Thông tin tài liệu:
Không biết từ lúc nào, năm lên mấy tuổi, Thảo đã biết mình là con nuôi của ba. Hồi nhỏ Thảo ốm yếu, bệnh tật liên miên. Bao nhiêu người hiếm muộn muốn xin con nuôi đều lắc đầu không nhận.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đợi Hoài Không Thấy Mưa NgâuĐợi Hoài Không Thấy Mưa Ngâu Sưu Tầm Đợi Hoài Không Thấy Mưa Ngâu Tác giả: Sưu Tầm Thể loại: Truyện Ngắn Website: http://motsach.info Date: 19-October-2012Không biết từ lúc nào, năm lên mấy tuổi, Thảo đã biết mình là con nuôi của ba. Hồi nhỏ Thảoốm yếu, bệnh tật liên miên. Bao nhiêu người hiếm muộn muốn xin con nuôi đều lắc đầu khôngnhận. Cô Hai và ba đã không chê Thảo, nhận lấy một chút hạnh phúc mỏng manh mà ngườikhác vứt bỏ! Cái danh từ trừu tượng không hình dạng, không màu sắc vẫn tồn tại giữa cuộc sốngđầy dẫy chông gai. Là đứa con sinh ra ngoài ý muốn trong một gia đình nông dân quá nghèokhổ, Thảo chỉ là một sinh vật biết khóc oe oe, nặng hơn hai kilôgam bị đem cho khi mở mắtchào đời chưa được ba ngày. Thảo được nhận về nhà khi vừa biết đi, biết nói bập bẹ vào mộtngày tháng bảy mưa ngâu gắn liền với mối tình bi thương và đẹp như một bài thơ. Bên ngoài trờimưa tầm tã, trong nhà Thảo khóc ngất từng cơn vì lạ cảnh lạ người. Cô Hai ẵm Thảo đứng bêncửa sổ trông ra màn mưa mờ mịt cố dỗ cho Thảo nín. Ba Thảo vụng về đi mắc võng, pha sữa.Rồi con bé ngủ lịm đi mòn mỏi với giọt sữa còn động trên môi, trời tháng bảy mưa liên miên, cỏlên thật mau. Trong vòng tay săn sóc thương yêu của người cha, đứa bé lớn thật nhanh, biếtnhận ra cỏ gà, cỏ lác... Mảnh đất đầy cỏ đó bây giờ ba đã đào ao thả cá, làm rẫy, chăn nuôi.Trúc không còn nữa sau lần bị ba đốn sạch, nhưng cỏ thì cứ phải nhổ và nhiệm vụ đó là củaThảo. Đứa bé ba tuổi đã bắt đầu cuộc đời mới trên mảnh đất nhỏ nhoi đầy cỏ ấy.Rồi cô Hai Thảo về Sài Gòn với gia đình của cô, bỏ lại hai cha con Thảo trong ngôi nhà khôngcó bàn tay người phụ nữ. Bên kia con đường hẹp, sau dãy nhà là biển và những cây mắm nhiềuvô kể. Thảo có thể nghe được tiếng sóng vỗ vào bờ trong những đêm thanh vắng. Ấy là conđường của những năm trước, còn bây giờ nhà đông đường hẹp, tiếng xe gắn máy nổ suốt ngàyđêm làm gì còn nghe được tiếng sóng vỗ mà háo hức chờ sáng. Ngày còn nhỏ, Thảo thường lénba theo bọn trẻ xuống mé biển chơi. Ba rất lo nên đi đâu thường gởi Thảo cho bác Ba Tam nhàbên cạnh. Bác Ba người miền bắc nhưng rất thích nói tiếng miền nam, nhất là những từ nói đớt.“Ăn cơm gồi!”. Rồi ông cười sặc sụa. Thuyên, con trai bác ba kể cho Thảo nghe về chuyện tìnhcủa bác với một cô gái miền Nam quê ở Thứ Mười Một trong thời chiến chống Mỹ. Trước khi đibộ đội, bác Ba cũng đã ngồi ở ghế đại học hai năm, cô này biết đọc biết viết, đánh giặc rất giỏivẫn thường “Bắt con cá gô bỏ trong gổ”. Không làm sao hiểu hết những lá thư mà khó khăn lắmtừ chiến trường bác mới gởi về được. Cuối cùng, chẳng hiểu vì sao họ chia tay nên Thuyênkhông phải là kết quả của mối tình lãng mạn đó. Nhưng bác ba vẫn còn giữ chiếc kẹp ba lá bằngnhôm dù đã rỉ sét. Nhất là sau ngày mẹ Thuyên qua đời, thỉnh thoảng bác lại đem chiếc kẹp ranhìn ngắm. Đôi lần Thuyên tự hỏi, chẳng biết cô gái nọ hay người đàn bà kia bây giờ có còn đủTrang 1/3 http://motsach.infoĐợi Hoài Không Thấy Mưa Ngâu Sưu Tầmtóc để kẹp chiếc kẹp này hay không? Tối tối, bác Ba cùng với ba Thảo tâm sự chuyện tình yêuthời trai trẻ. Cái chuyện mà với ba Thảo như một điều xa xỉ. Ông chỉ có Thảo thôi, Thảo là tàisản vô giá cho nên sau này ai muốn cưới con gái “rượu” của ông phải chịu ở rể và cam kếtkhông bao giờ hiếp đáp con gái ông, dù Thảo còi như con búp bê lại có chiếc mũi hếch hay hắthơi mỗi khi trở trời.“Ba!” “Cha mày!”. Mỗi khi đi đâu về Thảo rón rén đến sau lưng ba hù thật to. Nếu không “Chamày” thì đó hổng phải ba. Vậy mà bây giờ ba im lặng rồi từ từ quay sang nhìn Thảo với ánh mắtbuồn bã. Người đàn ông hơn năm mươi tuổi với những sợi tóc bạc lóm đóm ở trên đầu mà đôilần Thảo đã trêu: “Tóc ba muối nhiều hơn tiêu”. Người đàn ông chưa có một mảnh tình vắt vai,chưa một lần lập gia đình bị Thảo và mấy đứa bạn gọi là Đông – Gioăn. Người đàn ông có bàntay thương tật rúm ró như gương mặt người phụ nữ bị tạt a-xit chống lưỡi cuốc xuống đất rồi gụcđầu khóc. Những giọt nước mắt rơi xuống đôi bàn chân to bè dính đầy bùn đất.Sau chiến tranh, ông về từ chiến trường nào đó Thảo không rõ lắm. Dĩ nhiên ở đó có bom đạn,có chết chóc; có người đi không trở lại, có kẻ về không nguyên vẹn. Ba về, không còn nguyênvẹn. Ba Thảo vẫn sống với chính sách đãi ngộ thương binh của Nhà nước. Thượng đế làm ra lúagạo nhưng con người làm ra rượu. “Hạnh phúc đâu tự có”. Một chúc hạnh phúc tự ba tìm thấygiờ đây có người tới nhìn nhận. Tuy ông ta không có ý giành giựt nhưng sự xuất hiện đột ngộtnày khiến ba khó chịu và làm Thảo đau đớn. Đứa con gái yếu đuối trưởng thành trong trườnghọc và trong sự chăm sóc quá chu đ ...