Danh mục

Đồ án: Thiết kế động cơ không đồng bộ roto dây quấn

Số trang: 89      Loại file: pdf      Dung lượng: 747.26 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 44,500 VND Tải xuống file đầy đủ (89 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong sản xuất hiện nay của nền kinh tế quốc dân hiện nay thì ứng dụng động điện vào việc truyền động cơ cấu để tạo ra các nguyên công nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho đời sống con người là rất phổ biến. Động cơ điện không đồng bộ rôto dây quấn nói riêng và động cơ không đồng bộ nói chung có kết cấu đơn giản, làm việc chắc chắn, hiệu suất cao, giá thành hạ đây là loại động cơ được sử dụng rộng rãi nhất trong các nghành kinh tế quốc dân với...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đồ án: Thiết kế động cơ không đồng bộ roto dây quấn Đồ ánThiết kế động cơ không đồng bộ roto dây quấn Đồ án : Thiết kế động cơ không đồng bộ roto dây quấn LỜI NÓI ĐẦU Trong sản xuất hiện nay của nền kinh tế quốc dân hiện nay thì ứng dụng động điện vào việc truyền động cơ cấu để tạo ra các nguyên công nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho đời sống con người là rất phổ biến. Động cơ điện không đồng bộ rôto dây quấn nói riêng và động cơ không đồng bộ nói chung có kết cấu đơn giản, làm việc chắc chắn, hiệu suất cao, giá thành hạ đây là loại động cơ được sử dụng rộng rãi nhất trong các nghành kinh tế quốc dân với dải công suất rộng từ vài chục tới hàng nghìn kilooat. Trên cơ sở các môn học về thiết kế máy điện em xin được trình bày bản thiết kế gồm có ba phần : Phần 1: Thiết kế điện từ Phần 2: Thiết kế kết cấu Phần 3: Thiết bị và công nghệ chế tạo rôto dây quấn của máy điện quay. Sau thời gian làm việc dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy NguyễnTrung Cư em đã hoàn thành bản thiết kế của mình. Tuy nhiên, do sự hiểu biết vàkiến thức còn hạn chế nên bản thiết kế chắc chắn còn nhiều sai sót. Em rất mongđược sự thông cảm và sự chỉ bảo của các thày các cô để em có thể hoàn thiệnhơn nữa. Em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến tất cả các thầy các cô trong bộmôn và các thầy cô trong trường đại học Bách khoa Hà nội đã nhiệt tình dạy emtrong những năm qua. 1PHẦN I THIẾT KẾ ĐIỆN TỪCHƯƠNG 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ1.1. Phân loại -Theo kết cấu của vỏ, máy điện không đồng bộ có thể chia thành cáckiểu chính sau: kiểu hở, kiểu bảo vệ, kiểu kín, kiểu phòng nổ, v.v… +Kiểu hở không có trang bị bảo vệ sự tiếp xúc ngẫu nhiên các bộ phậnquay và bộ phận mang điện, cũng không có trang bị bảo vệ các vật bên ngoàirơi vào máy. Theo cấp bảo vệ thì đây là loại IP00. Loại này được chế tạo theokiểu tự làm nguội. Loại này thường đặt trong nhà, có người trông coi vàkhông cho người ngoài đến gần. +Kiểu bảo vệ có bảo vệ chống sự tiếp xúc ngẫu nhiên các bộ phận quayhay mang điện, bảo vệ các vật ở ngoài hoặc nước rơi vào theo các góc độkhác nhau. Loại này thường là tự thông gió. Theo cấp bảo vệ thì kiểu nàythuộc các cấp bảo vệ từ IP11 đến IP33. +Kiểu kín là loại máy mà không gian bên trong máy và môi trường bênngoài được cách ly. Tùy theo mức độ kín mà cấp bảo vệ là từ IP44 trở lênKiểu kín thường là tự thông gió bằng cách thổi gió ở mặt ngoài vỏ hay thônggió độc lập bằng cách đưa gió vào trong máy bằng đường ống. Thường dùngloại này ở môi trường nhiều bụi, ẩm ướt, v.v… -Theo kết cấu của rôto, máy điện không đồng bộ chia làm hai loại: loạirôto kiểu dây quấn và loại rôto kiểu lồng sóc. -Theo số pha trên dây quấn stato có thể chia thành các loại: một pha, haipha và ba pha.1.2. Kết cấu 2 Máy điện không đồng bộ bao gồm các bộ phận chính là phần tĩnh haystato và phần quay hay rôto.1. Phần tĩnh hay stato Trên stato máy điện không đồng bộ có vỏ, lõi sắt và dây quấn. a. Vỏ máy Vỏ máy có tác dụng cố định lõi sắt và dây quấn, không dùng để làmmạch dẫn từ. Thường vỏ máy làm bằng gang .Tuỳ theo cách làm nguội mà vỏcũng được chế tạo ở những dạng khác nhau. Loại gang đúc được phân làm hailoại: loại có gân trong và loại không có gân trong. Loại không có gân trongthường dùng đối với máy điện cỡ nhỏ hoặc kiểu kín, lúc đó lưng lõi sắt áp sátvào mặt trong của vỏ và truyền nhiệt trực tiếp lên vỏ máy. Loại có gân trongcó đặc điểm là lúc gia công, tốc độ cắt gọt chậm nhưng phôi liệu bỏ đi ít hơnloại có gân trong. Đối với máy có công suất tương đối lớn ( 1000kW ) thườngdùng thép tấm hàn lại làm thành vỏ. b. Lõi sắt Lõi sắt là phần dẫn từ. Vì từ trường đi qua lõi sắt là từ trường quay nênđể giảm tổn hao, lõi sắt được làm bằng những lá thép kĩ thuật điện dày 0,5mm ép lại. Khi đường kính ngoài lõi sắt stato nhỏ hơn 990 mm thì dùng cảtấm tròn ép lại. Khi đường kính ngoài lớn hơn 1000 mm thì phải dùng nhữngtấm hình rẻ quạt ghép lại thành khối tròn. Mỗi lá thép kĩ thuật điện đều có phủ sơn cách điện trên bề mặt để giảmtổn hao do dòng điện xoáy gây nên. Nếu lõi sắt ngắn hơn 25 đến 30 cm thì cóthể ghép lại thành một khối. Nếu lõi sắt dài hơn trị số trên thì thường ghépthành từng thếp ngắn, mỗi thếp dài 4 đến 6 cm, đặt cách nhau 1 cm để thônggió cho tốt. c. Dây quấn Dây quấn stato gồm nhiều phần tử nối với nhau theo một quy luật nào đóPhần tử ở đay cũng chính là bối dây được đặt vào các rãnh của lõi sắt và đượccách điện tốt với lõi sắt.Bối dây quấn xó thể chỉ là một vòng dây (được gọi là 3dây quấn kiểu thanh dẫn , bối dây thường được chếtạo dạng 1/2 phần tử vàtiết diện thường lớn) , cũng có thể có nhiều vòng dây (tiết diện nhỏ và gọi làqây quấn kiểu vòng dây).Số vòng dây của mỗi bối, số bối của mỗi pha vàcách nối lại phụ thuộc vào công suất, điện áp, tốc độ, điều kiện làm việc củamáy và quá trình tính toán điện từ. Yêu cầu chính đối với dây quấn như sau: 1.Điện áp của ba pha bằng nhau trong dây quấn ba pha , điện áp ba phalệch nhau 1200 góc độ điện. 2.Điện trở và điện kháng của các mạch song song và của ba pha bằngnhau 3.Có thể đấu thành các mạch song song một cách dễ dàng khi cần thiết. 4.Dùng vật liệu dây dẫn điện ít nhất.Phần đầu nối càng ngắn càng tốt đểthu ngắn chiều dài của máy và đỡ tốn vật liệu . 5.Dễ chế tạo và sửa chữa . 6.cách điện giữa các vòng dây, các pha và với đất ít tốn kém và chắcchắn 7.Kết cấu chắc chắn, có thể chịu được ứng lực cơ khi máy bị ngắn mạchđột ngột hay khi khởi động.2. Phần quay hay rôto Phần này gồm hai bộ phận chính là lõi sắt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: