Danh mục

Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu tái sinh dầu nhờn thải

Số trang: 113      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.70 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 113,000 VND Tải xuống file đầy đủ (113 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay, việc tái sinh dầu nhờn nhất thiết là cần phải được nghiên cứu sao cho phù hợp với tình hình cụ thể của nước ta và được áp dụng nhanh chóng vào trong thực tế để không những tiết kiệm được đáng kể nguồn nguyên liệu, tiết kiệm kinh tế mà còn góp phần giải quyết nạn ô nhiễm môi trường. Xuất phát từ thực tế đó mà "Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu tái sinh dầu nhờn thải" đã được thực hiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu tái sinh dầu nhờn thải Đồ Án Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tái Sinh Dầu Nhờn Thải MỞ ĐẦU Chúng ta biết rằng: với bất kỳ một cơ thể sống nào muốn sống và hoạt động được thì nhất thiết phải có nguồn thức ăn để nuôi cơ thể. Đối với các trang thiết bị máy móc, động cơ cũng vậy, dầu nhờn chính là nguồn thức ăn không thể thiếu và rất cần thiết cho chúng và cho một nền công nghiệp hóa hiện đại hóa trên toàn thế giới. Và từ thuở xa xưa, các bậc thiên tài đã nghiên cứu và đúc kết nghiên cứu của mình một cách ngắn gọn, song rất hàm xúc dưới dạng ca dao tục ngữ lưu truyền cho đến ngày nay, đó là: Không bôi trơn thì không đi được. Với câu nói trên, chúng ta đã nhận ra được vai trò và tầm quan trọng không thể thiếu của dầu nhờn trong quá trình hoạt động của các loại máy móc thiết bị và động cơ cũng như ý nghĩa và mục đích sử dụng dầu nhờn. Hơn thế nữa, ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại của khoa học và công nghệ, với nền công nghiệp hiện đại ngày càng phát triển và xâm nhập vào mọi hang cùng ngỏ hẻm trên toàn thế giới cũng như xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu thì dầu nhờn đòi hỏi cần phải được nghiên cứu nhiều hơn để cho ra nhiều chủng loại dầu nhờn khác nhau với số lượng và chất lượng ngày càng đáp ứng được nhu cầu sử dụng hiện nay. Theo thông kê năm 1997 [13], toàn thế giới sử dụng mỗi năm gần 40 triệu tấn dầu nhờn, trong đó có 60% là dầu nhờn động cơ. Khu vực sử dụng nhiều dầu nhờn nhất là Châu Âu 34%, Châu Á 28%, Bắc Mỹ 25%, còn các khu vực khác chiếm 13%. Với các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, hằng năm, sử dụng 8 triệu tấn. Tăng trưởng hằng năm là từ 5 - 6%. Đứng đầu là Nhật Bản với 29.1%, tiếp theo sau là Trung Quốc 26%, ấn Độ 10%, Hàn Quốc 8%, Úc 5%, Thái Lan 4.6%, Inđonesia 4.5%, Malaysia 1.8% và Việt Nam chúng ta khoảng 1.5%. Cụ thể, hàng năm thị trường Việt Nam tình hình tiêu thụ khoảng 110.000 - 120.000 tấn dầu nhớt các loại. Nhu cầu tiêu thụ của Việt Nam trong những năm qua cụ thể như sau [13-trang 176, 15 - trang 117]: Bảng 1: Nhu cầu dầu nhờn Việt Nam (ngàn tấn). Trường ĐHBK Hà Nội Trần1Thị Thanh Hiên, Lớp HD-K44QN Đồ Án Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tái Sinh Dầu Nhờn Thải Năm Mức tiêu thụ (tấn) 1992 54.000 1993 65.000 1994 72.000 1995 85.000 2000 141.000 2005 207.000 (dự báo) 2010 316.000 (dự báo) Như vậy, với một nước đang phát triển như nước ta thì với số liệu vừa nêu trên thì không phải là một con số khiêm tốn. Và toàn bộ lượng dầu đã sử dụng này là do nước ta nhập từ nước ngoài dưới dạng dầu nhờn gốc và phụ gia về tự pha chế hoặc dầu nhờn thành phẩm. Và hầu như là toàn bộ lượng dầu nhờn sau khi sử dụng thì lại bị thải trực tiếp ra ngoài môi trường. Đây quả thật là một sự lãng phí rất lớn về mặt kinh tế, bởi vì, dầu nhờn thải hoàn toàn có thể là một nguồn nguyên tốt cho việc tái sử dụng lại. Hơn thế nữa, việc thải dầu nhờn trực tiếp ra ngoài môi trường lại gây nên sự ô nhiễm môi trường rất lớn, trong khi hiện nay chiến lượt bảo vệ môi trường và khẩu hiệu trái đất là đại gia đình là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và bức xúc của toàn nhân loại, bởi lẽ nó là những việc làm để bảo tồn và phát triển bền vững “cái nôi của con người. Đứng trước hai vấn đề như vậy thì việc tái sinh dầu nhờn nhất thiết là cần phải được nghiên cứu sao cho phù hợp với tình hình cụ thể của nước ta và được áp dụng nhanh chóng vào trong thực tế để không những tiết kiệm được đáng kể nguồn nguyên liệu, tiết kiệm kinh tế mà còn gốp phần giải quyết nạn ô nhiễm môi trường, một vấn đề bức xúc của thế kỷ 21. Hiện nay, trên thế giới có nhiều phương pháp và công nghệ tái sinh dầu nhờn khác nhau dựa trên các thiết bị phức tạp như : xử lý bằng hóa chất, chưng cất chân không, trích ly và hydro hóa làm sạch. Tất cả những phương pháp tái sinh dầu nhờn hiện đại đều cho ra dầu nhờn hoàn toàn có thể thay Trường ĐHBK Hà Nội Trần2Thị Thanh Hiên, Lớp HD-K44QN Đồ Án Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tái Sinh Dầu Nhờn Thải thế dầu nhờn gốc ban đầu. Tuy nhiên nó đòi hỏi phải có chi phí xây dựng dây chuyền tái sinh lớn, kỹ thuật cao và công nghệ phức tạp. Từ trước đến nay, việc tái sinh dầu nhờn ở Việt Nam vẫn đươc thực hiện bằng các phương pháp đơn giản và cũng chưa có một quy mô hoàn chỉnh cho việc tái sinh dầu nhờn. Đứng trước tình hình đó, với đề tài tốt nghiệp này em tiến hành nghiên cứu phương pháp tái sinh dầu nhờn thải với công nghệ đơn giản, rẻ tiền và gốp phần hạn chế ô nhiễm môi trường do dầu nhờn thải gây ra đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao phù hợp với tình hình đất nước ta hiện nay. Phần I TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ DẦU NHỜN CHƢƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DẦU NHỜN I.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DẦU NHỜN [6]: Khi con ngƣời lần đầu tiên chế tạo ra những chiếc xe có bánh và xe cổ kéo thì chất bôi trơn cũng đƣợc tìm ra và sử dụng. Và kỹ thuật cùng với chất bôi đã trở thành những yếu tố không thể tách rời nhau. Màng dầu mỏng đƣợc bôi lên trên bề mặt làm việc đã tạo ra khả năng hoạt động nhịp nhàng và lâu bền cho các cơ cấu do con ngƣời chế tạo ra. Có rất nhiều chất liệu có thể dùng để bôi trơn nhƣ mở nƣớc, mở động vật, dầu thực vật, dầu thảo mộc và các sản phẩm dầu mở tổng hợp, các loại dầu mở quánh, các chất rắn kim loại nóng chảy và thậm chí cả không khí nữa... Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ đề cập tới chất bôi trơn đang đƣợc chú ý Trường ĐHBK Hà Nội Trần3Thị Thanh Hiên, Lớp HD-K44QN Đồ Án Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tái Sinh Dầu Nhờn Thải và sử dụng rộng rãi nhất trong kỹ th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: