Danh mục

Độc đáo chùa Nhẫm Dương và các hang động ở Duy Tân

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 205.75 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chùa Nhẫm Dương có tên tự là Thánh Quang . Những di cốt hóa thạch chùa Nhẫm Dương và các hang động không chỉ có ý nghĩa về lịch sử và văn hóa quốc gia mà còn mang ý nghĩa quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Độc đáo chùa Nhẫm Dương và các hang động ở Duy Tân Độc đáo chùa Nhẫm Dương và các hang động ở Duy TânChùa Nhẫm Dương có tên tự là Thánh Quang . Những di cốt hóa thạch chùa NhẫmDương và các hang động không chỉ có ý nghĩa về lịch sử và văn hóa quốc gia mà cònmang ý nghĩa quốc tế.Khu hang động khảo cổ học chùa Nhẫm Dương và một số hang động, nằm ở thôn NhẫmDương, xã Duy Tân, huyện Kinh Môn (Hải Dương). Vào đầu thế kỷ XIX, thôn NhẫmDương thuộc xã Duyên Linh, tổng Thượng Chiểu, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn.Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các thôn Kim Bào, Trại Xanh, xã Châu Xá, xãDuyên Linh hợp nhất, lấy tên là xã Duy Tân cho đến nay.Khu hang động khảo cổ học chùa Nhẫm Dương và các hang động tại khu vực núi đá vôixã Duy Tân được hình thành do sự biến đổi của tự nhiên từ hàng triệu năm trước. Hệthống núi đá vôi, các hang động và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ là những kiệt tác đẹphiếm có của Hải Dương và cả nước. Khu di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia theoQuyết định số 15/QĐ- BVHTT ngày 14/4/2003 của Bộ Văn hóa- Thông tin.Đây là ngôi chùa lớn, được xây dựng từ thời Trần, thờ phật, đến thế kỷ XVII, chùa là nơitu hành của thủy tổ thiền phái Tào Động do sư Thủy Nguyệt trụ trì. Chùa còn mang tênthôn Nhẫm Dương, nhân dân gọi tắt là chùa Nhẫm.Di tích khảo cổ học chùa Nhẫm Dương có hai hang quan trọng: hang Thánh Hóa nằm vềphía Tây của chùa và hang Tối nằm tại sườn núi phía Tây Bắc, cách chùa chừng 250 m.Hệ thống hang động trên núi thuộc địa bàn xã Duy Tân gồm 26 hang lớn nhỏ, chủ yếunằm về phía Tây Bắc, phía Tây Nam và phía Đông Bắc của chùa.Duy Tân là một xã thuộc vùng bán sơn địa, nơi có địa hình đa dạng, ngoài ruộng canhtác, ao, sông, hồ, Duy Tân còn có một số dãy núi đá vôi, đồi đất nằm tập trung ở thônNhẫm Dương. Với địa hình đa dạng như vậy, người dân nơi đây có khá nhiều ngành nghềkhác nhau nhưng nhìn chung vẫn lấy nghề nông là nghề chính của mình. Trước đây, khirừng chưa cạn kiệt, nơi đây còn có nghề săn bắn, gần đây do nhu cầu của thị trường mànghề khai thác đá làm vật liệu xây dựng khá phát triển, do đó đã nâng cao đời sống củanhân dân địa phương.Là một xã có khá nhiều di tích lịch sử – văn hóa, trước đây, các thôn đều có đình, chùa,riêng thôn Kim Bào có nhà thờ Thiên chúa giáo, là họ lẻ của xứ đạo Minh Hòa, thuộc địaphận Hải Phòng. Trong kháng chiến chống Pháp nhiều đình, chùa, đền, miếu bị hủy hoại,kể cả chùa Nhẫm Dương. Hiện nay, một số di tích đã được khôi phục lại, đáp ứng nhucầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Duy Tân có hệ thống hang động gắn với chiếncông lừng lẫy trong cuộc kháng chiến chống Pháp.Các hang như hang Mạt, hang Ma, hang Trâu, Thung Xanh, Thung Thóc, hang Đình,hang Bò Lê… đều gắn với các sự kiện trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ củađịa phương, nhiều hang động là nơi đóng quân và là bệnh viện của Quân y viện 7 quânkhu III. Những sự kiện lịch sử, những chiến công oanh liệt xảy ra ở đây đã, đang và mãimãi không phai mờ trong tâm thức của người dân Duy Tân.Trong hệ thống hang động, quan trọng nhất là hai hang: Hang Thánh Hóa và hang Tối lànhững hang phát hiện nhiều hiện vật khảo cổ học, khẳng định cho sự phát triển của loàingười từ hàng vạn năm trước.Hang (động) Thánh Hóa nằm ở chân núi sau chùa Nhẫm Dương, hang có diện tíchkhoảng 100 m2, từ cửa hang tới cuối hang theo hướng nhỏ dần. Trên đỉnh hang có nhiềuthạch nhũ với muôn hình muôn vẻ, càng về cuối lòng hang càng hẹp và tối, cho đến naychưa ai xác định được hang còn sâu đến mức nào? Vì cuối hang vẫn còn khá nhiều hóathạch trên vách.Trong những năm 1996 – 1997, khi sửa sang hang Thánh Hóa, nhân dân đã tìm thấynhiều tượng phật có niên đại thời Nguyễn (thế kỷ XIX) chất liệu đá, đã được cất dấutrong kháng chiến. Đặc biệt, từ năm 1999 đến năm 2001, nhân dân và nhà sư trụ trì đãphát hiện nhiều di vật lạ, đã báo cáo lên cơ quan chuyên môn để xác định. Bảo tàng HảiDương đã có nhiều cuộc thám sát, nghiên cứu và đã có những nhận định ban đầu: HangThánh Hóa có dấu vết từ thời tiền sử. Trong hai năm 2000 và 2001, Bảo tàng Hải Dươngđã kết hợp với Viện Khảo cổ, Viện Nghiên cứu địa chất đã tiến hành nhiều cuộc thám sát,điền dã, nghiên cứu và kết luận: Hang Thánh Hóa là di tích khảo cổ học quan trọng củacả nước. Tại đây, đã tìm được di cốt hóa thạch của 27 loài động vật như: Voi, tê giác, hổ,báo, lợn rừng, nhím…và đặc biệt tìm thấy khá nhiều răng Pôngô (đười ươi). Theo giámđịnh của Viện Khảo cổ học thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, thìnhững hóa thạch và di vật đó cách ngày nay từ 3 vạn đến 5 vạn năm. Hiện nay, độngThánh Hóa có tầng văn hóa dầy 4m, chắc chắn sẽ có nhiều di vật quý mà chúng ta chưaphát hiện được, nếu tiếp tục khai quật sẽ mang lại nhiều kết luận quan trọng về sự pháttriển của loài người.Hang Tối: Hang được gọi theo tên gọi của nhân dân địa phương vì hang có nhiều ngáchvà rất tối. Hang nằm bên sườn núi phía Tây Bắc chùa Nhẫm Dương. Trong kháng chiếnchống Pháp, hang Tối ...

Tài liệu được xem nhiều: