Doanh nghiệp BĐS bắt đầu... buông tay
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 92.22 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sau những hy vọng mong manh vào năm mới 2012, đến nay, khi một quý chờ đợi đã trôi qua, những người lạc quan nhất đã phải thừa nhận rằng khó thể chờ đợi vào một điều kỳ diệu trong giai đoạn khó khăn này.
Đáy sau sâu hơn đáy trước Những thông tin về việc giá đất, căn hộ, văn phòng cho thuê… tại các đô thị lớn trong cả nước tuần tự suy giảm không còn là chuyện gì mới nữa. Nguồn cung căn hộ vẫn chầm chậm tăng, một phần do những dự án hoàn thành vẫn phải...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Doanh nghiệp BĐS bắt đầu... buông tay Doanh nghiệp BĐS bắt đầu... buông tay Sau những hy vọng mong manh vào năm mới 2012, đến nay, khi một quý chờ đợi đã trôi qua, những người lạc quan nhất đã phải thừa nhận rằng khó thể chờ đợi vào một điều kỳ diệu trong giai đoạn khó khăn này. Đáy sau sâu hơn đáy trước Những thông tin về việc giá đất, căn hộ, văn phòng cho thuê… tại các đô thị lớn trong cả nước tuần tự suy giảm không còn là chuyện gì mới nữa. Nguồn cung căn hộ vẫn chầm chậm tăng, một phần do những dự án hoàn thành vẫn phải gia nhập thị trường, phần chính là những nhà đầu tư thứ cấp nắm giữ căn hộ vẫn có nhu cầu “xả hàng” để lấy tiền mặt. Lực cầu - những người có ý định mua - thì vẫn lình xình, lúc tăng chút đỉnh, lúc tạm ngưng để nghe ngóng xem giá có giảm thêm nữa không. Tỷ lệ căn hộ giá bình dân chiếm khoảng một phần ba, còn lại là căn hộ trung và cao cấp. Trong khi đó, nhu cầu của người mua trong giai đoạn vừa qua nhắm vào phân khúc bình dân, phản ánh qua các giao dịch thành công trên thị trường chủ yếu tập trung vào các căn hộ có giá bán từ 11-15 triệu đồng/m2. Có thể thấy, dù cho cung - cầu về loại hình căn hộ đã cân đối hơn, với sự gia tăng tỷ lệ các căn hộ thuộc phân khúc bình dân, thì việc nguồn cung vẫn tăng thêm trong khi số căn hộ chưa bán được vẫn còn đó, sẽ tạo một áp lực giảm giá lên thị trường bất động sản. Chính vì lý do này mà dù có nhiều phân tích rằng giá căn hộ hiện nay đã “hợp lý” lắm rồi, rằng với giá như vậy thì chủ đầu tư chỉ có thể từ hòa đến lỗ, thì người mua vẫn chờ đợi một sự hợp lý hơn nữa. Đâu có sao, vì giờ đây họ đã là những thượng đế thực sự. Bởi thế, nếu thị trường còn lập những đáy mới, đáy sau sâu hơn đáy trước thì không có gì là bất ngờ. Khi “đại gia” bắt đầu buông Đúng như dự báo của các chuyên gia bất động sản, 2012 là năm của mua bán dự án - những thông tin về hoạt động sôi động này thời gian qua đã chính thức xác thực điều này. Và cũng như thị trường căn hộ, người muốn bán vẫn đông hơn hẳn người muốn mua, nên những đơn vị có tiềm lực tài chính mạnh có khả năng và ý định mua các dự án đóng vai thượng đế. Họ đang bình tĩnh lựa chọn xem trong số các món hàng “cực kỳ hấp dẫn” ấy, món nào là hấp dẫn nhất để bỏ trong cuộc hội thảo bàn về những giải pháp cho thị trường bất động sản tổ chức cuối tháng 3 vừa qua, rất nhiều chủ dự án tranh thủ chào bán dự án của mình, trong đó có những dự án tốt đang được triển khai ở khắp các quận, huyện của Hà Nội. Một sàn giao dịch bất động sản ở thủ đô cho biết họ đang được gửi hàng chục dự án cần chuyển nhượng, bán đứt hoặc góp vốn đầu tư với giá trị từ hàng chục tỉ đồng đến trên ngàn tỉ đồng, mà hầu hết ở những vị trí đẹp, lúc thị trường hanh thông chắc chắn không ai dại gì buông ra cả. trong số những đơn vị đã và sẽ có ý định bán đi dự án mình sở hữu có cả những tên tuổi như Công ty Phát triển hạ tầng và bất động sản Thái Bình Dương, Công ty Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình, Công ty Địa ốc Đất Lành, Vạn Phát Hưng… Dù là với danh nghĩa tái cơ cấu danh mục đầu tư đi chăng nữa, thì việc phải bán đi những dự án mình từng rất vất vả mới có được chứng tỏ các doanh nghiệp đang có những khó khăn nhất định, không thể tiếp tục nắm giữ dự án. Vẫn là câu chuyện nguy cơ - thời cơ Với hầu hết các chủ đầu tư đang tìm người mua dự án của mình, tình trạng họ đang gặp phải là không thể huy động được vốn để tiếp tục triển khai, có những dự án dù đã xong hạ tầng, xây dở dang phần thô nhưng cũng không thể tiếp tục để cho ra đời các căn hộ hoàn thiện. Nhận định về tình trạng này, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho rằng với khoảng 60-70% dự án đầu tư dở dang đang phải “trùm mền” tại TP.HCM hiện nay, việc doanh nghiệp thiếu vốn triển khai dự án phải bán “cắt lỗ” là bình thường trong bối cảnh thị trường khó khăn. Không những vậy, không phải dự án nào muốn bán cũng bán được, mà đó phải là dự án tốt, vì khó khăn giai đoạn này không phải của riêng ai ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Doanh nghiệp BĐS bắt đầu... buông tay Doanh nghiệp BĐS bắt đầu... buông tay Sau những hy vọng mong manh vào năm mới 2012, đến nay, khi một quý chờ đợi đã trôi qua, những người lạc quan nhất đã phải thừa nhận rằng khó thể chờ đợi vào một điều kỳ diệu trong giai đoạn khó khăn này. Đáy sau sâu hơn đáy trước Những thông tin về việc giá đất, căn hộ, văn phòng cho thuê… tại các đô thị lớn trong cả nước tuần tự suy giảm không còn là chuyện gì mới nữa. Nguồn cung căn hộ vẫn chầm chậm tăng, một phần do những dự án hoàn thành vẫn phải gia nhập thị trường, phần chính là những nhà đầu tư thứ cấp nắm giữ căn hộ vẫn có nhu cầu “xả hàng” để lấy tiền mặt. Lực cầu - những người có ý định mua - thì vẫn lình xình, lúc tăng chút đỉnh, lúc tạm ngưng để nghe ngóng xem giá có giảm thêm nữa không. Tỷ lệ căn hộ giá bình dân chiếm khoảng một phần ba, còn lại là căn hộ trung và cao cấp. Trong khi đó, nhu cầu của người mua trong giai đoạn vừa qua nhắm vào phân khúc bình dân, phản ánh qua các giao dịch thành công trên thị trường chủ yếu tập trung vào các căn hộ có giá bán từ 11-15 triệu đồng/m2. Có thể thấy, dù cho cung - cầu về loại hình căn hộ đã cân đối hơn, với sự gia tăng tỷ lệ các căn hộ thuộc phân khúc bình dân, thì việc nguồn cung vẫn tăng thêm trong khi số căn hộ chưa bán được vẫn còn đó, sẽ tạo một áp lực giảm giá lên thị trường bất động sản. Chính vì lý do này mà dù có nhiều phân tích rằng giá căn hộ hiện nay đã “hợp lý” lắm rồi, rằng với giá như vậy thì chủ đầu tư chỉ có thể từ hòa đến lỗ, thì người mua vẫn chờ đợi một sự hợp lý hơn nữa. Đâu có sao, vì giờ đây họ đã là những thượng đế thực sự. Bởi thế, nếu thị trường còn lập những đáy mới, đáy sau sâu hơn đáy trước thì không có gì là bất ngờ. Khi “đại gia” bắt đầu buông Đúng như dự báo của các chuyên gia bất động sản, 2012 là năm của mua bán dự án - những thông tin về hoạt động sôi động này thời gian qua đã chính thức xác thực điều này. Và cũng như thị trường căn hộ, người muốn bán vẫn đông hơn hẳn người muốn mua, nên những đơn vị có tiềm lực tài chính mạnh có khả năng và ý định mua các dự án đóng vai thượng đế. Họ đang bình tĩnh lựa chọn xem trong số các món hàng “cực kỳ hấp dẫn” ấy, món nào là hấp dẫn nhất để bỏ trong cuộc hội thảo bàn về những giải pháp cho thị trường bất động sản tổ chức cuối tháng 3 vừa qua, rất nhiều chủ dự án tranh thủ chào bán dự án của mình, trong đó có những dự án tốt đang được triển khai ở khắp các quận, huyện của Hà Nội. Một sàn giao dịch bất động sản ở thủ đô cho biết họ đang được gửi hàng chục dự án cần chuyển nhượng, bán đứt hoặc góp vốn đầu tư với giá trị từ hàng chục tỉ đồng đến trên ngàn tỉ đồng, mà hầu hết ở những vị trí đẹp, lúc thị trường hanh thông chắc chắn không ai dại gì buông ra cả. trong số những đơn vị đã và sẽ có ý định bán đi dự án mình sở hữu có cả những tên tuổi như Công ty Phát triển hạ tầng và bất động sản Thái Bình Dương, Công ty Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình, Công ty Địa ốc Đất Lành, Vạn Phát Hưng… Dù là với danh nghĩa tái cơ cấu danh mục đầu tư đi chăng nữa, thì việc phải bán đi những dự án mình từng rất vất vả mới có được chứng tỏ các doanh nghiệp đang có những khó khăn nhất định, không thể tiếp tục nắm giữ dự án. Vẫn là câu chuyện nguy cơ - thời cơ Với hầu hết các chủ đầu tư đang tìm người mua dự án của mình, tình trạng họ đang gặp phải là không thể huy động được vốn để tiếp tục triển khai, có những dự án dù đã xong hạ tầng, xây dở dang phần thô nhưng cũng không thể tiếp tục để cho ra đời các căn hộ hoàn thiện. Nhận định về tình trạng này, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho rằng với khoảng 60-70% dự án đầu tư dở dang đang phải “trùm mền” tại TP.HCM hiện nay, việc doanh nghiệp thiếu vốn triển khai dự án phải bán “cắt lỗ” là bình thường trong bối cảnh thị trường khó khăn. Không những vậy, không phải dự án nào muốn bán cũng bán được, mà đó phải là dự án tốt, vì khó khăn giai đoạn này không phải của riêng ai ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bất động sản tuột dốc kinh doanh bất động sản tài liệu về bất động sản kiếm tiền từ bất động sản kinh nghiêmj làm giàu bí quyết làm giàuGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
32 trang 365 0 0 -
Giáo trình Đầu tư và kinh doanh bất động sản: Phần 2
208 trang 287 5 0 -
Pháp luật kinh doanh bất động sản
47 trang 209 4 0 -
Bài giảng Pháp luật kinh doanh bất động sản
45 trang 166 3 0 -
11 trang 164 2 0
-
13 trang 163 0 0
-
Bài tập lớn Kiểm toán căn bản: Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP
19 trang 109 0 0 -
Một số vấn đề pháp lý về căn hộ khách sạn tại Việt Nam hiện nay – thực trạng và hướng hoàn thiện
6 trang 75 0 0 -
Bí quyết tư duy của những người giàu có
144 trang 57 0 0 -
Giáo trình Đầu tư và kinh doanh bất động sản: Phần 1
214 trang 51 3 0