Danh mục

Đổi mới cách tiếp cận và chiến lược tăng trưởng để giải quyết bất bình đẳng về thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 401.53 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bất bình đẳng trong tiến trình phát triển đang là chủ đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của Chính phủ nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Bài viết trình bày thực trạng bất bình đẳng về thu nhập ở Việt Nam; Cách tiếp cận và chiến lược tăng trưởng để giải quyết bất bình đẳng về thu nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới cách tiếp cận và chiến lược tăng trưởng để giải quyết bất bình đẳng về thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020 ĐỔI MỚI CÁCH TIẾP CẬN VÀ CHIẾN LƯỢCTĂNG TRƯỞNG ĐỂ GIẢI QUYẾT BẤT BÌNH ĐẲNG VỀ THU NHẬP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020 PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà PGS.TS. Lưu Bích Ngọc Trường Đại học Kinh tế Quốc dânTóm tắt Bất bình đẳng trong tiến trình phát triển đang là chủ đề hàng đầu trongchương trình nghị sự của Chính phủ nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Bấtbình đẳng liên quan chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế đồng thời là chỉ tiêu phảnánh thực trạng phát triển xã hội. Theo các nhà kinh tế, ở một góc độ, bất bìnhđẳng trong thu nhập ở một mức độ nhất định là động lực cho tăng trưởng, songbất bình đẳng có thể làm giảm tăng trưởng khi mà người thu nhập thấp chịunhiều vấn đề về sức khỏe dẫn đến năng suất lao động thấp; hoặc khi mà, ngườinghèo phải vật lộn chi trả các khoản đầu tư cho giáo dục. Việt Nam đã đạt mứctăng trưởng cao trong khi bất bình đẳng về thu nhập chỉ ở mức tăng “khiêm tốn”trong những năm qua. Tuy nhiên, “bức tranh” về chênh lệch phân phối thu nhậpđược thể hiện rõ nét trên tất cả các khía cạnh: chênh lệch giữa những người giàunhất và nghèo nhất, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị; chênh lệch giữa cácthành phố và vùng miền và chênh lệch thu nhập giữa các ngành kinh tế và chênhlệch thu nhập theo giới. Nguyên nhân của bất bình đẳng gắn với mô hình tăngtrưởng, sự khác biệt giữa các vùng miền, giữa các ngành, các khu vực, các nhómdân tộc. Để giải quyết căn bản tình trạng bất bình đẳng về thu nhập nói chung,cần phải đổi mới cách tiếp cận và xây dựng chiến lược tăng trưởng phù hợp hơncho Việt Nam. Từ khoá: Bất bình đẳng thu nhập, bất bình đẳng cơ hội, chiến lược tăngtrưởng, tiếp cận toàn diện 1851. Đặt vấn đề Bất bình đẳng là một trong những chủ đề hàng đầu trong chương trình nghịsự chính trị ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốctế (IMF) cho rằng trong các vấn đề gây ra bởi bất bình đẳng, các Chính phủ cầnquan tâm đặc biệt tới ảnh hưởng của nó đối với tăng trưởng kinh tế. Họ ước tínhrằng một điểm phần trăm tăng thêm trong phần thu nhập của nhóm 20% người cóthu nhập cao nhất sẽ kéo tăng trưởng giảm 0,08 điểm phần trăm trong 5 năm,trong khi phần tăng thêm trong thu nhập của nhóm 20% người có thu nhập thấpnhất lại thực sự thúc đẩy tăng trưởng. Cũng theo các nhà kinh tế, bất bình đẳng ở một mức độ nhất định là cầnthiết để thúc đẩy tăng trưởng. Nếu không có “củ cà rốt” là phần thưởng tài chínhlớn, tinh thần kinh doanh mạo hiểm và đổi mới, tăng trưởng sẽ chững lại. Vàonăm 1975, nhà kinh tế người Mỹ Arthur Okun lập luận rằng xã hội không thể cócả bình đẳng tuyệt đối và hiệu quả tuyệt đối, mà phải chọn lựa hy sinh bao nhiêuphần của cái này cho cái kia. Trong khi các nhà kinh tế vẫn tiếp tục giữ quan điểm đó, gia tăng gần đâycủa bất bình đẳng đã gợi ra một cái nhìn mới về chi phí kinh tế của nó. Bất bìnhđẳng có thể làm giảm tăng trưởng khi mà người thu nhập thấp chịu nhiều vấn đềvề sức khỏe dẫn đến năng suất lao động thấp; hoặc khi mà, như các bằng chứngcho thấy, người nghèo phải vật lộn chi trả các khoản đầu tư cho giáo dục1. Theo Ngân hàng Thế giới2 (NHTG, 2014), Việt Nam đã đạt mức tăngtrưởng cao trong khi bất bình đẳng về thu nhập chỉ ở mức tăng “khiêm tốn” trongthời gian qua. Từ năm 1993 đến 2012, theo NHTG, tại Việt Nam thu nhập bìnhquân của nhóm 40% có thu nhập thấp nhất tăng 9% mỗi năm. Đây là một trongcác tỷ lệ tăng cao nhất trên thế giới về thu nhập của nhóm 40% có thu nhập thấpnhất. Tuy nhiên, những quan ngại về bất bình đẳng vẫn phát sinh cho dù ViệtNam đạt thành tích về tăng trưởng đồng đều. Những quan ngại đó phần nào phảnánh sự khác biệt đáng kể về điều kiện kinh tế theo nhóm dân tộc và vùng miền.Bên cạnh đó là khoảng cách giữa những người rất giàu và phần đông người ViệtNam cũng như tình trạng bất bình đẳng đáng kể về cơ hội.1 The Economist (2015), How inequality affects growth, 15/06/2015.2 NHTG (2014), Các phát hiện chính của báo cáo Điểm lại: Trọng tâm đặc biệt về bất bình đẳng ởViệt Nam, 7/2014.186 Cụ thể, trong giai đoạn 2004-2010, khoảng cách chênh lệch giữa thu nhậptrung bình của 20% hộ khá giả nhất với 20% hộ nghèo nhất đã tăng từ 7 lần lên8,5 lần (do tốc độ tăng thu nhập trung bình hàng năm của nhóm khá giả nhất là9% trong khi tốc độ tăng thu nhập của nhóm nghèo nhất chỉ là 4%). Các nhómngười dân tộc thiểu số ngày càng bị tụt hậu trong quá trình tăng trưởng, dẫn đếnnghèo tại Việt Nam ngày càng tập trung trong các nhóm dân tộc thiểu số. Nếunhư năm 1998, người dân tộc thiểu số chiếm 29% trong tổng số người nghèo thìđến năm 2010 người dân tộc thiếu số chiếm đến 47% trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: