Định vị hệ thống tài chính xanh trong nền kinh tế xanh - Kinh nghiệm Quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 413.82 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đề xuất xây dựng bộ chỉ số giúp định vị hệ thống tài chính xanh, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị tới các chủ thể tham gia vào hệ thống tài chính xanh nhằm hiện thực hóa mục tiêu trong dài hạn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định vị hệ thống tài chính xanh trong nền kinh tế xanh - Kinh nghiệm Quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 44. 1 Trần Thị Thanh Tú* Lê Hồng Hạnh** Nguyễn Thị Minh Huệ*** Nguyễn Thị Hồng Thúy** Tóm tắt Để hướng tới hệ sinh thái kinh tế xanh, hệ thống tài chính xanh sẽ đóng vai trò quan trọng khi đảm nhiệm vai trò là kênh dẫn và điều tiết vốn. Nghiên cứu này tập trung vào việc tổng quan vai trò của hệ thống tài chính xanh, từ đó định vị hệ thống tài chính xanh trong nền kinh tế xanh trên thế giới và ở Việt Nam. Nhóm nghiên cứu cũng thực hiện đánh giá thực trạng phát triển hệ thống xanh ở Việt Nam hiện nay, qua đó, đề xuất xây dựng bộ chỉ số giúp định vị hệ thống tài chính xanh, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị tới các chủ thể tham gia vào hệ thống tài chính xanh nhằm hiện thực hóa mục tiêu trong dài hạn. Từ khóa: Tài chính xanh, kinh tế xanh, chỉ số xanh. 1. Giới thiệu chung Từng là một quốc gia xanh trong thế kỷ 20, song với sự tăng trưởng kinh tế xã hội trong vài năm trở lại đây, Việt Nam đã đứng đầu tại Đông Nam Á về lượng khí nhà kính phát thải2. Quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam thời gian qua dựa nhiều vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu nguyên liệu thô và sơ chế gây thiệt hại cho môi trường và gia tăng tác động của biến đổi khí hậu. Theo báo cáo của UNEP (2013) thì Việt Nam có mức độ sử * Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội| Email liên hệ: tuttt76@gmail.com ** Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội *** Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 2 Theo Báo cáo kỹ thuật kiểm kê quốc gia khí nhà kính của Việt Nam năm 2014 (Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2018) 613 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM dụng nguyên liệu thô trong nước (than, dầu, thép) để sản xuất ra một đơn vị GDP vào loại cao nhất thế giới. Trong khi thế giới ngày càng ít sử dụng nguyên liệu thô để tạo ra một đơn vị GDP thì Việt Nam lại gia tăng tỷ lệ này. Nếu như năm 1990, Việt Nam sử dụng khoảng hơn 8kg nguyên liệu thô để tạo ra 1 USD GDP thì con số này đến năm 2008 là khoảng 13kg, trong khi con số tương ứng để tạo ra 1 USD GDP trung bình của thế giới năm 1990 là 1,8kg tới năm 2008 chỉ còn khoảng 1,5kg. Có thể thấy, trái ngược với nền kinh tế xanh - nền kinh tế đảm bảo 3 yếu tố: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, thì mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn đang ở trạng thái “nâu”, tức là nền kinh tế tập trung khai thác và sử dụng quá nhiều năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch gây ảnh hưởng đến môi trường. Cũng như nhiều nước trên Thế giới, Việt Nam đang nỗ lực trong quá trình “thay máu” từ “nâu” sang “xanh” với rất nhiều chương trình và hành động. Tuy nhiên, để thực sự đổi màu một nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh” là một vấn đề hết sức khó khăn, cần sự chung tay, đồng lòng của tất cả mọi người. Việc xây dựng một nền kinh tế xanh cũng đòi hỏi một nguồn lực tài chính rất lớn, thậm chí phải đánh đổi nhiều điều nhất là với một quốc gia còn nghèo như Việt Nam. Ngay cả với những quốc gia phát triển như Mỹ và các nước châu Âu, việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh cũng không hề đơn giản. Để xây dựng một nền kinh tế xanh cũng cần phải có một nguồn lực và nền tảng kinh tế vững chắc. “Kinh tế xanh” (hay “kinh tế sạch”) là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái3. Hiểu một cách đơn giản, nền kinh tế xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội. Chiến lược tăng trưởng cơ bản của nền “kinh tế xanh” là bảo vệ môi trường, phát triển công nghệ sản xuất sạch và năng lượng sạch, nhanh chóng đạt được mức tăng trưởng bền vững hay nói cách khác là tăng trưởng xanh. Phát triển nền kinh tế xanh là mục tiêu của mọi quốc gia hiện nay, trong đó xây dựng “hệ thống tài chính xanh” là điều kiện nền tảng. Thực tế, theo nghiên cứu của Nannette (2014) thì chưa có khái niệm cụ thể về tài chính xanh và tài chính xanh vẫn đang được hiểu theo các cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ sử dụng khái niệm về hệ thống tài chính xanh theo nhóm nghiên cứu đề tài cấp nhà nước (KX01.27/16-20). Theo đó, hệ thống tài chính xanh được hiểu là: “Hệ thống tài chính cho phép luân chuyển nguồn tài chính tới các hoạt động đầu tư thông qua các trung gian tài chính và thị trường tài chính trong đó các hoạt động đầu tư phải đảm bảo các điều kiện xanh, bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững. Khi đó, các 3 Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP, 2011) 614 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính xanh sẽ mang đặc điểm xanh, bao gồm: trung gian tài chính xanh, thị trường tài chính xanh, công cụ huy động vốn xanh hay nguồn vốn xanh, và đầu tư xanh ”. Hệ thống tài chính xanh đóng vai trò là kênh dẫn vốn và điều tiết nguồn lực cho phát triển nền kinh tế xanh (điều tiết hoạt động đầu tư). Hệ thống tài chính xanh thúc đẩy các công cụ xanh như tín dụng xanh của ngân hàng xanh, trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh, chỉ số tài chính xanh. Bên cạnh đó, hệ thống tài chính xanh còn giúp thúc đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định vị hệ thống tài chính xanh trong nền kinh tế xanh - Kinh nghiệm Quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 44. 1 Trần Thị Thanh Tú* Lê Hồng Hạnh** Nguyễn Thị Minh Huệ*** Nguyễn Thị Hồng Thúy** Tóm tắt Để hướng tới hệ sinh thái kinh tế xanh, hệ thống tài chính xanh sẽ đóng vai trò quan trọng khi đảm nhiệm vai trò là kênh dẫn và điều tiết vốn. Nghiên cứu này tập trung vào việc tổng quan vai trò của hệ thống tài chính xanh, từ đó định vị hệ thống tài chính xanh trong nền kinh tế xanh trên thế giới và ở Việt Nam. Nhóm nghiên cứu cũng thực hiện đánh giá thực trạng phát triển hệ thống xanh ở Việt Nam hiện nay, qua đó, đề xuất xây dựng bộ chỉ số giúp định vị hệ thống tài chính xanh, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị tới các chủ thể tham gia vào hệ thống tài chính xanh nhằm hiện thực hóa mục tiêu trong dài hạn. Từ khóa: Tài chính xanh, kinh tế xanh, chỉ số xanh. 1. Giới thiệu chung Từng là một quốc gia xanh trong thế kỷ 20, song với sự tăng trưởng kinh tế xã hội trong vài năm trở lại đây, Việt Nam đã đứng đầu tại Đông Nam Á về lượng khí nhà kính phát thải2. Quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam thời gian qua dựa nhiều vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu nguyên liệu thô và sơ chế gây thiệt hại cho môi trường và gia tăng tác động của biến đổi khí hậu. Theo báo cáo của UNEP (2013) thì Việt Nam có mức độ sử * Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội| Email liên hệ: tuttt76@gmail.com ** Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội *** Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 2 Theo Báo cáo kỹ thuật kiểm kê quốc gia khí nhà kính của Việt Nam năm 2014 (Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2018) 613 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM dụng nguyên liệu thô trong nước (than, dầu, thép) để sản xuất ra một đơn vị GDP vào loại cao nhất thế giới. Trong khi thế giới ngày càng ít sử dụng nguyên liệu thô để tạo ra một đơn vị GDP thì Việt Nam lại gia tăng tỷ lệ này. Nếu như năm 1990, Việt Nam sử dụng khoảng hơn 8kg nguyên liệu thô để tạo ra 1 USD GDP thì con số này đến năm 2008 là khoảng 13kg, trong khi con số tương ứng để tạo ra 1 USD GDP trung bình của thế giới năm 1990 là 1,8kg tới năm 2008 chỉ còn khoảng 1,5kg. Có thể thấy, trái ngược với nền kinh tế xanh - nền kinh tế đảm bảo 3 yếu tố: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, thì mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn đang ở trạng thái “nâu”, tức là nền kinh tế tập trung khai thác và sử dụng quá nhiều năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch gây ảnh hưởng đến môi trường. Cũng như nhiều nước trên Thế giới, Việt Nam đang nỗ lực trong quá trình “thay máu” từ “nâu” sang “xanh” với rất nhiều chương trình và hành động. Tuy nhiên, để thực sự đổi màu một nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh” là một vấn đề hết sức khó khăn, cần sự chung tay, đồng lòng của tất cả mọi người. Việc xây dựng một nền kinh tế xanh cũng đòi hỏi một nguồn lực tài chính rất lớn, thậm chí phải đánh đổi nhiều điều nhất là với một quốc gia còn nghèo như Việt Nam. Ngay cả với những quốc gia phát triển như Mỹ và các nước châu Âu, việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh cũng không hề đơn giản. Để xây dựng một nền kinh tế xanh cũng cần phải có một nguồn lực và nền tảng kinh tế vững chắc. “Kinh tế xanh” (hay “kinh tế sạch”) là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái3. Hiểu một cách đơn giản, nền kinh tế xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội. Chiến lược tăng trưởng cơ bản của nền “kinh tế xanh” là bảo vệ môi trường, phát triển công nghệ sản xuất sạch và năng lượng sạch, nhanh chóng đạt được mức tăng trưởng bền vững hay nói cách khác là tăng trưởng xanh. Phát triển nền kinh tế xanh là mục tiêu của mọi quốc gia hiện nay, trong đó xây dựng “hệ thống tài chính xanh” là điều kiện nền tảng. Thực tế, theo nghiên cứu của Nannette (2014) thì chưa có khái niệm cụ thể về tài chính xanh và tài chính xanh vẫn đang được hiểu theo các cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ sử dụng khái niệm về hệ thống tài chính xanh theo nhóm nghiên cứu đề tài cấp nhà nước (KX01.27/16-20). Theo đó, hệ thống tài chính xanh được hiểu là: “Hệ thống tài chính cho phép luân chuyển nguồn tài chính tới các hoạt động đầu tư thông qua các trung gian tài chính và thị trường tài chính trong đó các hoạt động đầu tư phải đảm bảo các điều kiện xanh, bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững. Khi đó, các 3 Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP, 2011) 614 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính xanh sẽ mang đặc điểm xanh, bao gồm: trung gian tài chính xanh, thị trường tài chính xanh, công cụ huy động vốn xanh hay nguồn vốn xanh, và đầu tư xanh ”. Hệ thống tài chính xanh đóng vai trò là kênh dẫn vốn và điều tiết nguồn lực cho phát triển nền kinh tế xanh (điều tiết hoạt động đầu tư). Hệ thống tài chính xanh thúc đẩy các công cụ xanh như tín dụng xanh của ngân hàng xanh, trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh, chỉ số tài chính xanh. Bên cạnh đó, hệ thống tài chính xanh còn giúp thúc đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hệ thống tài chính xanh Chỉ số định vị hệ thống tài chính xanh Thị trường tài chính Công cụ huy động vốn xanh Thị trường trái phiếu xanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 973 34 0 -
2 trang 517 13 0
-
2 trang 353 13 0
-
293 trang 302 0 0
-
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 228 0 0 -
Ứng dụng mô hình ARIMA-GARCH để dự báo chỉ số VN-INDEX
9 trang 156 1 0 -
88 trang 128 1 0
-
Blockchain – khởi nguồn của một nền kinh tế mới: lời mở đầu
93 trang 117 0 0 -
2 trang 100 0 0
-
Thị trường bảo hiểm Việt Nam: sự phát triển, cơ hội và thách thức
8 trang 90 0 0