Thông tin tài liệu:
Bài viết cho thấy trong Bút pháp của ham muốn tác giả Đỗ Lai Thúy đã nhất quán một cách thức ứng dụng lý thuyết phân tâm để khám phá các hiện tượng văn học: nhà phê bình luôn cố gắng tìm ra một kiểu ứng chiếu sao cho phù hợp giữa mô hình lý thuyết phân tâm học và tác giả, tác phẩm để đi sâu giải mã thế giới nghệ thuật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đỗ Lai Thúy và vấn đề ứng dụng phân tâm học trong Bút pháp của ham muốnCao HồngTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ112(12)/1: 111 - 116ĐỖ LAI THÚY VÀ VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG PHÂN TÂM HỌCTRONG BÚT PHÁP CỦA HAM MUỐNCao Hồng*Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái NguyênTÓM TẮTĐặt trong bối cảnh hiện nay của nghiên cứu phê bình văn học ở Việt Nam, khi mà cách tiếp cậnvăn học còn nhiều giới hạn so với mặt bằng thế giới thì sự ra mắt Bút pháp của ham muốn đángđược coi là một hiện tượng thành công mới. Bài viết cho thấy trong Bút pháp của ham muốn tácgiả Đỗ Lai Thúy đã nhất quán một cách thức ứng dụng lý thuyết phân tâm để khám phá các hiệntượng văn học: nhà phê bình luôn cố gắng tìm ra một kiểu ứng chiếu sao cho phù hợp giữa môhình lý thuyết phân tâm học và tác giả, tác phẩm để đi sâu giải mã thế giới nghệ thuật.Từ khóa: Đổi mới, phân tâm học, phê bình, ứng dụng, nguyên lý, giải mã.1. Phân tâm học (Psychanalysis) là mộttrường phái triết học Tây phương mà ông tổcủa nó là Sigmund Freud - một bác sĩ ngườiÁo gốc Do Thái. Phân tâm học đạt được mộtsố thành tựu nhất định trong việc góp phầncắt nghĩa các hoạt động của năng lực tínhdục; cắt nghĩa Ngã (Moi), Đại Ngã (GrandMoi) và Siêu Ngã (Surmoi); thế giới của ýthức, vô thức và tiềm thức… sau này họcthuyết được tiếp nối và phát triển phong phúhơn bởi nhà tâm lý học phân tích người ThụySĩ là Carl Gustav Jung và nhiều nhà khoa họckhác. Sự ra đời của phân tâm học được coi làbước ngoặt tiến bộ quan trọng của tư duynhân loại thế kỷ XIX trong việc khám phá,nhận thức những vấn đề thầm kín, vi diệunhất của tâm sinh lý con người. Nó dần trởthành khoa học phân tích tâm lý chiều sâu củamọi hành vi trong đời sống ý thức và vô thứccủa mỗi cá thể người. Phân tâm học được coilà khoa học nhân văn góp phần làm phongphú thêm văn hóa nhân loại. *Vào nửa đầu thế kỷ XX, hơn hẳn các phươngpháp phê bình khác, làn sóng phê bình phântâm học rất thịnh hành và có một sự ảnhhưởng lớn đối với nền phê bình văn họcphương Tây đương thời. Có thể kể đến nhữngtên tuổi nổi tiếng như Ch.Mauron,Ch.Baudoin,P.Guiraud,G.Bachelard,L.Spizetre,… có thể thấy “không một nhà phê*ĐT: 0974088979 ; Email: caohong5668@gmail.combình văn học nào hay nghiên cứu phong cáchhiện đại nào có tầm cỡ mà không chịu ảnhhưởng của phân tâm học” (P.Guiraud). Mặcdù cũng có nhiều ý kiến phê phán hạn chế củaphương pháp này nhưng qua thời gian, phêbình phân tâm học đã chứng tỏ ýu thế ðặc biệtcủa mình. Nó đã mở ra cho nghiên cứu vănhọc của nhân loại nhiều tiềm năng mới.Những thủ thuật của phân tâm học, các khámphá và sự giải mã của nó đối với tác phẩmvăn học nhiều khi đã đem lại không ít bấtngờ, thú vị, mở rộng không gian cảm thụnghệ thuật.2. Ở Việt Nam, phê bình phân tâm học đãđược giới thiệu ở nước ta từ những năm 30của thế kỷ XX trong phê bình của NguyễnVăn Hanh và Trương Tửu. Nhưng đáng tiếc,sau 1954 do bị kỳ thị nặng nề từ nhiều phíanên phương pháp này hầu như không thấyxuất hiện trên văn đàn miền Bắc. Ngược lại,trong đời sống văn chương ở miền Nam, giaiđoạn 1954 - 1975, phê bình phân tâm học cóđiều kiện để phát triển hơn, xuất hiện nhiềucông trình dịch thuật, giới thiệu và ứng dụngphân tâm học vào sáng tác lẫn phê bình vănhọc [1]. Từ khi đất nước thống nhất (1975)cho đến 1986, phân tâm học vẫn bị xem nhưmột thứ dị thuyết tư sản phản động, nhục mạcon người, phê bình phân tâm học là lối phêbình kỳ quặc, thoát ly đời sống xã hội, lịch sử,chỉ đi tìm dấu ấn của bản năng tính dục, mộtthứ bản năng đáng xấu hổ, phải che giấu, vàcó lẽ vì vậy nên ít người dám tìm đến với111Cao HồngTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆphân tâm học, lĩnh vực nghiên cứu này trởnên vắng bóng trong đời sống văn học.Từ sau 1986 đến nay, ở nước ta nhiều cấm kịđược tháo gỡ, phê bình phân tâm học đã có cơhội được phục hồi và phát triển. Xuất hiệnmột số tác giả giới thiệu phân tâm học và vậndụng phân tâm học vào nghiên cứu phê bìnhvăn học nghệ thuật. Có thể kể đến: S.Freud vàphân tâm học (2004) của Phạm Minh Lăng;Học thuyết S.Freud và sự thể hiện của nótrong văn học Việt Nam (2008) của TrầnThanh Hà; Từ cái nhìn tham chiếu phân tâmhọc qua một số truyện ngắn hiện đại ViệtNam (2008) của Hồ Thế Hà; Phê bình mẫu cổvà mẫu nước trong văn chương Việt Nam(2009) của Nguyễn Thị Thanh Xuân; Diễnngôn về tính dục trong văn xuôi hư cấu ViệtNam (từ đầu thế kỷ XX đến 1945) (2009) củaTrần Văn Toàn; Thơ Bùi Giáng dưới lăngkính phê bình cổ mẫu của Trần Nữ PhươngNhi trong Bùi Giáng trong cõi người ta(2012)… Đặc biệt là Đỗ Lai Thúy với cáccông trình biên soạn, giới thiệu: Phân tâm họcvà văn hóa nghệ thuật (2000); Phân tâm họcvà văn hóa tâm linh (2002); Phân tâm học vàtình yêu (2003); Phân tâm học và tính cáchdân tộc (2007); Gần đây nhất là Phân tâmhọc và phê bình văn học của Liễu Trương(2011) và Phân tâm học & tôn giáo (2012)của E. Fromm do Lưu Văn Huy dịch;3. Đỗ Lai Thúy không chỉ giới thiệu phân tâmhọc một cách có hệ thống mà ông còn soichiếu nhiều hiện tư ...