Danh mục

Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế phân xưởng sản xuất bia với năng suất 5000 lít/ngày

Số trang: 98      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.44 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để phù hợp với túi tiền mà GDP đầu người ở nước ta còn thấp, vì thế việc ra đời các xưởng sản xuất bia cỡ vừa và nhỏ có công nghệ hiện đại và chi phí đầu tư ít, vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt đang là vấn đề rất cần thiết, phù hợp với nhu cầu về bia ngày càng tăng. Xuất phát từ thực tế đó mà "Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế phân xưởng sản xuất bia với năng suất 5000 lít/ngày" đã được thực hiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế phân xưởng sản xuất bia với năng suất 5000 lít/ngày Đồ án tốt nghiệp Khoa công nghệ hoá học MỞ ĐẦU Qua một số tài liệu nghiên cứu và lịch sử phát triển của ngành sản xuất bia, người ta cho rằng cách đây hàng nghìn năm những người thổ dân ở vùng Trung Cận Đông hay những người thổ dân Ai Cập đã biết chế biến một loại nước uống dưới hình thức rất thô sơ và đơn giản, loại nước uống này chính là nguồn gốc ban đầu của một loại nước giải khát mà hiện nay rất nhiều người ưa chuộng và người ta vẫn thường gọi là “bia”. Công nghệ sản xuất bia du nhập vào Việt Nam là khá muộn so với các nước trên thế giới, nhưng với sự phát triển của nền kinh tế của thời kỳ mở cửa, ngành bia dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đã được chú ý phát triển mạnh trong những năm gần đây cụ thể là: năm 1990 là 100 triệu lít. 1997 là 670 triệu lít, đến nay bình quân đầu người khoảng 20 lít/người/năm. Cho đến nay, ngoài các nhà máy bia lớn như nhà máy bia Hà nội, nhà máy bia Sài gòn với tổng công suất hàng triệu lít/năm, bên cạnh đó cũng đã xuất hiện nhiều nhà máy sản xuất bia ở hầu hết các tỉnh và thành phố trên cả nước. Bia là loại đồ uống có độ cồn thấp, giàu dinh dưỡng với hàm lượng CO2 khá cao, giúp con người giải khát một cách triệt để khi uống, với hương thơm đặc trưng, vị đắng hài hoà, lớp bọt trắng mịn đã tạo nên tính chất cảm quan rất hấp dẫn với con người. Bia là loại sản phẩm thực phẩm bằng cách lên men dịch đường ở nhiệt độ thấp được chế biến từ malt đại mạch, gạo, hoa houblon và nước. Ngoài hai sản phẩm bậc nhất này còn vô số các hợp chất khác tuy ở vai trò và mức độ khác nhau chúng đều tham gia vào việc định hình hương vị của nhiều chỉ tiêu chất lượng khác của bia thành phẩm, ở tỉ lệ cân đối chúng tạo cho bia có tính chất độc đáo mà không hề thấy ở bất kỳ sản phẩm nào khác. Để phù hợp với túi tiền mà GDP đầu người ở nước ta còn thấp, vì thế việc ra đời các xưởng sản xuất bia cỡ vừa và nhỏ có công nghệ hiện đại và chi phí đầu tư ít, vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt đang là vấn đề rất cần thiết, phù hợp với nhu cầu về bia ngày càng tăng. Từ những cơ sở trên mà em đã được giao nhiệm vụ thực hiện đề tài đồ án tốt nghiệp: “Thiết kế phân xưởng sản xuất bia với năng suất 5000 lít/ ngày. 1 Đồ án tốt nghiệp Khoa công nghệ hoá học PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ BIA I. THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA BIA: I.1.Thành phần của bia: Thành phần của bia phụ thuộc vào đặc tính nguyên liệu và tính chất các quá trình công nghệ nhưng chủ yếu là: - Nước: 80 ÷ 90% - Chất hoà tan chiếm: 5,5 ÷ 10,7 (chủ yếu là: Gluxit 70% gồm Dextrin và các loại đường Glucô, fructô, pentô…8 ÷ 10% là các hợp chất chứa Nitơ trong đó 30 ÷ 40% Protit phân tử lượng cao. 50 ÷ 60%...). - Chất khoáng chiếm: 3 ÷ 4% chất hoà tan. - CO2: 0,3 ÷ 0,5%. - Chất chát: 2,5 ÷ 6%. II.2.Tính chất của bia thành phẩm: Đánh giá chất lượng của bia thường dựa vào các chỉ tiêu sau đây: 2.1.Mùi và vị của bia: Bia phải có mùi và vị đặc trưng cho từng loại. Bia có mùi thơm của đại mạch, vị đắng dễ chịu của hoa houblon và vị tê của CO2 bão hoà, có vị đắng dịu, ngon, bia không được có mùi chua, mốc, …Mùi vị của bia phụ thuộc vào các yếu tố chất lượng của nguyên liệu sử dụng như malt, hoa houblon và nấm men, chế độ lên men, bảo quản. 2.2. Màu sắc cảm quan: Màu của bia phụ thuộc vào chất lượng của malt, thành phần của nước và kỹ thuật nấu. Màu sắc của bia phụ thuộc vào từng loại, đối với bia vàng thì màu vàng rơm, sáng óng ánh và đạt tiêu chuẩn trong suốt. 2.3. Độ bền của bọt: Đa số những loại đồ giải khát là khả năng tạo bọt và giữ bọt được lâu. Bọt gồm những phần tử CO2 liên kết với nhau trên bề mặt bia. Chất lượng bọt bia có thể xem như là thời gian kể từ thời gian xuất hiện bọt cho đến lúc bọt tan và tốt hay xấu phụ thuộc vào sự bão hoà CO2 trong bia. Các chất tạo bọt abumoza, peptone, chất đắng hoa houblon. 2 Đồ án tốt nghiệp Khoa công nghệ hoá học 2.4. Độ bền của bia: Độ bền của bia là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng của bia, bia kém sẽ nhanh chóng bị hỏng, thời gian độ bền phụ thuộc vào sự lên men có hoàn toàn không và khi tàng trữ tránh sự xâm nhập của O2. Lượng hoa houblon càng lớn thì giúp cho bia càng bền. Nếu trong bia hàm lượng CO2 ít và trong bia vẫn còn O2 ở dạng hoà tan là bia kém. Điều kiện tốt nhất để độ bền của bia an toàn là ở nhiệt độ lạnh. II. GIÁ TRỊ DINH DƢỠNG: Bia có khả năng cung cấp năng lượng tương đối lớn cho cơ thể con người, cứ một lít bia có thể cho ta 400 ÷ 600 kcal, mà năng lượng cần thiết cho cơ thể con người bình thường là 3000 ÷ 3500kcal/ngày. Trong bia còn có nhiều chất khoáng đặc biệt là: Ca, P và Mg. Lượng Ca cần thiết cho cơ thể là 90mg trong khi đó cứ một lít bia có thể cung cấp cho cơ thể là 20% lượng này. Ngoài ra bia còn chứa một lượng nhỏ các chất kích thích, làm tăng sự tiêu hoá thức ăn của dạ dày. Trong bia cũng chứa nhiều loại vitamin khác nhau (tuy nhiên hàm lượng các vitamin này không nhiều) như vitamin B1, B2, vitaminH… So với chè và cà phê, bia không chứa các kim loại có hại. Còn so với rượu thì hàm lượng rượu êtylic trong bia rất thấp do đó ảnh hưởng xấu đến cơ thể là không nhiều. Tất cả những gì nói ở trên đã khẳng định một điều rằng, nên sử dụng bia một cách hợp lý sẽ rất có lợi cho sức khoẻ, khi uống bia giúp cho con người cảm thấy thoải mái dễ chịu. III. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT BIA: III.1. Malt đại mạch: Malt đại mạch là nguyên liệu chính trong sản xuất bia thường được nhập từ nước ngoài và được bảo quản ở nhiệt độ 33oC. Malt là hạt thóc đại mạch được nảy mầm trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm nhất định. Qua quá trình nảy mầm một lượng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: