Ngày 1-6-1958, một đoàn nghệ thuật mang tên Lúa Mới được ra đời trên đất Hà Đông, thể hiện mong muốn của một tỉnh mạnh về lúa, về lụa.
Lúa Mới ra đời mang lời ca tiếng hát và những vở kịch đi đến các vùng quê trong tỉnh, từ phía bắc đến phía nam, từ vùng bờ bãi đất đai màu mỡ đến miền chiêm trũng vào mùa mưa nước lũ mênh mông.
Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ trở nên quyết liệt, năm 1968 và năm 1971, Đoàn đã cử đội xung kích mang chương trình tổng hợp vào...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐOÀN KỊCH NÓI HÀ TÂY VÀ NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÀNH CÔNG
ĐOÀN KỊCH NÓI HÀ TÂY VÀ NHỮNG TRẢI
NGHIỆM THÀNH CÔNG
Ngày 1-6-1958, một đoàn nghệ thuật mang tên Lúa Mới được ra đời trên đất
Hà Đông, thể hiện mong muốn của một tỉnh mạnh về lúa, về lụa.
Lúa Mới ra đời mang lời ca tiếng hát và những vở kịch đi đến các vùng quê
trong tỉnh, từ phía bắc đến phía nam, từ vùng bờ bãi đất đai màu mỡ đến miền chiêm
trũng vào mùa mưa nước lũ mênh mông.
Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ trở nên quyết liệt, năm 1968 và năm 1971,
Đoàn đã cử đội xung kích mang chương trình tổng hợp vào phục vụ chiến trường. Suốt
những năm tháng ấy, Đoàn chủ yếu biểu diễn chèo, kịch nói chỉ là thứ yếu nhưng đã
để lại nhiều dấu ấn bằng các vở chèo: Tấm Cám, Xúy Vân, Cô gái giầy thơm, Chị
Thắm anh Hồng, Nữ du kích Hồng Hà, Anh Ba khỏe, Theo lá cờ hồng, Tấm ảnh bên
đầm sen...
Mãi đến năm 1974, sau sáp nhập tỉnh Hà Đông với Sơn Tây, Đoàn sáp nhập
với Đoàn chèo Cổ Phong, sau đó tách riêng ra thành một đoàn kịch nói chuyên nghiệp
như ngày nay. Những năm trước đây, Đoàn gặp khó khăn mọi bề.
Mấy năm lại đây, Đoàn mới có trụ sở làm việc tinh tươm, trang thiết bị được
mua sắm đầy đủ hơn, hiện đại hơn cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Hằng năm, Đoàn phải đảm bảo định mức 150 buổi diễn theo quy định, chưa kể
việc tăng thu nhập, cải thiện đời sống anh em bằng chính nghề nghiệp này. Đoàn phải
tự đổi mới mình, nâng cao một bước chất lượng thẩm mỹ sân khấu, chọn và dàn dựng
vở kịch tốt, xây dựng dàn diễn viên thật ngon, thật cứng!
Bước đột phá, trải nghiệm của đoàn
Trải qua 49 năm (1958-2007) là quãng thời gian mà biết bao thế hệ diễn viên,
nhạc công của Đoàn đã không ngại gian khó, không sợ hy sinh, vừa tích cực biểu diễn
phục vụ trên các chiến trường vừa hăng say học tập và luyện tập, biểu diễn thành công
nhiều vở kịch nói.
Có thể kể ra những vở kịch gây được tiếng vang của Đoàn như: Tiền tuyến gọi,
Chị Nhàn, Bản danh sách điệp viên, Cầu nổi cầu chìm, Nhật ký người mẹ, Sóng đen
vùng nhiệt đới, Người con cô đơn, Những cánh chim dũng cảm, Kim và Thạch, Tuổi
trẻ và tình yêu, Giá đời phải trả, Tội lỗi và tình thương, Chuyện thường tình ở huyện,
15 ngày kháng án... và nhiều vở kịch ngắn mang tính thời sự khác.
Đến nay, kịch nói Hà Tây là một đoàn kịch có tên tuổi trong làng sân khấu Việt
Nam, được nhiều đoàn bạn khâm phục.
Trong thời gian qua, Đoàn đạt được một loạt những thành công, đó là Huy
chương bạc Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1962, Huy chương vàng
Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1990, năm 1995, năm 2004.
Dấu ấn của Đoàn được ghi lại qua các vở kịch: Đoạn cuối một chuyện tình, Hoa
hậu xứ Mường, Chàng kỵ sỹ Điện Biên. Đây có thể coi là những thành công có tính
đột phá, được thể hiện bởi sự trải nghiệm, dám đưa cái mới vào nghệ thuật.
Thành công nhất là Huy chương vàng cùng nhiều Huy chương bạc, đồng tại
Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 2004 với vở Chàng kỵ sỹ Điện Biên.
Vở kịch nói về chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta, nhưng là cái nhìn rất khác -
cái nhìn từ phía những người thua cuộc về cuộc chiến tranh. Vở kịch đã dùng thủ pháp
đảo ảnh, thông qua cái nhìn bên kia để tôn vinh chiến thắng của dân tộc ta.
Đây là một vở khó, được khai thác theo một đề tài rất mới, gần như nhân vật
tướng Pháp Đờ-cát-tơ-ri xuất hiện xuyên suốt và độc diễn một mình. Vở diễn đã gây
được sự chú ý của giới nghiên cứu, phê bình sân khấu và ghi một mốc son lớn về một
cách thể nghiệm mới, khai thác nhân vật theo góc độ khác của sân khấu Việt Nam.
Hay vở diễn Những mảnh tình khuất lấp dàn dựng năm 2006 cũng vậy, là sự
thể hiện một phong cách kịch nói mới của kịch nói Việt Nam nói chung, kịch nói Hà
Tây nói riêng về đề tài chống tiêu cực - vấn đề thời sự hiện nay, được khán giả, giới
phê bình và báo chí hoan nghênh. Sự thành công của những trải nghiệm này có được là
do sự nhanh nhạy, sáng suốt, ưa tìm tòi trong nghệ thuật của lãnh đạo Đoàn.
Bản thân Đoàn kịch đã xây dựng được cho mình một đội ngũ hùng hậu với 30
người trong biên chế, trong đó 30% diễn viên có trình độ trung cấp và đại học, các
phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động chuyên môn của Đoàn khá đầy đủ.
Đoàn còn có dàn diễn viên cứng tay nghề ở nhiều lứa tuổi như: Linh Huệ, Đức
Quang (NSƯT), Vũ Phương (NSƯT), Ngọc Tranh, Thu Hương, Ngọc Huyền, Xuân
Đồng...
Từ đầu năm 2007 đến nay là các vở: Những kẻ tìm đến cái chết (tập trong thời
gian chưa đầy 1 tháng nhưng khi công diễn lại được nhân dân đón nhận nồng nhiệt,
đạo diễn vở kịch hoan nghênh) và vở Đôi mắt công diễn vào dịp kỷ niệm 60 năm Ngày
Thương binh liệt sỹ 27-7. Riêng vở kịch Đôi mắt của đạo diễn - NSƯT Tuấn Hải (Nhà
hát kịch Việt Nam) dàn dựng suốt thời gian qua đã gây được thiện cảm của đông đảo
nhân dân trong, ngoài tỉnh, các đơn vị bộ đội Quân khu III và địa phương.
...