Danh mục

Đôi điều rút ra từ hoạt động của hệ thống đài cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 171.06 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

So với đài Trung ương và đài tỉnh, hệ thống đài cơ sở có ưu thế là thông tin sát thực, trực tiếp, cụ thể đến cuộc sống của cư dân trong địa bàn. Không chỉ là tiếng nói của chính quyền, đài cơ sở còn là diễn đàn của nhân dân địa phương, là tai mắt của chính quyền, là tiếng nói của tập thể nhân dân với Đảng, Nhà nước và với chính quyền cơ sở.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đôi điều rút ra từ hoạt động của hệ thống đài cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh Đôi điều rút ra từ hoạt động của hệ thống đài cơ sở ở thành phố Hồ Chí MinhSo với đài Trung ương và đài tỉnh, hệ thống đài cơ sở có ưu thế là thông tinsát thực, trực tiếp, cụ thể đến cuộc sống của cư dân trong địa bàn. Không chỉlà tiếng nói của chính quyền, đài cơ sở còn là diễn đàn của nhân dân địaphương, là tai mắt của chính quyền, là tiếng nói của tập thể nhân dân vớiĐảng, Nhà nước và với chính quyền cơ sở.1. Trong những năm gần đây, ở nước ta đã xuất hiện những ý kiến thể hiệnsự hoài nghi về tính hiệu quả của hệ thống các đài cấp cơ sở (các đài cấphuyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh và các đài cấp xã, phường, thôn bản…).Đây đó trên báo chí đã có những ý kiến đề nghị xóa bỏ sự tồn tại của hệ thống cácđài xã, phường. Có người đã nêu ra tới “mười lý do cần thiết” để yêu cầu cần phảinhanh chóng dẹp bỏ đài phường. Có bài viết dẫn ý kiến của nhà báo nước ngoàinhận xét một cách giễu cợt, coi hệ thống loa truyền thanh l à “dấu vết còn lại củakiểu thông tin tuyên truyền thời chiến tranh”. Một số người khác cũng viện các lýdo về kinh tế, về ô nhiễm tiếng ồn, về chất lượng cuộc sống… để yêu cầu cần phảinhanh chóng “xóa bỏ các đài xã, phường” v.v.Trong thực tế, hoạt động của nhiều đài cơ sở - nhất là của các đài phường trongcác thành phố, các khu đô thị lớn thường gặp khó khăn sự phản ứng tiêu cực củangười dân địa phương. Vậy, trong bối cảnh bùng nổ thông tin và các phương tiệntruyền thông đại chúng như hiện nay, liệu hệ thống đài cơ sở còn có thể phát huytác dụng nữa hay không?Để có thể trả lời câu hỏi này, cần phải có một cuộc điều tra lớn, toàn diện trênphạm vi cả nước. Trong khuôn khổ bài viết này, xin được phác thảo đôi nét vềhoạt động của hệ thống truyền thanh cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM)hiện nay.2. Ngay sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước(30/04/1975), các cấp lãnh đạo ở TPHCM đã rất quan tâm đến việc phát triểnhệ thống phát thanh, truyền thanh trên địa bàn thành phố.Giai đoạn này, do diện tích sản xuất nông nghiệp vẫn còn khá lớn, đời sống nhândân còn nhiều khó khăn, báo in và truyền hình chưa phát triển nên phát thanh đượcchú trọng đầu tư. Toàn bộ 18/18 huyện, quận trên địa bàn TPHCM đều có đàitruyền thanh cấp huyện, quận và tất cả đều có mạng lưới đài xã, phường là trạmtruyền thanh qua hệ thống loa dây.Hoạt động của hệ thống đài truyền thanh cấp huyện, quận, xã, phường giai đoạnnày chủ yếu là phát lại nội dung các chương trình Thời sự của Đài Tiếng nói Nhândân TPHCM. Ngoài ra, hệ thống này còn tham gia tuyên truyền, cổ động trong cácthời điểm diễn ra các sự kiện chính trị lớn như ngày bầu cử, ngày hội tòng quânv.v. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật khi đó chủ yếu là máy truyền thanh và hệ thống dây -loa do Xí nghiệp truyền thanh thuộc Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM xây dựng.Kinh phí hoạt động do Ủy ban nhân dân thành phố cấp thông qua Đài tiếng nóiNhân dân TPHCM theo kế hoạch từng năm. Các trạm truyền thanh được đặt dướisự quản lý của các Phòng Văn hóa - Thông tin, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấphuyện quận. Đội ngũ nhân viên các Đài cơ sở do cấp huyện, quận quản lý...Từ sau năm 1986, tình hình kinh tế chính trị xã hội ở TPHCM có những thay đổiđáng kể: tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh, đất nông nghiệp thu hẹp dần,đời sống nhân dân được nâng cao. Bên cạnh đó, báo in và truyền hình bắt đầu pháttriển mạnh mẽ. Thực tiễn đó buộc phát thanh, truyền thanh c ơ sở phải có nhữngđổi mới kịp thời để thích ứng và tồn tại.Do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, báo in và báo hình có những bước đột phá,nhu cầu được thông tin của người dân đã được đáp ứng từ nhiều nguồn nên hệthống truyền thanh cơ sở ở khu vực nội thị TPHCM bắt đầu bộc lộ những hạn chếvà bị đào thải. Các đài truyền thanh quận (và hệ thống loa ở các phường trựcthuộc) dần dần biến mất. Đài cơ sở chủ yếu chỉ còn tồn tại ở khu vực ngoại thành.Trong một đề tài nghiên cứu từ năm 2009 về “Hiện trạng phát thanh ở TPHCM”,các tác giả Bùi Thị Hồng Vân và Lê Ngọc Hường đã cho biết: trước 1997, ởTPHCM có 6 đài truyền thanh cấp huyện là các đài Củ Chi, Hóc Môn, BìnhChánh, Nhà Bè, Cần Giờ, Thủ Đức. Tuy nhiên, từ ngày 01/04/1997, do TPHCMtiếp tục tách quận theo tiến trình đô thị hóa (huyện Thủ Đức tách thành 3 quận làThủ Đức, quận 2 và quận 9; huyện Nhà Bè tách thành quận 7 và huyện Nhà Bè;huyện Bình Chánh tách thành quận Tân Bình và huyện Bình Chánh; huyện HócMôn tách thành quận 12 và huyện Hóc Môn) nên hệ thống đài cơ sở bị co hẹp. Ởcác quận ven thành phố, quận mới thành lập chỉ còn một vài trạm truyền thanhphường tiếp tục hoạt động, hàng ngày tiếp âm chương trình thời sự của Đài Tiếngnói nhân dân TPHCM và Đài Tiếng nói Việt Nam, phục vụ nhân dân trong khuvực qua hệ thống cụm loa không dây.Đến nay, tại 24 quận, huyện của TPHCM chỉ còn lại 5 huyện là Củ Chi, Hóc Môn,Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ là còn hệ thống đài cơ sở ( ...

Tài liệu được xem nhiều: