Danh mục

Đồ án tốt nghiệp: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp và tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước

Số trang: 49      Loại file: doc      Dung lượng: 433.00 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (49 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đồ án tốt nghiệp trình bày nội dung: Lý luận chung về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp, thực trạng tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước. mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đồ án tốt nghiệp: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp và tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước                              Lời mở đầu     Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay,khi vừa gia nhập WTO còn gặp  nhều khó khăn và thử thách, cũng theo đánh giá của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn  quốc lần thứ IX về định hướng phát triển các thành phần và các vùng kinh tế ở  nước ta trong giai đoạn 2001 – 2010, Đảng ta khẳng định cần phải tiếp tục đổi mới  và phát triển kinh tế nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.  Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ quan trọng để Nhà  nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; tập trung đầu tư cho kết cấu hạ  tầng kinh tế ­ xã hội và một số cơ sở công nghiệp quan trọng. Doanh nghiệp nhà  nước giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học công  nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế ­ xã hội và chấp  hành pháp luật. Phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những ngành sản xuất và  dịch vụ quan trọng, xây dựng các công ty nhà nước đủ mạnh để làm nòng cốt trong  những tập đoàn kinh tế lớn, có năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và  quốc tế,đưa nước ta đi lên,hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.      Với vị trí của các doanh nghiệp đang ngày càng được khẳng định trong nền kinh  tế quốc dân, mà đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước thì nội dung đầu tư phát triển  đã trở thành một vấn đề cần phải được quan tâm hàng đầu. Trong thời gian qua đầu  tư phát triển trong doanh nghiệp đã đạt được những kết quả to lớn, đã đưa nền kinh  tế tiến thêm những bước thêm vững chắc hơn trên con đường công nghiệp hoá ­  hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên đầu tư phát triển có hiệu quả hay không cũng vẫn  tồn tại nhiều vướng mắc trong các doanh nghiệp. Vì vậy, dưới sự hướng dẫn của  thầy, TS.Từ Quang Phương, nhóm chúng tôi là nhóm 13­lớp Đầu tư 48A đã chọn  đề tài về “Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp và tình hình đầu tư phát triển  trong doanh nghiệp nhà nước” Trong quá trình thực hiện đề tài,có thể còn có nhiều  thiếu sót, nhóm chúng tôi rất mong muốn nhận được sự góp ý và bổ sung của thầy.  Và chúng tôi xin chân thành cảm ơn những góp ý, bổ sung của TS.Từ Quang  Phương và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. 1 Chương 1                 Lý luận chung về đầu tư phát triển trong                               doanh nghiệp    I­Các vấn đề cơ bản về đầu tư phát triển                                  1. Định nghĩa           Trong thực tế quản lý kinh tế hiện nay ở nước ta nhiều nhà kinh tế còn có sự nhầm  lẫn giữa đầu tư phát triển với các loại đầu tư khác. Điều này là một nguyên nhân dẫn đến  thực trạng là khi tổng kết đánh giá kết quả và hiệu quả của  đầu tư phát triển không thống  nhất, mỗi cơ quan quản lý đưa ra những số liệu khác nhau, gây khó khăn cho quá trình  hoạch định chính sách và kế hoạch hoá tiếp theo. Do đó, chúng ta cần phải hiểu rõ về đầu  tư phát triển.Trước hết, chúng ta phải làm rõ bản chất của các hoạt động đầu tư nói  chung.           Đầu tư là một hoạt động kinh tế của đất nước; một bộ phận của hoạt động sản  xuất kinh doanh của cơ sở, một vấn đề trong cuộc sống được mọi gia đình, mọi cá nhân  quan tâm khi có điều kiện nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần  của bản thân và gia đình. Nhìn dưới góc độ của nhà đầu tư thì đầu tư là việc sử dụng phối  hợp các nguồn lực vào một hoạt động nào đó nhằm đem lại lợi ích cho chủ đầu tư trong  tương lai.Bản chất thuật ngữ “đầu tư” là sự bỏ ra, sự chi phí, sự hy sinh và hoạt động đầu  tư là sự bỏ ra, sự hy sinh sự chi phí các nguồn lực (tiền, của cải vật chất, sức lao động,...)  để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đạt được những kết quả lớn hơn (các chi phí đã  bỏ ra) trong tương lai (như thu về được số tiền lớn hơn số tiền đã bỏ ra, có thêm nhà máy,  trường học, bệnh viện, máy móc thiết bị, sản phẩm được sản xuất ra,... tăng thêm sức lao  động bao gồm cả số lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sức khoẻ).          Vậy,đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư,là việc sử dụng vốn trong hiện  tại và hoạt động nào đó,là việc đánh đổi lợi ích trước mắt lấy lợi ích lâu dài nhằm tạo ra  những tài sản mới,năng lực sản xuất mới và vì mục tiêu phát triển.          Xét về bản chất,đầu tư phát triển chính là đầu tư tài sản vật chất (nhà xưởng,thiết  bị...) và tài sản trí tuệ (tri thức,kĩ năng,sức lao động...) trong đó người có tiền bỏ tiền ra để  tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra tài sản mới cho mình đồng thời cho  cả nền kinh tế, từ đó làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động sản xuất  khác, là điều kiện chủ yếu tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã  hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và kết cấu hạ tầng, mua  sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực  hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì  hoặc tăng thêm tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và bổ sung tài sản.                  2. Phân loại đầu tư phát triển 2           Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực  hiện nhằm đạt những mục tiêu nhất định.Tùy từng quan điểm,tùy từng góc độ xem xét có  thể chia đầu tư phát triển thành nhiều loại.Trên quan điểm phân công lao động xã hội,có  hai nhóm đối tượng đầu tư chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ.Trên góc độ  tính chất và mục đích đầu tư,đối tượng đầu tư chia làm hai nhóm chính là đầu tư công  trình vì mục tiêu lợi nhuận và đầu tư công trình vì mục tiêu phi lợi nhuận. Trên góc độ xem  xét mức độ quan trọng, đối tượng đầu tư chia làm thành:loại được khuyến khích đầu tư,  loại không được khuyến khích đầu tư và lo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: