Ngày 6 tháng 10 năm 1898 ở Sài Gòn có buổi trình diễn " chò chớp bóng" (theo cách gọi vào thủa ấy) trước các quan lại thống trị người " mẫu quốc" Pháp và những quan chức bậc cao người xứ thuộc địa. Sự kiện ấy diễn ra chỉ chưa đầy ba năm kể từ sau buổi chiếu phim đầu tiên trên thế giới, do anh em nhà phát minh Luy-mi-e thực hiện (28-12-1895) tại Pari thủ đô nước Pháp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đồi Cọ, cái nôi của điện ảnh cách mạng Việt Nam
Đồi Cọ, cái nôi của điện ảnh cách mạng
Việt Nam
Ngày 6 tháng 10 năm 1898 ở Sài Gòn có buổi trình diễn chò chớp bóng (theo cách gọi vào
thủa ấy) trước các quan lại thống trị người mẫu quốc Pháp và những quan chức bậc cao
người xứ thuộc địa. Sự kiện ấy diễn ra chỉ chưa đầy ba năm kể từ sau buổi chiếu phim đầu tiên
trên thế giới, do anh em nhà phát minh Luy-mi-e thực hiện (28-12-1895) tại Pari thủ đô nước
Pháp.
Từ ấy đến tháng 8/1945 Việt Nam là thị trường tiêu thụ của điện ảnh Pháp, do Công ty phim và
Chiếu bóng Ðông Dương (Socie’te’ Indochine Films et Cine’ma) – ra đời ngày 19/9/1923, và công
ty Chiếu bóng Ðông Dương (Socie’te’ des Cine’ – The’âtres d’Indo chine) - ra đời năm 1930, độc
quyền khai thác phim Pháp và phim các nước Mỹ, Anh, Italia....Là xứ thuộc địa, dưới ách thống
trị hà khắc của thực dân Pháp, Việt Nam không có một nền điện ảnh của riêng mình. Mọi cố
gắng của một số điện ảnh gia tiên phong người Việt Nam trong hai thập kỷ 20 và 30, bằng việc
sản xuất phim, nhằm thúc đẩy sự hình thành nền điện ảnh bản xứ đều bị giới thống trị thuộc
địa bóp chết từ trong trứng.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), cùng với sự đẩy mạnh khai thác tài nguyên
của thuộc địa để khôi phục kinh tế ở chính quốc, giới tư sản Pháp kinh doanh phim chiếu bóng
cũng nhanh chóng mở nhiều rạp chiếu bóng ở Việt Nam. Ðến năm 1927 trên toàn cõi Việt Nam
đã có 33 rạp chiếu bóng (Nam Kỳ - 16, Trung Kỳ - 7, Bắc Kỳ - 10). Những năm sau đó số lượng
rạp chiếu bóng tiếp tục tăng thêm. Một số Hoa Kiều Và ấn Kiều cũng mở rạp chiếu bóng, nhưng
đều bị các công ty kinh doanh phim do người Pháp làm chủ cạnh tranh, thao túng.
Khi chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945) nổ ra, với việc quân đội phát xít Nhật Bản xâm
nhập chiếm đóng Ðông Dương (22-9-1940), sự kinh doanh phim chiếu bóng ở Việt Nam giảm
sút, hoạt động cầm chừng. Do nguồn phim từ Pháp sang hầu như bị cắt đứt. Bởi nền công
nghiệp điện ảnh Pháp bị đình trệ. Vì nước Pháp dồn tài lực cho chiến tranh, lại trong bối cảnh
một bộ phận lớn lãnh thổ Pháp bị phát xít Ðức chiếm đóng. Còn phát xít Nhật Bản thì mải tiến
hành chiến tranh, mở rộng lãnh thỗ chiếm đóng, tranh giành thuộc địa châu Mỹ, Anh, Pháp, Hà
Lan..., chưa nghĩ đến việc kinh doanh phim chiếu bóng ở Việt Nam. Tuy vậy, phát xít Nhật Bản
cũng không bỏ lỡ cơ hội dùng chiếu bóng phục vụ cho mục đích chính trị, quân sự của chúng.
Những xe chiếu bóng lưu động của chúng thường đến chiếu ở Hà Nội, Sài Gòn và những thành
phố, thị xã lớn, với những phim chính trị lừa bịp Ðông Á của người Ðông Á,Ðoàn kết đại Ðông
Á, và những phim về võ sĩ đạo, về sức mạnh của quân đội thiên hoàng.....
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời. Chính
quyền Cách mạng ở thời kỳ lịch sử Ngàn cân treo sợi tóc: quân Anh - Ấn vào miền Nam giải
pháp quân Nhật ra mặt giúp Pháp trở lại xâm lược Việt Nam; quân Trung Hoa dân quốc của
Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc giải pháp quân Nhật ra mặt giúp các Ðảng phái phản động
Việt Nam Quốc dân Ðảng, Việt Nam cách mạng đồng minh hòng cướp chính quyền, tiêu diệt
chính quyền cách mạng non trẻ; quân Pháp gây hấn; hâụ quả nặng nề của nạn đói Ất Dậu
1945... Song, từ những năm tháng đầu tiên hoạt động của mình, chính quyền Cách mạng trong
muôn vàn công việc đầy khó khăn, bề bộn đã sớm quan tâm đến điện ảnh với những việc làm
cụ thể và thiết thực như:
- Cho phép các rạp chiếu bóng được tiếp tục hoạt động, để chiếu phim cho nhân dân xem.
- Tại lệnh số 18/SL ngày 31/1/1946 về việc lưu chuyển văn hoá phẩm, có qui định phải nộp cho
Nhà nước cả phim chiếu bóng (được hiểu là phim điện ảnh).
- Có điện ảnh là thành viên của bộ phận Vô tuyến điện - điện ảnh - nhiếp ảnh trong Bộ Thông
tin Tuyên truyền của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - ra mắt quốc dân
đồng bào ngày 28/8/1945.
Khi Nha Tổng Giám đốc Thông tin, Tuyên truyền được thành lập - ngày 13/5/1946 (đến ngày
27/11/1946 đổi tên là Nha Thông Tin), Nhiếp ảnh và Ðiện ảnh là một tổ thuộc phòng 5. Tổ này
do anh Phan Nghiêm phụ trách.
- Lập ra Ðội chiếu bóng lưu động đầu tiên (gồm Chánh văn phòng Nha Thông tin, tuyên truyền
Trần Kim Xuyến và các anh Phan Nghiêm, Hoàng Thái, Phạm Ðình Măng....), di chuyển từng
chặng bằng tàu hoả từ Bắc vào Nam - cuối mùa Thu sang đầu mùa Ðông năm 1946, chiếu các
phim phóng sự cỡ 16mm Hồ chủ tịch thăm nước Cộng hòa Pháp, Phái đoàn Chính phủ Việt
Nam dân Chủ cộng hòa tại hội nghị Phông-ten-nơ-blô, Sinh hoạt của 25.000 Việt Kiều Pháp
(do nhóm Việt kiều yêu nước mang tên Sao Vàng của hoạ sĩ Mai Trung Thứ thực hiện). Sau một
tuần lễ chiếu ở Hà Nội, Ðội chiếu bóng lưu động lần lượt chiếu tại Thanh Hoá, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Ðà Nẵng, Hội An, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Do giặc Pháp đã tấn
công vào Tuy Hoà (Phú Yên), Ðội chiếu bóng lưu động không thể đi tiếp vào Nam Bộ, phải quay
trở ra Hà Nội, ngược theo quốc lộ số I lên chiếu tại thị xã Lạng Sơn. Tại đây, vì quân Pháp gây
...