Danh mục

Đối chiếu tư liệu sử học về đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê trong so sánh với hệ thống tượng thờ tại Thái miếu nhà Hậu Lê và di tích Lam Kinh - Thanh Hóa

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 245.75 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê qua tư liệu sử học trong đối sánh với hệ thống tượng thờ cho chúng ta cái nhìn đa chiều trong tổng thể bức tranh sống động của đời sống sinh hoạt văn hóa vật chất, tinh thần ở vào một thời kỳ mà các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên một nền tảng Nho giáo chiếm ưu thế khá mạnh mẽ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đối chiếu tư liệu sử học về đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê trong so sánh với hệ thống tượng thờ tại Thái miếu nhà Hậu Lê và di tích Lam Kinh - Thanh Hóa TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU TƯ LIỆU SỬ HỌC VỀ ĐẶC ĐIỂM TRANG PHỤC VUA CHÚA, QUAN LẠI THỜI LÊ TRONG SO SÁNH VỚI HỆ THỐNG TƯỢNG THỜ TẠI THÁI MIẾU NHÀ HẬU LÊ VÀ DI TÍCH LAM KINH - THANH HÓA ThS. Hoàng Thị Thanh Bình ∗ ThS. Nguyễn Thị Hồng Thúy∗∗ Tóm tắt: Nghiên cứu đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê qua tư liệusử học trong đối sánh với hệ thống tượng thờ cho chúng ta cái nhìn đa chiều trong tổngthể bức tranh sống động của đời sống sinh hoạt văn hóa vật chất, tinh thần ở vào mộtthời kỳ mà các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên một nền tảng Nho giáochiếm ưu thế khá mạnh mẽ. Đặc biệt, qua lăng kính của các nghệ nhân dân gian, trangphục của vua chúa, quan lại thời Lê phản ánh dưới hình thức tượng thờ đã được khúcxạ khá nhiều, nó phản ánh nguyện vọng, triết lý nhân sinh và lý tưởng nghệ thuật trongmối quan hệ có tính quy chiếu với chuẩn mực tư tưởng đương thời theo cả hai xu hướngthống nhất và ly tâm. 1. Đặt vấn đề Nghiên cứu về trang phục, phục sức của vua chúa, quan lại thời Lê là một chủ đềcòn đang bỏ ngỏ, cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.Một phần vì nguồn tư liệu sử học miêu tả về trang phục các giai tầng xã hội ở các thờikỳ lịch sử của dân tộc còn khá sơ lược. Mặt khác, do nhiều biến cố lịch sử (chiến tranh,thay đổi vương triều, tiêu hủy văn hóa…) đã làm gián đoạn liên tục sự ổn định xã hội,khiến cho các di vật văn hóa liên quan đến trang phục thời Lê để nhận thức trực quanhầu như còn lại khá ít ỏi. Thời Hậu Lê là giai đoạn lịch sử mà tư tưởng Nho giáo tập quyền phát triển ở mứcđộ cao, có xu hướng quy phạm hóa nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Với gần 400năm tồn tại, kinh qua các triều vua, nhìn chung những thành tựu văn hóa của cả hai giaiđoạn Lê sơ và Lê Trung Hưng là rất đáng kể. Căn cứ vào tư liệu sử học cho thấy, việcđịnh dụ về phẩm trật, phục sức, ăn vận của vua chúa, quan lại ở thời hậu Lê được triều∗ Phòng Quản lý Khoa học - Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa∗ Khoa Mỹ thuật, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa36 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨUđình đề ra khá nghiêm cẩn. Các quy định này cũng liên tục được thay đổi theo xu hướnghoàn thiện hóa về mặt thẩm mỹ; rõ ràng về thứ bậc; đa dạng, tinh tế về màu sắc, chấtliệu, họa đồ; phong phú về kiểu cách phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như lễchầu, lễ tế, tiếp xứ, đối ngoại… Câu hỏi đặt ra là, liệu những quy định được cụ thể hóa trong thư tịch còn ảnh xạbao nhiêu trong các di vật văn hóa hiện còn liên quan đến trang phục vua chúa, quan lạithời Lê. Để đi tìm câu trả lời, chúng tôi sử dụng phương pháp tiếp cận việc so sánh vănbản thư tịch với các cứ liệu điều tra, điền dã trên thực địa tập trung vào hệ thống lăngtẩm, tượng thờ hiện còn trên đất xứ Thanh ở hai di tích trọng điểm là Thái miếu nhàHậu Lê và di tích Lam Kinh để làm sáng tỏ một phần sự thống nhất giữa tài liệu lịch sửvới sáng tạo nghệ thuật của người xưa cũng như những yếu tố mang tính “lệch pha”,giúp cho việc nhận thức vấn đề được toàn diện hơn. 2. Những quy định về trang phục của vua chúa, quan lại thời Lê qua tư liệusử học Thời Hậu Lê - một thời gian đủ dài để hình thành nên những giá trị tư tưởng, vănhóa mang tính ổn định. Do ảnh hưởng mạnh mẽ của hệ tư tưởng nho giáo nên trong suốtthời kỳ này nếp sống trong xã hội và mối quan hệ giữa người với người được quy phạmhóa bằng các thứ luật chặt chẽ, trong đó, những quy định về trang phục được đề ra khátỉ mỉ. Ngay sau khi lên ngôi, năm 1429 vua Lê Thái Tổ đã quan tâm đến trang phục củacác quan nhưng do vừa trải qua chiến tranh, còn nhiều thiếu thốn và phải dành tiền của,công sức vào khôi phục đất nước, ông đưa ra quy định trang phục cho các quan còn kháiquát, chủ yếu phân biệt thứ bậc, phẩm hàm qua màu sắc và chất liệu vải, chưa quy địnhrõ trong hình thức trang phục cũng như các họa tiết trang trí, lễ phục của các buổi trầu.“Phàm quan võ từ thượng tướng tước trí tự (có ba bậc: thượng trí tự, đại trí tự, trí tự) vàtước trước phục hầu trở lên: văn từ chức nhập nội, (đại) hành khiển, và quan phục hầutrở lên đều cho mặc áo lụa màu đỏ” 1. Đến đời Lê Thái Tông, từ năm 1434 đã có những thay đổi mang tính phát triểntrong quy định trang phục giữa vua chúa và quan lại. Trong các buổi lễ, trầu như khi tếtrời, tế tôn miếu, lễ lên ngôi, lễ thánh tiết, tết Nguyên đán..., vua mặc áo long cổn, đầuđội mũ miện. Còn lễ thường triều thì mặc ...

Tài liệu được xem nhiều: