Thông tin tài liệu:
Đây cũng là lần đầu tiên có sự kết hợp giữa Bảo tàng lịch sử quốc gia và Bảo tàng điêu khắc Chăm trong việc khai quật, nghiên cứu về một di tích Champa.
Quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành khai quật trên 3 khu vực với nhiều hố thám sát, kết quả đã làm xuất lộ hoàn toàn dấu vết nền móng kiến trúc của 3 khu đền - tháp nằm ngang theo trục bắc - nam, cùng hệ thống tường bao, tháp thờ chính, tháp cổng, nhà dài và hệ thống đường đi.
...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Độc đáo di tích Champa Cấm Mít
Độc đáo di tích Champa Cấm Mít
Xem các bài viết của bientap »
Tạo bởi bientap
Tags:
Ngày 11.12, Bảo tàng lịch sử quốc gia và Bảo tàng điêu khắc Chăm TP.Đà Nẵng đã công bố kết quả khai quật
tại khu di tích Champa Cấm Mít (thôn Cẩm Toại Đông, xã Hòa Phong, Hòa Vang, Đà Nẵng).
Đây cũng là lần đầu tiên có sự kết hợp giữa Bảo tàng lịch sử quốc gia và Bảo tàng điêu kh ắc Chăm trong vi ệc khai
quật, nghiên cứu về một di tích Champa.
Quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành khai quật trên 3 khu vực v ới nhi ều h ố thám sát, k ết qu ả đã làm
xuất lộ hoàn toàn dấu vết nền móng kiến trúc của 3 khu đền - tháp nằm ngang theo tr ục b ắc - nam, cùng h ệ th ống
tường bao, tháp thờ chính, tháp cổng, nhà dài và hệ thống đường đi.
Ba tháp chính này đều có bình đồ hình vuông, và điều đặc biệt là nó được xây dựng kéo dài trong nhiều thời kỳ. Trong
đó, khu tháp giữa được xây dựng quy mô nhất và sớm nhất, khoảng từ thế kỷ 10 - 11. Hai khu tháp còn l ại được xây
vào khoảng thế kỷ 13 - 14. Đây là một trong các phế tích tháp Champa hiếm hoi được làm rõ mặt bằng của cả 3 tháp
chính cùng tháp cổng, nhà dài.
Được biết, sau gần 3 tháng khai quật, các nhà nghiên cứu đã thu được hơn 600 hiện vật. Trong số đó, có 140 hiện vật
còn khá nguyên vẹn gồm hiện vật đá, đất nung…
Trong nhóm hiện vật trang trí kiến trúc, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu tìm thấy các tympan (hay còn gọi là lá nhĩ) thể
hiện hình tượng chim thần Garuda nổi khối trong tư thế nhìn thẳng hay hộ trì, điều ch ưa từng th ấy trong các tympan
được tìm thấy tại các di tích Champa trước đó.
Để đảm bảo việc gìn giữ, bảo quản tốt di tích này để phục vụ cho nghiên c ứu về sau, Bảo tàng l ịch s ử qu ốc gia đã
kiến nghị cho san lấp di tích để hoàn trả mặt bằng cho người dân, đồng th ời, cắm m ốc khai qu ật để làm c ơ s ở cho
những nghiên cứu về sau.