Tại lầu chót của một khách sạn kiến trúc kiểu Staline, nằm trên một đại lộ ở Matxcơva, hội chợ audio đầu tiên được British Council tổ chức để quảng bá văn hóa nước Anh, sắp bước vào giai đoạn bế mạc. Lúc 17 giờ rưỡi. Hôm ấy là một ngày mùa hè, thời tiết thay đổi một cách kỳ cục: suốt buổi sáng, những trận mưa rào lớn đã đổ xuống thành phố, nhưng bây giờ ánh mặt trời lấp lánh trong các vũng nước và hơi nước nhè nhẹ bốc lên từ các lề đường. Khách bộ hành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đợi ChờĐợi Chờ John Le Carré Đợi Chờ Tác giả: John Le Carré Thể loại: Tiểu Thuyết Website: http://motsach.info Date: 19-October-2012Trang 1/200 http://motsach.infoĐợi Chờ John Le Carré Chương 1 -Tại lầu chót của một khách sạn kiến trúc kiểu Staline, nằm trên một đại lộ ở Matxcơva, hội chợaudio đầu tiên được British Council tổ chức để quảng bá văn hóa nước Anh, sắp bước vào giaiđoạn bế mạc. Lúc 17 giờ rưỡi. Hôm ấy là một ngày mùa hè, thời tiết thay đổi một cách kỳ cục:suốt buổi sáng, những trận mưa rào lớn đã đổ xuống thành phố, nhưng bây giờ ánh mặt trời lấplánh trong các vũng nước và hơi nước nhè nhẹ bốc lên từ các lề đường. Khách bộ hành trẻ tuổimặc quần jean và mang giày thể thao, trong khi những người lớn tuổi hơn thì thu mình trongnhững bộ đồ ấm.Gian phòng do British Council thuê, giá không lấy gì làm đắt, và cũng không thấy thích hợp đốivới cuộc triển lãm này. Các gian hàng của các nhà trưng bày sản phẩm tập trung trong phầntầng lầu được xây nhô ra ngoài, trông như các phòng của một ngôi đền, nơi người ta mưu môsắp đặt những điều bí mật.Dù sao thì hội trợ triển lãm cũng đã được tổ chức. Dân Matxcơva, những người có giấy mời, đãđến dự. Họ đến dự có thể vì phép lịch sự, vì tò mò, hoặc vì để được nói chuyện với người nướcngoài, hay đơn giản chỉ để là có đến dự. Tối hôm ấy, ngày thứ năm và cũng là ngày chót, có tổchức một bữa tiệc lớn, chia tay giữa các nhà có sản phẩm trưng bày với các khách mời. Một sốcán bộ của cơ quan văn hóa Liên Xô đang đứng tập trung dưới chùm đèn treo bằng pha lê: cácbà đầu tóc chải một cách cầu kỳ, mặc áo dài vải hoa, các ông mặc complê sang trọng cắt maytheo kiểu Pháp. Duy chỉ có các vị khách người Anh của họ là mặc những bộ complê xám bìnhthường. Tiếng chuyện trò mỗi lúc một râm ran, trong lúc các nữ tiếp viên mặc tạp dề mời cácquan khách dùng bánh xăng-uých và rượu vang trắng hâm nóng. Một nhà ngoại giao Anh cấpcao nhưng không phải là đại sứ, bắt tay các cán bộ quan trọng hơn hết, miệng luôn luôn nói:“Rất hân hạnh”.Chỉ còn một mình Niki Landau không tham dự bữa tiệc. Cúi xuống trên chiếc bàn trong gianhàng trống trải của mình, anh ta cộng sổ các đơn đặt hàng và kiểm tra các chi phí, vì phươngchâm của anh là không bao giờ đi vui chơi trước khi hoàn tất công việc.Liếc mắt, anh ta chợt thấy loáng thoáng hình bóng một phụ nữ người Nga bận áo dài xanh và vẻbồn chồn. Vẫn cặm cụi làm việc, anh ta nghĩ: “Chỉ thêm phiền phức về sau. Nên tránh thì hơn”.Mặc dù là người thích ăn chơi tiệc tùng, nhưng không khí hôm nay đã không hấp dẫn Landau.Trước hết anh ghét các nhà chức trách người Anh kể từ khi bố anh bị cưỡng bức phải trở về BaLan. Sau này Landau có nói với tôi rằng người Anh nói chung là những người đáng được tônkính. Bản thân Landau cũng đã nhập quốc tịch Anh và anh đã tỏ ra không thể lay chuyển đượcsự tôn kính ấy, nhưng anh ta xếp riêng đám người ở bộ Ngoại giao ra. Các người này càng tỏ rata đây, làm điệu làm bộ, hay nhướng chân mày lên một cách ngu ngốc, Landau càng ghét họthêm khi nghĩ đến bố mình. Vả lại, nếu việc này chỉ quan hệ đến một mình Landau thôi, thì anhđã không bao giờ đến tham dự hội chợ audio này, và đã ở lại Brighton trong tổ ấm với Lydia, côbạn gái nhỏ nhắn, xinh đẹp và ngoan ngoãn của mình.Landau đã khuyên các đồng nghiệp trong công ty: “Tốt hơn là chúng ta nên dành nỗ lực đểTrang 2/200 http://motsach.infoĐợi Chờ John Le Carrétham dự hội trợ triển lãm sách tại Matxcơva vào tháng Chín tới. Này Bernard, anh thấy đó,người Nga thích sách, còn thị trường audio làm cho họ sợ, và họ chưa sẵn sàng để tiếp nhận.Nếu dấn thân vào hội chợ sách, chúng ta sẽ thành công lớn. Nếu lăn vào hội chợ audio, chắcchắn sẽ thất bại”.Nhưng các đồng nghiệp của Landau còn trẻ và khá giàu, họ không tin là sẽ thất bại***Tối hôm ấy, khi thoáng thấy thiếu phụ áo xanh người Nga, Landau đã không muốn để ý đến côta. Anh nôn nóng đáp máy bay trở về Luân Đôn ngay ngày hôm sau. Và nếu người thiếu phụNga áo xanh ấy vẫn kiên trì lôi kéo sự chú ý của anh trong lúc anh bận kết thúc sổ sách kế toán,thì chắc chắn anh sẽ nói với cô ta một điều gì đó bằng tiếng Nga mà cả hai sẽ hối hận suốt đời.Cô ta mang nơi cổ tay một cái túi lưới bằng chất dẻo, thường dùng để đựng đồ khi đi mua sắm.Cô ta đến đứng cạnh bàn nơi Landau đang làm việc, thở dài tỏ vẻ nôn nóng và lên tiếng hỏi:- Xin ông thứ lỗi. Ông có phải là người Nhà xuất bản Abercrombie and Blair không?- Không phải ở đây, người đẹp ạ - Landau trả lời mà không ngước lên nhìnVì cô ta nói tiếng Anh, nên Landau cũng trả lời bằng tiếng Anh, theo thói quen.- Ông có phải là ông Barley không?- Không, không phải là Barley mà là Landau.- Nhưng đây là gian hàng của ông Barley.- Không, không phải là gian hàng của Barley. Mà là gian hàng của tôi. Gian hàng Abercrombieand Blair ở kế bên.Vẫn không ngước mắt lên nhìn người đối thoại, Landau đưa cây bút chì lên lắc lắc chỉ về phíamột gian hàng trống ở bên trái, nơi có một tấm panô màu xanh lục ghi bảng hiệu “Nhà xuất bảnAbercrombie and Blair” bằng chữ vàng.- Nhưng gian hàng ấy bỏ trống – Thiếu phụ phàn nàn – Chẳng có ai trong đó cả. Ngày hôm quacũng bỏ trống như thế.- Đúng. Hoan hô! – Landau nói cụt lủn, tỏ vẻ không muốn bị quấy rầy thêm nữa.Và anh ta lại cặm cụi làm việc, chờ cho cái bóng hình áo xanh biến đi. Anh ta biết mình đã tỏ rathô lỗ, nhưng sự kiên trì của người thiếu phụ Nga đã làm cho anh càng thô lỗ hơn.Cô ta không bỏ đi. Cô hỏi:- Nhưng ông Scott Blair ở đâu? Cái ông mà người ta gọi là ông Blair ấy ở đâu? Tôi cần gặp ôngấy. Có việc rất khẩn ...