Danh mục

Đồ án môn học Kỹ thuật xử lý nước thải: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư có dân số 301.554 người và khu công nghiệp có công suất xả thải là 5.000m3/NĐ

Số trang: 78      Loại file: docx      Dung lượng: 482.97 KB      Lượt xem: 45      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 78,000 VND Tải xuống file đầy đủ (78 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đồ án môn học Kỹ thuật xử lý nước thải đề tài Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư có dân số 301.554 người và khu công nghiệp có công suất xả thải là 5.000m3/NĐ được nghiên cứu với mong muốn giải quyết được vấn đề ô nhiễm từ nguồn nước thải của khu dân cư và nhà máy góp phần bảo vệ nguồn nước nhằm phục vụ lâu dài cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội theo hướng phát triển bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đồ án môn học Kỹ thuật xử lý nước thải: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư có dân số 301.554 người và khu công nghiệp có công suất xả thải là 5.000m3/NĐ BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG   ĐẠI   HỌC  TÀI   NGUYÊN   VÀ   MÔI   TRƯỜNGHÀ  NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG ĐỒ ÁN MÔN HỌC KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng. Mã sinh viên: DH00301340. Lớp: ĐH3CM1. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thu Huyền. Hà Nội, tháng 4 năm 2016. MỞ ĐẦU Cuộc cách mạng khoa học kỹ  thuật cùng với những diễn biến mạnh mẽ  về  kinh tế ­ xã hội mang tính toàn cầu với tốc độ phát triển rất nhanh chóng trong   những thập kỷ qua đã làm cho tác động của con người đến môi trường ngày  càng trở  nên sâu sắc, đe dọa sự tồn tại và phát triển của chính con người và  thiên nhiên. Do đó vấn đề  bảo vệ  môi trường đã trở  nên cấp bách và đang  được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Mặc dù hàng loạt các biện pháp bảo vệ  môi trường đã ra đời và được thực  hiện như: luật quốc gia, công  ước quốc tế… nhưng thời gian qua tình trạng   môi trường vẫn tiếp tục suy giảm, tiếp tục bị ô nhiễm: tài nguyên cạn kiệt,  nhiệt độ  trái đất ngày càng tăng, hạn hán, lũ lụt, các nguồn nước thiên nhiên  và khí quyển bị  ô nhiễm nặng nề… đã gây tác động xấu đến đời sống con  người. Trong giai đoạn thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa cùng với sự  gia tăng   dân số, nước ta cũng không nằm ngoài tình trạng chung của thế  giới. Cùng  với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước thì vấn đề  môi trường càng trở nên  gay gắt hơn. Trong đó ô nhiễm từ lĩnh vực công nghiệp, nước thải sinh hoạt   và vấn đề  xử  lý nó đã trở  thành nhiệm vụ  hàng đầu của các chuyên gia kỹ  thuật nói riêng và toàn xã hội nói chung. Với việc thực hiện đề  tài: “ Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt   cho khu dân cư có dân số  301.554 người và khu công nghiệp có công suất   xả  thải là 5.000m3/NĐ” sẽ  giải quyết được vấn đề  ô nhiễm từ nguồn nước  thải của khu dân cư và nhà máy góp phần bảo vệ nguồn nước nhằm phục vụ  lâu dài cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội theo hướng phát triển bền vững. Chương I : TỔNG QUAN 1. Giới thiệu. Các hoạt động của con người luôn gắn liền với nhu cầu sử  dụng nước cho   các mục đích khác nhau: cho đời sống sinh hoạt hàng ngày, cho nhu cầu sản   xuất công nghiệp,...cà thải ra các loại nước thải tương  ứng có chứa các tác  nhân ô nhiễm sau quá trình sử  dụng. Nước mưa, vốn được xem là nguồn  nước sạch, vẫn có khả năng bị ô nhiễm bẩn do tiếp xúc với các chất ô nhiễm  trong khí quyển và lôi cuốn các chất bẩn tích tụ trên mặt đất vào nguồn nước.   Nếu không được kiểm soát, quản lý tốt và không có các biện pháp xử lý hữu  hiệu, các dòng thải đó sẽ  gây lên nhiều vấn đề  nan giải về  ngập úng đường   phố, ô nhiễm môi trường và ô nhiễm các nguồn nước, phá vỡ  mối cân bằng  sinh thái tự nhiên và làm mất đi vẻ mỹ quan của các trung tâm đô thị.  Loại nước thải được quan tâm chủ yếu là : nước thải sinh hoạt và nước thải   công nghiệp. 1.1 . Nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng choo các mục đích   sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, về  sinh cá nhân,... Chúng   thường được thải ra từ  các căn hộ, cơ  quan, trường học, bệnh viện, chợ  và  các công trình công cộng khác. Thành phần nước thải sinh hoạt gồm hai loại: - Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ  các phòng vệ  sinh. - Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt; cặn bã từ  nhà bếp, các  chất rửa trôi kể cả cách làm vệ sinh sàn nhà. - Nước thải chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn  có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. - Đặc điểm quan trọng của nước thải sinh hoạt là thành phần của chúng  tương đối ổn định. 1.2 . Nước thải công nghiệp. Nước thải công nghiệp được tạo nên sau khi đã được sử  dụng trong các quá  trình công nghệ sản xuất của các xí nghiệp công nghiệp. Đặc tính ô nhiễm và   nồng độ  của nước thải công nghiệp rất khác nhau tùy thuộc vào loại hình  công nghiệp và chế độ công nghệ lựa chọn. Trong xí nghiệp công nghiệp, nước thải công nghiệp gồm:  - Nước thải công nghiệp quy nước sạch: là loại nước thải sau khi sử dụng  để làm nguội sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà. - Loại nước thải công nghiệp nhiễm bẩn đặc trưng của công nghiệp đó và  cần xử lý cục bộ trước khi xả thải vào mạng lưới thoát nước chung hoặc   vào nguồn nước tùy theo mức độ xử lý. Thành phần gây ô nhiễm chính của nước thỉa công nghiệp là chất vô cơ, các  chất hữu cơ dạng hòa tan, các chất hữu cơ vi lượng gây mùi, vị, các chất hữu  cơ  khó bị  phân hủy sinh học hay bền vững sinh học, chất hoạt tính bề  mặt  ABS, một số chất hữu cơ có thể gây đọc hại cho thủy sinh vật, các chất hữu   cơ có thể phân hủy sinh học tương tự như trong nước thải sinh hoạt. Trong nước thải công nghiệp còn có thể  chứa dầu, mỡ  và các chất nổi, các   chất lơ lửng, kim loại nặng, các chất dinh dưỡng (N, P ) với hàm lượng cao. 2. Phương pháp cơ học. 2.1 . Song chắn rác. Song chắn rác là công trình xử lý sơ  bộ  để  chuẩn bị  cho các công trình xử lý   sau đó. Song chắn rác để chắn giữ rác bẩn thô có kích thước lớn ( giấy , rau ,   cỏ  , nhành cây...). Song chắn rác thường được đặt trước để  đảm bảo bơm   không bị nghẹt hay ảnh hưởng đến các quá trình xử lý sau.  2.2 . Bể lắng cát. Bể lắng cát thường dùng để chắn giữ các hạt cặn lớn có trong nước thải chủ  yếu là cát. Loại cát khỏi nước thải để tránh gây cản trở các quá trình xử lý về  sau ( xử lý sinh học ), tránh gây nghẹt  ống dẫn , hư mát bơm,ở  bể  metan và   bể lắng hai vỏ thì cát là chất thừa. Các hạt cát và hạt cặn không hòa tan trong nước thải khi đi qua bể lắng cát sẽ  rơi xuống đáy với tác dụng của lực hấp dẫn bằng tốc độ tương ứng với trọng  lượng riêng của nó. Các loại bể  lắng cát : bể  lắng cát ngang, bể  lắng cát đứn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: