Danh mục

Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khí

Số trang: 42      Loại file: docx      Dung lượng: 818.49 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng điện năng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,… tăng lên không ngừng. Xuất phát từ thực tế đó mà "Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khí" đã được thực hiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khí LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, trong xu thế hội nhập, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Trong quá trình phát triển đó, điện năng đóng vai trò rất quan trọng. Nó là một dạng năng lượng đặc biệt, có rất nhiều ưu điểm như: dễ chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác( như cơ năng, hóa năng, nhiệt năng…), dễ dàng truyền tải và phân phối… Do đó ngày nay điện năng được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống, Cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng điện năng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,… tăng lên không ngừng. Để đảm bảo những nhu cầu to lớn đó, chúng ta phải có một hệ thống cung cấp điện an toàn và tin cậy. Với: “Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khí”, sau một thời gian làm đồ án, dưới sự hướng dẫn của thầy TS Đặng Hoàng Anh và tài liệu tham khảo ­ Hệ thống cung cấp điện : Ts. Trần Quang Khánh ­ Bài tập cung cấp điện : Ts. Trần Quang Khánh ­ Thiết kế cấp điện :Ts Vũ Văn Tẩm-Ts Ngô Hồng Quang ­ Giáo trình cung cấp điện: Ninh Văn Nam (chủ biên)- Hà Văn Chiến –Nguyễn Quang Thuấn. Đến nay, về cơ bản chúng em đã hoàn thành nội dung đồ án môn học này. Do trình độ và thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô để bài làm này của chúng em được hoàn thiện hơn. Đồng thời giúp chúng em nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng nhiệm vụ công tác sau này. Chúng em xin chân thành cảm ơn ! 1 Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2016 Sinh viên thực hiện: Nhóm 1:Trần Việt Hoàng; Phạm Văn Lợi; Nguyễn Xuân Long. 2 1. Tính toán phụ tải điện 1.1. Phụ tải chiếu sáng 1.1.1.Thiết kế chiếu sáng cho phân xưởng Trong thiết kế chiếu sáng, vấn đề quan trọng nhất phải quan tâm là đáp ứng các yêu cầu về độ rọi và hiệu quả của chiếu sáng đối với thị giác. Ngoài độ rọi, hiệu quả của chiếu sáng còn phụ thuộc vào quang thông, màu sắc ánh sáng, sự lựa chọn hợp lý cùng sự bố trí chiếu sáng vừa đảm bảo tính kinh tế và mỹ quan hoàn cảnh. Thiết kế chiếu sáng phải đảm bảo các yêu cầu sau: ­ Không bị loá mắt ­ Không loá do phản xạ ­ Không có bóng tối ­ Phải có độ rọi đồng đều ­ Phải đảm bảo độ sáng đủ và ổn định ­ Phải tạo ra được ánh sáng giống ánh sáng ban ngày. Các hệ thống chiếu sáng bao gồm chiếu sáng chung, chiếu sáng cục bộ và chiếu sáng kết hợp ( kết hợp giữa cục bộ và chung ). Do yêu cầu thị giác cần phải làm việc chính xác, nơi mà các thiết bị cần chiếu sáng mặt phẳng nghiêng và không tạo ra các bóng tối sâu thiết kế cho phân xưởng thường sử dụng hệ thống chiếu sáng kết hợp. Chọn loại bóng đèn chiếu sáng gồm 2 loại: bóng đèn sợi đốt và bóng đèn huỳnh quang. Các phân xưởng thường ít dung đèn huỳnh quang vì đèn huỳnh quang có tần số là 50Hz thường gây ra ảo giác không quay cho các động cơ không đồng bộ, nguy hiểm cho người vận hành máy, dễ gây ra tai nạn lao động. Do đó người ta thường sử dụng đèn sợi đốt cho các phân xưởng sửa chữa cơ khí. Việc bố trí đèn khá đơn giản, thường được bố trí theo các góc của hình vuông hoặc hình chữ nhật . Xác định kích thước của phân xưởng Phân xưởng có kích thước như sau : rộng a=24m, dài b=36m, cao h=7m Tham khảo bảng hệ số phản xạ (GT cung cấp điện _TS Quyền Huy Ánh bảng 10.5 trang 159 về công nghiệp nhẹ), ta xác định được các hệ số phản xạ của trần, tường và sàn lần lượt là 50%, 30% và 10%. 3 Ta chọn loại đèn Metal Halide có hiệu suất sáng lớn và chỉ số hoàn màu cao, phù hợp với chiếu sáng công nghiệp. Chọn loại đèn có thông số như sau: P = 150W, quang thông Φ = 11250 lm, loại chóa chiếu sâu, vỏ nhôm, mỗi bộ có một bóng Chọn chiều cao treo đèn (khoảng cách từ trần đến đèn) là 1m, chiều cao làm việc là 0,8m, ta tính được độ cao treo đèn tính toán là: Htt = 7-1-0,8 = 5,2m Ta tính được chỉ số phòng i: I = 2,8 Từ đây tham khảo GT cung cấp điện_TS Quyền Huy Ánh bảng 10.4. Đặc tuyến phân bố cường độ sáng một số đèn thông dụng trang 149 ta xác định được hệ số sử dụng CU = 92% Ta chọn được : Môi trường sử dụng trung bình và chế độ bảo trì là 12 tháng Hệ số mất mát ánh sáng: LLF = 0,61 ( Trang 161 GT cung cấp điện_Quyền Huy Ánh) Hệ số mất mát ánh sáng được xác định theo biểu thức: LLF = LLD.LDD.BF.RSD ở đây: LLD là hệ số suy hao quang thông theo thời gian sử dụng, LDD là hệ số suy hao quang thông do bụi, BF là hệ số cuộn chấn lưu, RSD là hệ số suy hao phản xạ của phòng do bụi. Độ rọi yêu cầu: Eyc = 150lx (phân xưởng lắp ráp cơ khí chi tiết trung bình – nhỏ) · Tính số bộ đèn sử dụng Phân bố đèn: ta chọn 20 bộ đèn phân bố theo diện tích phân xưởng thành 4 hàng và 5 cột như sau: 4 Hình : Sơ đồ phân bố đèn trong phân xưởng Kiểm tra độ rọi đồng đều: ta kiểm tra theo hai chỉ số α và β = 0,8 1,8 (đèn HID – trần cao) β = 0,3 0,5 Theo chiều rộng ta tính được: Phụ tải nhóm chiếu sáng Từ kết quả thiết kế chiếu sáng ta tính được phụ tải chiếu sáng tính toán của phân xưởng. Trong đó: k : hệ số đồng thời của phụ tải chiếu sáng đt N : số bóng cần thiết 5 P : công suất mỗi bóng đèn được lựa chọn. đ Vì dùng loại đèn Metal Halide nên hệ số cosφ= 1. Do đó, ta có công suất toàn phần của nhóm chiếu sáng là: Q = 0 (kVAr) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: