Đồ án công nghệ: Thiết kế dây chuyền công nghệ sản xuất PVC trình bày các nội dung: giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của PVC; đặc điểm cấu tạo, tính chất và ứng dụng của PVC, quá trình công nghệ sản xuất PVC, dây chuyền sản xuất PVC bằng phương pháp huyền phù.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đồ án công nghệ: Thiết kế dây chuyền công nghệ sản xuất PVC
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ 2 GVHD: TS. LÊ MINH ĐỨC
PHẦN I:LỜI NÓI ĐẦU
Công nghiệp chất dẻo là một trong những ngành công nghi ệp còn r ất tr ẻ.
Đặc biệt trong những năm gần đây, khi các nguồn nguyên liệu truy ền thống nh ư
: sắt, thép, gỗ bắt đầu sắp cạn kiệt, thì các ngành công nghiệp ch ất d ẻo trên th ế
giới phát triển mạnh mẽ. Sản phẩm của ngành công nghiệp chất dẻo dần dần
thay thế các sản sản phẩm truyền thống. Ở các nước phát tri ển, ngành công
nghiệp chất dẻo phát triển rất mạnh, sản phẩm đa dạng. So với các vật li ệu
khác như gỗ, sắt,…thì vật liệu nhựa có nhiều ưu điểm như nhẹ hơn nhưng có
độ bền cơ học tốt, sản phẩm đa dạng, màu sắc đẹp, giá cả phù hợp…Do vậy,
vật liệu nhựa đã được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội như sản xuất hàng gia dụng (bàn, ghế, vỏ chai, ống nước…), sản
xuất vỏ bọc dây điện, keo dán, sơn, dùng làm vật liệu composite, kể cả trong
lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ, hàng không và đại dương. Trong đó, PVC là đại diện
cho một số nhựa có tính năng tốt nhất hiện nay.
I/ Lịch sử hình thành và quá trình phát triễn của nhựa PVC
1/ Quá trình hình thành PVC
Polyvinyl clorua (PVC) có lịch sử phát triễn hơn 100 năm qua. Năm 1835 lần đầu
tiên Henault đã tổng hợp được vinyclorua, nguyên liệu chính để tạo nên PVC.
Polyvinylclorua được quan sát thấy đầu tiên 1872 bởi Baumann khi ph ơi ống
nghiệm chứa vinylclorua dưới ánh sang mặt trời, sản phẩm tạo ra có dạng bột
màu trắng và bản chất hoá học của nó chưa được xác định. Các nghiên cứu v ề
sự tạo thành PVC đầy đủ hơn đã được công bố vào năm 1912 do Lwan
Ostromislensky(Nga) và Fritz Klattle(Đức) nghiên cứu độc lập. Tuy nhiên
polymer mới này vẫn không được ứng dụng và không được quan tâm chú ý
nhiều bởi tính kém ổn định, cứng và khó gia công. Cuối thế kỷ 19, các sản phẩm
như axetylen và clo đang trong tình trạng kh ủng hoảng thừa, vi ệc có th ể s ản
xuất được PVC từ các nguyên này là một giải pháp hữu hi ệu. Năm 1926, khi
tiến sĩ Waldo Semon vô tình phát hiện ra chất hoá dẻo của PVC, đây mới là m ột
bước đột phá đầu tiên để khắc phục nhược điểm khi gia công cho PVC, sau đó
là các nghiên cứu về chất ổn định cho PVC. Đến năm 1933, nhi ều dạng PVC đã
được tổng hợp ở Mỹ và Đức nhưng phải đến năm 1937 PVC mới được sản
SVTH: Ung Văn Hoàng Trang - 1 -
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ 2 GVHD: TS. LÊ MINH ĐỨC
xuất trên quy mô công nghiệp hoàn chỉnh tại Đức và sau đó là ở Mỹ. Vào nh ững
năm tiếp theo, PVC được nghiên cứu chủ yếu không phải cấu trúc phân tử mà là
cấu trúc ngoại vi phân tử, được tạo ra trong quá trình trùng h ợp nh ư: kích th ước
hạt, độ xốp, v.v… do các yếu tố này ảnh hưởng đến các đ ặc tính gia công, ch ế
tạo của polyme. Quá trình nghiên cứu các ảnh hưởng này đã mở rộng lĩnh vực
sử dụng của PVC.
2. Quá trình phát triễn của nhựa PVC
a.Trên thế giới
Theo dự báo của các chuyên gia Marketing về lĩnh vực công nghiệp hoá
chất, thị trường dựa trên thế giới ngày càng tăng. Nhu cầu nhựa PVC của các
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ sẽ là yếu tố
chủ yếu làm tăng nhu cầu thị trường nhựa PVC. Mức tăng nhu cầu PVC của các
nước tư bản gấp khoảng 2 lần mức tăng tổng sản phẩm quốc dân của nước đó.
Ở các nước Đông Âu, Châu Phi, Trung cận đông, nhu cầu tiêu thụ PVC cũng
tăng do mức độ đầu tư vào các nước này tăng lên. Nhu cầu về nhựa PVC theo
bình quân đầu người ở các nước phát triển lại thấp hơn so với các nước đang
phát triển (chiếm 2/3 dân số thế giới). Từ năm 1991 – 1997 mức tăng bình quân
về PVC hàng năm của các nước Châu Á - Thái Bình Dương là 6,2%, trong khi
mức tăng bình quân trên thế giới là 5,3%.Nhu cầu tăng lớn nhất về PVC ở các
nước Châu á - Thái Bình Dương là Nhật: chiếm 34%, Indonexia: 14,6%, Thái
Lan: 14,1%, Malaixia: 13,9%, Trung Quốc: 12,3%.
- Sản lượng PVC của thế giới được thể hiện ở biểu đồ hình tròn sau:
SVTH: Ung Văn Hoàng Trang - 2 -
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ 2 GVHD: TS. LÊ MINH ĐỨC
Tiếp theo là bảng cho thấy công suất sản xuất PVC của Châu Á –
Thái Bình Dương giai đoạn 2000-2007, trong đó Trung Quốc với s ự nh ảy v ọt
đột biến đãn vươn lên vị trí dẫn đầu thế giới.
Bảng: công suất sản xuất nhựa PVC của châu Á – Thái Bình Dương giai
đoạn 2000-2007
b.Việt Nam
SVTH: Ung Văn Hoàng Trang - 3 -
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ 2 GVHD: TS. LÊ MINH ĐỨC
Năm 2002, toàn nghành nhựa Việt Nam đã sử dụng 1.260.000 tấn nguyên
liệu nhựa, trong đó PP, PE, PVC là được sử dụng nhi ều nh ất, chi ếm kho ảng
71.3% tổng nhu cầu nguyên liệu. Sản lượng tiêu thụ PVC là 200.000 t ấn chi ếm
khoảng 13.5%. Trước năm 2000, nghành nhựa của nước ta chủ yếu nhập kh ẩu.
10 năm trở lại đây, sản lượng nhựa của VN đã tăng trưởng nhanh và đều đặn
với tộc độ trung bình là 15% năm. Bất chấp sự suy thoái kinh t ế toàn c ầu và
biến động giá vật liệu nhựa trong năm 2008, sản lượng nhựa VN vẫn đạt 2.3
triệu tấn tăng 22% so với năm 2008. Dự kiến sản lượng ti ếp tục tăng, giai đo ạn
2000-2010 (đơn vị nghìn tấn)
Hiện nay nước ta đã có 2 Liên doanh sản xuất bột PVC. Công ty Liên
doanh giữa Tổng công ty Nhựa Việt Nam với Tổng công ty Hoá chất Việt Nam
và Công ty Thái Plastic – Chemical Public Ltd với công suất 80.000tấn/năm. Năm
2001 nhà máy hoạt động với công suất 100% năm 2002 công su ất Nhà máy tăng
lên 100.000 tấn/năm. Công ty TNHH nhựa và hoá chất Phú Mỹ tại khu công
nghiệp Cái Mép là liên doanh giữa công ty xuất nhập khẩu tỉnh Bà R ịa- Vũng
Tàu với tổng công ty dầu khí Petronas của Malaysia có công suất là 100.000 t ấn
bột PVC/năm. Ngoài việc sản xuất bột PVC hai Công ty Liên doanh trên còn s ản
xuất PVC Compound với công suất 6000 tấn/năm, hai Côn ...