1. Lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người có một quan niệm dường như đã được “mặc định” là: công tác đào tạo báo chí ở nước ta thực chất chỉ là hình thức, không hiệu quả, không gắn với thực tiễn. Đã có không ít những ý kiến dưới dạng những “phán quyết: việc đào tạo đại học báo chí trong các nhà trường đang thực sự “có vấn đề”:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đôi điều về đào tạo báo chí ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền Đôi điều về đào tạo báo chí ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền1. Lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người có một quan niệm dường như đã được“mặc định” là: công tác đào tạo báo chí ở nước ta thực chất chỉ là hình thức, khônghiệu quả, không gắn với thực tiễn. Đã có không ít những ý kiến dưới dạng những“phán quyết: việc đào tạo đại học báo chí trong các nhà trường đang thực sự “cóvấn đề”: “Quy trình đạo tạo quá nặng về lý thuyết; giáo trình cũ kỹ, lạc hậu; giảngviên không có nghề báo, thậm chí có người còn không biết viết báo; sinh viên tốtnghiệp ra trường chỉ có khoảng 15 – 20% làm việc được, còn hầu như không thểthích ứng với nghề báo” v.v.Cũng đề cập đến vấn đề này, cách đây chưa lâu, một bài báo trên mạng đã mở đầunhư thế này: “Giáo trình cũ kỹ. Phương pháp đào tạo không gắn liền với thực tiễnđời sống. Có cả những giáo viên giảng dạy chuyên ngành báo chí nhưng không(hay không viết nổi) một cái tin theo đúng nghĩa?… Hậu quả là sinh viên ratrường mơ hồ, non nớt về nghề nghiệp nên rất khó kiếm việc làm. Không ít Tổngbiên tập tuyên bố thẳng thừng là không muốn nhận sinh viên tốt nghiệp tại các lòđào tạo chuyên ngành báo chí”. Thậm chí, còn có ý kiến cho rằng: “Bốn khoa báochí tại các trường đại học thì đang trong một cuộc khủng hoảng hình ảnh vì sảnxuất ra quá nhiều cử nhân báo chí và quá ít nhà báo (như nhà báo Đinh Phongtừng nói). Các lớp học ở Hội Nhà báo hiếm hoi. Một số dự án n ước ngoài nhưSIDA có đem lại hiệu quả nhưng cũng chỉ như muối bỏ biển”.Cũng cần phải nói ngay rằng những ý kiến nêu trên không phải không ít nhiều cócơ sở thực tiễn. Tuy nhiên, để có thể có những đánh giá, nhận xét xác đáng về thựctrạng của công tác đào tạo, bồi dưỡng báo chí ở nước ta hiện nay, có lẽ cần phải cósự tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng trên nhiều phương diện như: chương trình, giáotrình, phương thức, quy trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy,đối tượng học v.v. Nói cách khác, cần phải hiểu đầy đủ và hiểu đúng thì mới có cơsở thực tiễn cho việc trao đổi, bàn luận.Trong bài viết nhỏ này, chúng tôi không có ý định trao đổi, tranh luận mà chỉ nêulên thực tế của phương thức đào tạo báo chí đã được thực hiện từ nhiều năm quatại Học viện Báo chí và Tuyên truyền để các nhà nghiên cứu và đồng nghiệp cùngtham khảo.2. Trước hết, xin bắt đầu từ việc nhìn nhận một cách khái quát về thực trạng côngtác đào tạo, bồi dưỡng báo chí ở nước ta. Sau nhiều lần thay đổi, cải tiến chươngtrình và phương pháp dạy và học, ở nước ta hiện đang có những phương thức đàotạo, bồi dưỡng báo chí sau đây:Thứ nhất là cách đào tạo theo phương thức truyền thống. Theo đó, trước hết ngườihọc phải học lý thuyết. Phần này có thể có thời lượng lớn trong toàn khóa học.Phần thực hành được thể hiện tập trung trong các đợt kiến tập cuối năm học và chủyếu nhất là trong đợt thực tập cuối khóa (kết hợp với việc làm khóa luận hoặc ônthi tốt nghiệp). Có thể thấy hầu hết chương trình của các cơ sở đào tạo báo chí bậcđại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay đều theo phương thức này. Cũng do có thờilượng lý thuyết lớn nên có thể gọi đây là phương thức đào tạo chú trọng trang bịlý thuyết.Thứ hai là phương thức tiếp thu được từ các chuyên gia nước ngoài đã đến nước tađể giảng dạy, trao đổi nghiệp vụ hoặc tham gia các hội thảo khoa học về đ ào tạobáo chí. So với phương thức thứ nhất, phương thức này chú trọng rèn luyện về cáckỹ năng thực hành.Trong các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (thường là ngắn hạn) ở nướcta do các chuyên gia nước ngoài trực tiếp giảng dạy, phần thực hành rất được chútrọng. Ở đó, sau phần khai giảng được tiến hành rất ngắn gọn, giảng viên chỉ dànhmột ít thời gian để thày trò làm quen với nhau. Tiếp đó là một số nội dung lýthuyết được giới thiệu sơ lược. Tất cả những nội dung trên chỉ diễn ra trongkhoảng một buổi hoặc nhiều lắm cũng chỉ là trong ngày đầu tiên của khóa học.Sau đó, học viên đăng ký đề tài cho các tác phẩm báo chí (hoặc chương trình phátthanh, truyền hình) sẽ thực hiện để giảng viên góp ý. Hầu hết thời gian còn lại củakhóa học chủ yếu là dành cho học viên đi thực tế sáng tạo tác phẩm, xây dựngchương trình và đem sản phẩm về cho giảng viên sửa chữa, nhận xét, góp ý...Một số lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí ngắn hạn do các trung tâm bồi dưỡng báochí của các Hội nhà báo Trung ương và địa phương hoặc của các cơ quan báo chítự tổ chức hầu hết được thực hiện theo phương thức này. Trong đó, các giảng viên(thường là các nhà báo được mời đến giảng dạy) chỉ tập trung cho kỹ năng thựchành chứ hầu như không quan tâm nhiều đến lý thuyết.Có thể thấy cả hai phương thức nêu trên đều có những ưu điểm, hạn chế riêng vàchỉ phù hợp với những đối tượng học viên cụ thể. Phương thức thứ nhất nhìnchung là vẫn thích hợp với đối tượng là sinh viên trẻ được tuyển lựa qua các kỳ thiđại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phương thức thứ hai chỉ phát hu ...