Đối chiếu từ vựng – Bình diện cấu tạo hình thức
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 110.02 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
1. Đối chiếu cấu tạo hình vị của từ - Các loại hình vị cấu tạo từ. Hình vị cấu tạo từ được chia thành hai loại: căn tố và phụ tố. - Căn tố: là hình vị cơ bản, là yếu tố cấu trúc chính của từ. Căn tố là bộ phận có thể tách khỏi từ để hoạt động độc lập, vì đây thường là những từ gốc. Ví dụ: time-less. - Phụ tố: là những hình vị được ghép với căn tố để tạo ra từ mới hoặc để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. Trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đối chiếu từ vựng – Bình diện cấu tạo hình thức Đối chiếu từ vựng – Bình diện cấu tạo hình thức 1. Đối chiếu cấu tạo hình vị của từ - Các loại hình vị cấu tạo từ. Hình vị cấu tạo từ được chia thành hai loại: căn tố và phụ tố. - Căn tố: là hình vị cơ bản, là yếu tố cấu trúc chính của từ. Căn tố là bộ phận có thể tách khỏi từ để hoạt động độc lập, vì đây thường là những từ gốc. Ví dụ: time-less. - Phụ tố: là những hình vị được ghép với căn tố để tạo ra từ mới hoặc để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. Trong các ngôn ngữ biến hình, người ta phân biệt hình vị từ vựng- ngữ pháp (hoặc hình vị từ vựng) và hình vị ngữ pháp, nhưng trong các ngôn ngữ không biến hình, chỉ có hình vị từ vựng-ngữ pháp mà không có ý nghĩa ngữ pháp theo cách hiểu của ngôn ngữ học châu Âu. Các phụ tố trong các ngôn ngữ thường được chia thành: *Tiền tố: là phụ tố hình vị đứng trước căn tố. Ví dụ: in-famous (t. Anh). * Hậu tố: là hình vị đứng sau căn tố. Ví dụ: happi-ness (t. Anh). * Trung tố: là hình vị được đặt xem vào giữa căn tố. Ví dụ: l-b-eun (= tốc độ)) được tạo ra từ leun (= nhanh) (t. Khơme). * Liên tố : là hình vị dùng để nối các căn tố với nhau, ví dụ: speed-o-meter trong tiếng Anh hay zieml-e-kop (t. Nga). * Bao tố: còn gọi là hình vị không liên tục. Đây là những hình vị bao quanh căn tố cả về phía đầu lẫn phía cuối. Loại hình vị này xuất hiện chủ yếu ở một số ngôn ngữ của thổ dân châu Mĩ, nhưng thời gian gần đây có một số nhà nghiên cứu cho rằng bao tố được sử dụng rộng rãi hơn ở nhiều ngôn ngữ khác. Ví dụ: roz-płakać-się (= khóc òa) (t. Ba Lan). * biến tố: là những hình vị thường đứng sau căn tố và phụ tố để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp như: giống, số, cách, ngôi… Ví dụ: rek-a (t. Nga). 2. Những sự khác biệt về cấu tạo hình vị của từ trong các ngôn ngữ - Các ngôn ngữ có sự khác biệt về cách sử dụng các phụ tố cấu tạo từ. Ví dụ: Các ngôn ngữ biến hình dùng các phụ tố để tạo từ mới nhưng tiếng Việt thường dùng cách ghép từ để tạo từ mới. - Các ngôn ngữ biến hình có hiện tượng biến đổi ngữ âm của các hình vị cấu tạo từ, và do đó có khái niệm tha hình vị (alomorfem). Trong các ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt, khái niệm tha hình vị chỉ dùng cho những hình vị có cùng hình thức ngữ âm, có ý nghĩa khác nhau nhưng liên quan với nhau. Ví dụ: hình vị nhà trong: nhà máy và nhà chính trị; đánh trong: đánh bạn và đánh ghen. - Vị trí của các phụ tố trong các ngôn ngữ có thể rất khác nhau. Ví dụ: t. Việt: tính ích kỉ/ t. Anh: selfishness - Trong các ngôn ngữ, các hình vị có thể khác nhau về mức độ sản sinh: tính sản sinh của các hình vị ở ngôn ngữ này cao nhưng ở ngôn ngữ kia lại thấp. Ví dụ: Hình vị ‘máy’ để tạo các danh từ trong tiếng Việt có tính sản sinh rất cao: máy nổ, máy gặt, máy tiện…, nhưng trong nhiều ngôn ngữ hình vị tương đương đều có khả năng sản sinh ít hơn tiếng Việt. - Các ngôn ngữ còn khác nhau về các phương thức cấu tạo từ. Sự khác nhau thường thể hiện ở hai mặt: * Số lượng các phương thức, ví dụ: Trong tiếng Việt có phương thức láy để tạo từ mới nhưng một số ngôn ngữ không dùng phương thức này; * Mức độ ưa chuộng các phương thức cấu tạo từ, ví dụ: tiếng Việt ưa chuộng phương thức ghép và phương thức láy, còn các ngôn ngữ Ấn-Âu thì ưa chuộng phương thức phụ gia và phương thức ghép.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đối chiếu từ vựng – Bình diện cấu tạo hình thức Đối chiếu từ vựng – Bình diện cấu tạo hình thức 1. Đối chiếu cấu tạo hình vị của từ - Các loại hình vị cấu tạo từ. Hình vị cấu tạo từ được chia thành hai loại: căn tố và phụ tố. - Căn tố: là hình vị cơ bản, là yếu tố cấu trúc chính của từ. Căn tố là bộ phận có thể tách khỏi từ để hoạt động độc lập, vì đây thường là những từ gốc. Ví dụ: time-less. - Phụ tố: là những hình vị được ghép với căn tố để tạo ra từ mới hoặc để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. Trong các ngôn ngữ biến hình, người ta phân biệt hình vị từ vựng- ngữ pháp (hoặc hình vị từ vựng) và hình vị ngữ pháp, nhưng trong các ngôn ngữ không biến hình, chỉ có hình vị từ vựng-ngữ pháp mà không có ý nghĩa ngữ pháp theo cách hiểu của ngôn ngữ học châu Âu. Các phụ tố trong các ngôn ngữ thường được chia thành: *Tiền tố: là phụ tố hình vị đứng trước căn tố. Ví dụ: in-famous (t. Anh). * Hậu tố: là hình vị đứng sau căn tố. Ví dụ: happi-ness (t. Anh). * Trung tố: là hình vị được đặt xem vào giữa căn tố. Ví dụ: l-b-eun (= tốc độ)) được tạo ra từ leun (= nhanh) (t. Khơme). * Liên tố : là hình vị dùng để nối các căn tố với nhau, ví dụ: speed-o-meter trong tiếng Anh hay zieml-e-kop (t. Nga). * Bao tố: còn gọi là hình vị không liên tục. Đây là những hình vị bao quanh căn tố cả về phía đầu lẫn phía cuối. Loại hình vị này xuất hiện chủ yếu ở một số ngôn ngữ của thổ dân châu Mĩ, nhưng thời gian gần đây có một số nhà nghiên cứu cho rằng bao tố được sử dụng rộng rãi hơn ở nhiều ngôn ngữ khác. Ví dụ: roz-płakać-się (= khóc òa) (t. Ba Lan). * biến tố: là những hình vị thường đứng sau căn tố và phụ tố để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp như: giống, số, cách, ngôi… Ví dụ: rek-a (t. Nga). 2. Những sự khác biệt về cấu tạo hình vị của từ trong các ngôn ngữ - Các ngôn ngữ có sự khác biệt về cách sử dụng các phụ tố cấu tạo từ. Ví dụ: Các ngôn ngữ biến hình dùng các phụ tố để tạo từ mới nhưng tiếng Việt thường dùng cách ghép từ để tạo từ mới. - Các ngôn ngữ biến hình có hiện tượng biến đổi ngữ âm của các hình vị cấu tạo từ, và do đó có khái niệm tha hình vị (alomorfem). Trong các ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt, khái niệm tha hình vị chỉ dùng cho những hình vị có cùng hình thức ngữ âm, có ý nghĩa khác nhau nhưng liên quan với nhau. Ví dụ: hình vị nhà trong: nhà máy và nhà chính trị; đánh trong: đánh bạn và đánh ghen. - Vị trí của các phụ tố trong các ngôn ngữ có thể rất khác nhau. Ví dụ: t. Việt: tính ích kỉ/ t. Anh: selfishness - Trong các ngôn ngữ, các hình vị có thể khác nhau về mức độ sản sinh: tính sản sinh của các hình vị ở ngôn ngữ này cao nhưng ở ngôn ngữ kia lại thấp. Ví dụ: Hình vị ‘máy’ để tạo các danh từ trong tiếng Việt có tính sản sinh rất cao: máy nổ, máy gặt, máy tiện…, nhưng trong nhiều ngôn ngữ hình vị tương đương đều có khả năng sản sinh ít hơn tiếng Việt. - Các ngôn ngữ còn khác nhau về các phương thức cấu tạo từ. Sự khác nhau thường thể hiện ở hai mặt: * Số lượng các phương thức, ví dụ: Trong tiếng Việt có phương thức láy để tạo từ mới nhưng một số ngôn ngữ không dùng phương thức này; * Mức độ ưa chuộng các phương thức cấu tạo từ, ví dụ: tiếng Việt ưa chuộng phương thức ghép và phương thức láy, còn các ngôn ngữ Ấn-Âu thì ưa chuộng phương thức phụ gia và phương thức ghép.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
ngôn ngữ học vai trò của ngôn ngữ ngôn ngữ và sự chắc chắn ngôn ngữ và nhận thức tri thức và ngôn ngữGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề cương môn: Dẫn luận ngôn ngữ học - PGS.TS Vũ Đức Nghiệu
11 trang 591 2 0 -
Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ: Phần 2 - Nguyễn Thiện Giáp
56 trang 171 0 0 -
Hiện tượng chuyển loại giữa các thực từ trong tiếng Việt và tiếng Anh
17 trang 165 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
201 trang 156 0 0 -
Nghiên cứu ngôn ngữ học: Phần 2
114 trang 110 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm lời chúc của người Việt
28 trang 92 0 0 -
Phiên âm tên nước ngoài – xem vài biển đường ở Hà Nội
9 trang 90 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Xưng hô trong văn bản hành chính tiếng Việt
27 trang 80 0 0 -
7 trang 76 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm lời chúc của người Việt
195 trang 69 1 0