Thông tin tài liệu:
Ngữ văn 8 đã rất thành công trong việc chọn và xác định “văn bản đoạn trích” Hai cây phong từ tác phẩm Người thầy đầu tiên. Vấn đề còn lại chỉ là “xử lí văn bản” này cho tốt nữa mà thôi. Tiếp cận trở lại đoạn trích này từ giác độ tự sự học cho ta thấy công việc thiết kế bài dạy học (soạn phần đọc hiểu văn bản) của nhà làm sách dường như vẫn còn nên được trao đổi thêm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đọc hiểu phần đọc hiểu văn bản Hai cây phong của Ngữ văn 8 – một vài trao đổi xoay quanh góc nhìn tự sự học
ĐỌC HIỂU PHẦN
Khoa Sư phạm, Trường ĐỌC-HIỂU VĂN
Đại học Giáo dục - Đại BẢN HAI CÂY
học Quốc gia Hà Nội PHONG
CỦA NGỮ VĂN 8
Điện thoại:
– MỘT VÀI TRAO
0983075618
ĐỔI XOAY QUANH
Email: GÓC NHÌN TỰ SỰ
lethoitan@gmail.com HỌC
TS. LÊ THỜI TÂN
TÓM TẮT
Ngữ văn 8 đã rất thành công trong việc chọn và xác định “văn bản đoạn trích” Hai
cây phong từ tác phẩm Người thầy đầu tiên. Vấn đề còn lại chỉ là “xử lí văn bản” này
cho tốt nữa mà thôi. Tiếp cận trở lại đoạn trích này từ giác độ tự sự học cho ta thấy công
việc thiết kế bài dạy học (soạn phần đọc hiểu văn bản) của nhà làm sách dường như vẫn
còn nên được trao đổi thêm. Xuất phát từ góc nhìn tự sự học, bài viết này là một cố
gắng trao đổi trở lại về một bài học cụ thể cùng nhà biên soạn SGK.
Từ khóa: Ngữ văn 8, “Hai cây phong”, xử lí văn bản, tiếp cận tự sự học
ABSTRACT
“The Two Poplars” in Literature 8
and Attempts to Comprehend the Text in Light of Narratology
Literature 8 has done a good job of selecting and identifying the excerpt “The Two
Poplars” from the novel The First Teacher. The only thing left to deal with is how to
come up with a good lesson plan of the excerpt. From Narratology perspective, it seems
that the lesson plan making process proposed in the textbook (comprehension of the
text) can benefit from further discussions. From that perspective, this paper serves as an
attempt at exchanging views.
Key words: Literature 8, “The Two Poplars”, Lesson plan making process,
Narratology perspective.
Lẽ tự nhiên phần ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN là một phần hết sức quan trọng đối
với việc dạy - học các tác phẩm đã được đưa vào SGK. Trong trường hợp cụ thể bài Hai
685
cây phong, tiếp tục trao đổi thêm nữa về các câu hỏi gợi ý đọc hiểu vẫn là một việc cần
thiết. Để tiện cho việc theo dõi, chúng tôi xin trình bày nội dung trao đổi lần lượt gắn
với các câu hỏi đã nêu trong SGK.
1. Thế nào là “hai mạch kể...” hay là vấn đề ngôi trần thuật và kết cấu đoạn trích
Câu hỏi thứ nhất của phần ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN bài Hai cây phong là: Căn
cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, hãy xác định hai mạch kể
phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế
nào (nhân danh ai) ở từng mạch kể ấy? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện
xưng “tôi” quan trọng hơn? Người chuẩn bị bài dạy này có thể hỏi ngay - Thế nào là “hai
mạch kể phân biệt lồng vào nhau”? Sự phân tách “hai mạch kể” này là sự phân tách văn
bản theo chiều ngang – một nửa với ngôi nhân xưng thứ nhất số ít “tôi” và nửa kế tiếp với
với ngôi nhân xưng thứ nhất số nhiều “chúng tôi”? Nếu thế thì khó mà hiểu được “lồng
vào nhau” nghĩa như thế nào? Hay sự phân tách “hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau”
này là sự men lách dòng trần thuật bổ dọc văn bản? Trước khi tìm lời đáp cho câu hỏi này
ta hãy xem xét lại vấn đề “đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện”. Theo
chúng tôi đại từ nhân xưng (phân biệt ngôi kể thứ nhất số ít “tôi” và số nhiều “chúng tôi”)
của người kể chuyện ở đây không phải là yếu tố căn bản tạo kết cấu toàn văn bản. Mặc dù
thoạt trông văn bản này tựa như là ghép lại từ hai nửa trước (xưng “tôi”) và sau (xưng
“chúng tôi”). Ta phải biết rằng, về mặt tình tiết truyện nếu “tôi” một mình lên đồi lắng
hồn nghe tiếng lá thì ngôi kể lẽ tự nhiên phải là số ít. Một người muốn lặng yên để lắng
nghe người đó sẽ là “tôi” một mình “... đến với hai cây phong. Rồi sau đó cứ đứng dưới
gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”. Ngược lại khi cùng
chơi leo cây để nhìn ra mênh mông xa thẳm thì cần chúng bạn để có thể xác nhận những
hình ảnh cùng trông thấy. Khi đó nhân xưng ngôi kể lẽ tự nhiên sẽ là “chúng tôi”. Tự
bản chất, chuyện phải được hiểu là vào lúc chỉ liên quan đến cá nhân (kỉ niệm nghĩ thầm,
một mình để lắng nghe cây) thì người kể chuyện dùng ngôi nhân xưng “tôi”, vào lúc tình
tiết truyện liên quan đến một “tập thể” (cùng đua nhau leo lên cây) thì chuyển qua xưng
“chúng tôi”. Là “tôi” để yên tĩnh lắng nghe, là “chúng tôi” để cùng dõi nhìn và xác nhận
với nhau điều quan sát được. Sự thể dường như vốn đơn giản có thế.
Vì thế, không nên đặt vấn đề “t ...