơn 150 năm tồn tại, ngày 19 tháng 12 năm 2014, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã ra Quyết định xếp hạng đình Tân Tịch là di tích lịch sử - văn hóa cấp Tỉnh. Ban đầu đình được cất bằng vật liệu đơn giản: tre, nứa, lá, đưng... Năm Tự Đức thứ 7 (1854) thôn Tân Tịch được triều đình cấp sắc Thành hoàng bổn cảnh. Lúc này, ông hương cả Lê Văn Bích (ông Cả Bích) cùng với dân trong thôn kẻ công người của góp vào tôn tạo ngôi đình thêm to đẹp. Tuy nhiên, do địa thế chật hẹp không có hậu nên đến năm 1928 đình di dời về vị trí như hiện tại. Năm 2010, nhận thấy đình có nhiều chỗ xuống cấp, ông Lê Văn Bên – Trưởng Ban Tế tự đã xin phép chính quyền địa phương và đứng ra vận động người dân thực hiện trùng tu lại đình được to đẹp như ngày hôm nay. Đình Tân Tịch dù qua nhiều lần trùng tu vẫn giữ được lối kiến trúc truyền thống của đình Nam bộ: cột bằng gỗ, 4 nóc liền nhau lợp tol giả ngói kiểu âm dương; gồm 4 gian: gian tiền đình, gian võ ca, gian võ qui và gian chánh điện, vách được xây bằng gạch bê tông. Sân đình có đàn Thần Nông, miễu ông Hổ, miễu Ngũ H ...

Tài liệu được xem nhiều: